CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN TÍN DỤNG ƢU ĐÃI

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tín dụng ưu đãi tại ngân hàng chính sách xã hội tỉnh tuyên quang (Trang 29 - 34)

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN TÍN DỤNG ƯU ĐÃI

1.3. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN TÍN DỤNG ƢU ĐÃI

1.3.1. Nhân tố bên ngoài

Một là, thực trạng người vay vốn NHCSXH

Năng lực nhận thức, kinh nghiệm, năng lực quản lý, năng lực kinh doanh của khách hàng là nhân tố quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả sử dụng nguồn vốn tín dụng ưu đãi của NHCSXH. Đặc biệt đối với NHCSXH các đối tượng thụ hưởng là người trực tiếp sử dụng vốn trong hoạt động sản xuất kinh doanh nhằm cải thiện đời sống của chính gia đình mình. Hộ gia đình có kiến thức về tổ chức, sản xuất và khoa học kỹ thuật sẽ có phương thức làm ăn hợp lý tự nâng cao được thu nhập, thoát khỏi đói nghèo, hoàn trả được vốn vay cho ngân hàng, đảm bảo duy trì nguồn lực của Nhà nước về xóa đói giảm nghèo. Còn nếu thiếu những yếu tố trên thì đồng vốn khó phát huy hiệu quả, thậm chí còn mất vốn do thua lỗ khiến người nghèo đã nghèo lại càng nghèo thêm [27].

Hai là, chính sách cho vay hộ nghèo và các đối tượng chính sách tại Ngân hàng chính sách xã hội Nhà nước

Chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước, đây là nhân tố quan trọng vì Đảng và Nhà nước có những chủ trương chính sách đúng đắn, tạo ra một môi trường pháp lý hoàn thiện sẽ là nền tảng vững chắc hỗ trợ cho hoạt động quản lý và phân bổ nguồn vốn ưu đãi của NHCSXH ngày càng được mở rộng và hiệu quả.

Chương trình tín dụng đối với hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo được triển khai tại NHCSXH theo Nghị định số 78/2002/NĐ-CP ngày 4/10/2002 của

Chính phủ và các quyết định của Thủ tướng Chính phủ. Theo quy định tại Điều 19 Nghị định số 78/2002/NĐ-CP của Chính phủ: NHCSXH quy định quy trình và thủ tục cho vay đối với từng người vay bảo đảm đơn giản, rõ ràng, dễ thực hiện. Với phương thức ủy thác một số nội dung công việc trong quy trình nghiệp vụ tín dụng cho các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức giao dịch tại các điểm giao dịch đặt tại trụ sở UBND cấp xã, thành lập màng lưới Tổ Tiết kiệm và vay vốn tại các thôn, ấp đã giúp hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo và các đối tượng chính sách khác được vay vốn thuận lợi, nhanh chóng, tiết giảm chi phí giao dịch đi lại, thực hiện quy chế dân chủ, công khai và tăng cường sự giám sát của chính quyền địa phương, các tổ chức chính trị - xã hội và của toàn xã hội trong việc thực hiện tín dụng chính sách xã hội. Về hồ sơ thủ tục vay vốn đối với hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác đã được thực hiện theo quy định tại Nghị định số 78/2002/NĐ-CP theo hướng đơn giản, dễ hiểu, dễ thực hiện, phù hợp với trình độ của hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo và được công bố công khai trên Cổng Thông tin điện tử Chính phủ, Cổng thông tin NHCSXH và tại trụ sở UBND các xã, phường, thị trấn [28].

Ngày 22/2/2019, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam kiêm chủ tịch Hội đồng quản trị NHCSXH đã ban hành Quyết định số 12/QĐ-HĐQT nâng mức cho vay đối với hộ nghèo từ 50 lên tối đa 100 triệu đồng, kéo dài thời gian cho vay tối đa từ 60 tháng lên 120 tháng, mức cho vay này cũng áp dụng cho các đối tượng hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo, cho vay phát triển kinh tế - xã hội vùng dân tộc thiểu số, miền núi. Với những chính sách này sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho các hộ nghèo và đối tượng chính sách tiếp cận với nguồn vốn ưu đãi. Đồng thời, việc sử dụng vốn ưu đãi của NHCSXH đạt hiệu quả.

Ba là, điều kiện về kinh tế, xã hội trong nước

Khi nền kinh tế trong giai đoạn phát triển nhanh và ổn định thì mức sống của người dân sẽ đi lên, nhu cầu tiêu thụ hàng hóa càng mạnh. Nền kinh tế càng tạo ra nhiều của cải và tạo ra nhiều công ăn việc làm cho người dân thì tạo thêm nhiều cơ hội nghề nghiệp cho lao động trong nước. Cùng với sự đi lên của nền kinh tế thì yêu cầu về vốn cho sản xuất trong đó có các hộ nghèo càng lớn và cấp bách vì vậy NHCSXH cần phải đáp ứng đủ và kịp thời vốn cho các hoạt động sản xuất của hộ

nghèo và các đối tượng chính sách. Sự phát triển của nền kinh tế làm cho cơ hội thoát nghèo của các hộ nghèo lớn hơn vì vậy hiệu quả sử dụng tín dụng ưu đãi của NHCSXH sẽ được nâng cao.

Bốn là, điều kiện tự nhiên

Các điều kiện tự nhiên như: thiên tai, bão lụt, dịch bệnh cây trồng vật nuôi…

thường xảy ra trên diện rộng, gây thiệt hại lớn đối với các hộ gia đình sản xuất, nuôi trồng nhỏ lẻ, điều này sẽ ảnh hưởng tới khả năng trả nợ ngân hàng của khách hàng, ảnh hưởng tới việc sử dụng vốn của khách hàng. Ngược lại mưa thuận gió hòa, ít bão lũ, thiên tai, hạn hán, dịch bệnh… thì hoạt động sản xuất kinh doanh sẽ đem lại hiệu quả cao, khách hàng sử dụng vốn vay có hiệu quả.

