CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ CHẤT LƯỢNG HOẠT ĐỘNG CỦA PHÒNG GIAO DỊCH NGÂN HÀNG
1.2. Chất lượng hoạt động của Phòng giao dịch Ngân hàng
1.2.2. Các chỉ tiêu đánh giá chất lượng hoạt động của Phòng giao dịch Ngân hàng
1.2.2.1. Chỉ tiêu định tính
a) Công tác tổ chức, điều hành Phòng giao dịch
Công tác quản trị nguồn nhân lực là hoạt động của doanh nghiệp để thu hút, xây dựng, phát triển, sử dụng, đánh giá và giữ gìn lực lượng lao động phù hợp với yêu cầu công việc của doanh nghiệp cả về số lượng và chất lượng. Do vậy, công tác quản trị nhân lực có vai trò to lớn đối với hoạt động sản xuất kinh doanh của một doanh nghiệp, nó là hoạt động bề sâu chìm bên trong doanh nghiệp nhưng lại mang yếu tố quyết định đến kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
Ngày nay, vai trò của công tác quản lý nhân lực ngày càng quan trọng bởi sự cạnh tranh diễn ra ngày càng gay gắt và nguồn nhân lực là yếu tố chiến lược tạo lên lợi thế cạnh tranh cho các doanh nghiệp. Hơn nữa, với sự phát triển của khoa học kỹ thuật đã tạo ra những nhân sự có trình độ chuyên môn và tay nghề cao. Chất xám, tri thức, kinh nghiệm của đội ngũ này là yếu tố quyết định cho sự cạnh tranh của doanh nghiệp. Tuy nhiên, đó cũng là 1 thách thức với doanh nghiệp khi doanh nghiệp cần có đủ khả năng quản lý, tạo môi
trường cho đội ngũ này phát triển để họ cống hiến cho doanh nghiệp một cách lâu dài nhất.
Quản trị nhân sự bao gồm toàn bộ các biện pháp áp dụng cho nhân viên của doanh nghiệp để giải quyết tất cả các trường hợp xảy ra liên quan đến công việc đó. Nếu không có quản trị nhân sự mọi việc sẽ trở nên thiếu tổ chức và kỷ luật. Đây là một công tác hết sức khó khăn vì nó động tới những con người cụ thể có tính cách, sở thích và năng lực riêng biệt.
Công tác quản trị nhân lực trong doanh nghiệp tốt thì sẽ tạo ra được một đội ngũ lao động nhiệt tình, hăng hái, gắn bó lâu dài với doanh nghiệp.
Thực hiện tốt chức năng tổ chức trong việc xây dựng bộ máy sẽ đảm bảo được nề nếp, nhịp nhàng trong phối hợp giữa các bộ phận, đảm bảo tính kỷ luật và phát huy được sở trường của mỗi cá nhân và mỗi bộ phận trong tổ chức. Ngược lại, khi bộ máy tổ chức không được thiết kế phù hợp có thể làm cho các hoạt động của tổ chức kém hiệu quả và gặp nhiều khó khăn.
Đồng thời, trong việc phân công công việc, nếu bố trí, sắp xếp sai nhân lực sẽ lãng phí nguồn lực của tổ chức (nhân lực, vật lực, tài lực.v.v), đánh mất cơ hội, làm cho tổ chức bị suy yếu.
Từ sự phân tích trên đây, chúng ta có thể thấy vai trò to lớn của chức năng tổ chức trong hoạt động quản lý là:
– Xây dựng và hoàn thiện bộ máy quản lý cùng với cơ chế vận hành, phối hợp giữa các bộ phận. Từ đó, có thể nâng cao hiệu quả hoạt động, giảm tối đa sự lãng phí trong việc vận hành hoạt động của bộ máy tổ chức.
– Nhằm phát huy cao nhất các tiềm năng và khả năng của từng thành viên Việc phân công chính xác con người và công việc sẽ phát huy được cao nhất tiềm năng của mỗi người.
– Phối hợp các sức mạnh riêng lẻ thành một hợp lực
Tổ chức tạo ra sự thống nhất, sự hợp tác (bộ phận, cá nhân với nhau, giữa các nguồn lực, các mục tiêu) tạo nên tính trội của hệ thống. Nhờ có công tác tổ chức mà các hoạt động của các bộ phận khác nhau không bị chồng chéo lên nhau, và xác định được mối liên hệ và kết hợp giữa các bộ phận đó trong quá trình thực hiện mục tiêu.
Thông qua chức năng tổ chức, chủ thể quản lý sẽ liên kết hoạt động của các cá nhân, bộ phận và các hoạt động thành một thể thống nhất nhằm thực hiện mục tiêu chung của tổ chức hiệu quả hơn.
– Đảm bảo tính hiệu lực và hiệu quả của hoạt động quản lý.
Thông qua quá trình phân công công việc và xác định mối quan hệ trong công việc giữa các bộ phận (Cơ chế) sẽ làm cho hiệu lực của các quyết định quản lý được nâng cao.
Ở PGD ngân hàng cũng vậy muốn thực hiện tốt chức năng tổ chức trong việc xây dựng bộ máy sẽ đảm bảo cho hoạt động của PGD được nề nếp, nhịp nhàng trong phối hợp giữa các bộ phận, đảm bảo tính kỷ luật và phát huy được sở trường của mỗi cá nhân và mỗi bộ phận trong đơn vị. Ngược lại, khi bộ máy tổ chức PGD không được thiết kế phù hợp có thể làm cho các hoạt động