1.3.2. Nhân tố bên trong

Một là, mô hình tổ chức mạng lưới, chiến lược hoạt động, quy trình vận hành của NHCSXH

Mô hình tổ chức mạng lưới, chiến lược hoạt động, quy trình vận hành của NHCSXH là những nhân tố thuộc về nội tại. Như ta đã biết đối tượng phục vụ chính của NHCSXH là người nghèo và các đối tượng chính sách, mà các hộ này chủ yếu nằm ở khu vực nông thôn, vùng sâu, vùng xa, vùng núi cao, hải đảo… cho nên hoạt động của NHCSXH phải được thiết lập sao cho phù hợp để tạo điều thuận lợi nhất để người dân tiếp cận được nguồn vốn tín dụng ưu đãi.

Hai là, mối quan hệ giữa NHCSXH với chính quyền địa phương

Đối tượng khách hàng sử dụng vốn tín dụng ưu đãi của NHCSXH không thể đảm bảo tính hiệu quả nếu như không xây dựng được mối quan hệ tốt đẹp và được sự hỗ trợ từ phía chính quyền địa phương các cấp. NHCSXH hoạt động theo cơ chế nắm bắt thông tin của từng người vay thông qua chính quyền địa phương. Vì thế, mặc dù là tự chịu trách nhiệm cho vay và quản lý các món vay nhưng chất lượng cho vay của NHCSXH phụ thuộc khá nhiều vào các tổ chức Hội nhận ủy thác và mối quan hệ với chính quyền địa phương. Có sự giúp đỡ của chính quyền địa phương, các tổ chức Hội nhận ủy thác thì nguồn vốn của ngân hàng mới dễ dàng đến được tận tay người nghèo và các đối tượng chính sách khác vì không ai nắm được tình hình đời sống kinh tế của người dân như chính quyền địa phương nơi họ

sinh sống.

Ba là, hoạt động ủy thác cho vay của tổ chức Hội, đoàn thể và chất lượng hoạt động của Tổ TK&VV

Nhiều nội dung công việc trong quy trình cho vay của NHCSXH được ủy thác cho các tổ chức Hội, đoàn thể và ủy nhiệm cho các Tổ TK&VV như bình xét, lựa chọn người vay, kiểm tra, đôn đốc người vay trong việc sử dụng vốn vay đúng mục đích, có hiệu quả, đôn đốc người vay trả lãi tiền vay và nợ gốc đúng thời hạn.

Vì vậy, chất lượng của hoạt động của các tổ TK&VV này ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả sử dụng vốn tín dụng ưu đãi của NHCSXH.

Bốn là, trình độ, năng lực, phẩm chất của cán bộ tín dụng và nhân viên ngân hàng Đối tượng phục vụ chính của NHCSXH là người nghèo và các đối tượng chính sách. Nhìn chung đây là những đối tượng về trình độ không cao và tâm lý rất tự ti cho nên tạo sự gần gũi giữa nhân viên ngân hàng và khách hàng là rất quan trọng, vì vậy người cán bộ ngân hàng CSXH phải thực sự tận tâm, nhiệt huyết thường xuyên quan tâm gần gũi thì mới thực sự trở thành người bạn thân thiết với họ; điều này sẽ giúp họ xóa đi mặc cảm tự ti, tạo sự gắn bó giữa khách hàng với ngân hàng và làm cho họ giữ chữ tín với ngân hàng.

Đồng thời, cán bộ NHCSXH là những người tác nghiệp trực tiếp và có quan hệ gần gũi nhất, sát sao địa bàn, với cán bộ các tổ chức CT-XH nhận ủy thác, Tổ TK&VV và hộ vay, việc có phát huy được hiệu quả đồng vốn tín dụng chính sách của Đảng và Nhà nước, có chuyển tải được đồng vốn tín dụng chính sách đến tay hộ nghèo và các đối tượng chính sách không là phụ thuộc vào trình độ chuyên môn, đạo đức, phẩm chất của cán bộ NHCSXH. Cán bộ là người trực tiếp thu thập, xử lý thông tin, chứng từ, hướng dẫn vay vốn và giám sát vốn vay; cán bộ có trình độ, có phẩm chất đạo đức thực hiện đúng quy trình cho vay, giảm thiểu nguy cơ thất thoát vốn của Ngân hàng, đảm bảo sử dụng vốn vay đúng mục đích và hiệu quả [25].

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1

Trong chương 1, với mục tiêu chủ yếu là hệ thống hoá cơ sở lý luận về hiệu quả sử dụng vốn tín dụng ưu đãi của NHCSXH, luận văn đã hoàn thành những nội

dung chính sau đây:

Một là, trình bày khái quát về vốn tín dụng ưu đãi như khái niệm, đặc điểm, cơ chế quản lý và sử dụng vốn tín dụng ưu đãi, vai trò của nguồn vốn tín dụng ưu đãi trong việc đảm bảo an sinh xã hội, xóa đói giảm nghèo, ổn định kinh tế.

Hai là, làm rõ hiệu quả sử dụng vốn tín dụng ưu đãi về các nội dung như: quan niệm về hiệu quả sử dụng vốn tín dụng ưu đãi, các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn tín dụng ưu đãi..

Ba là, các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng vốn tín dụng ưu đãi, gồm nhân tố bên ngoài và nhân tố bên trong.

CHƯƠNG 2

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tín dụng ưu đãi tại ngân hàng chính sách xã hội tỉnh tuyên quang (Trang 29 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)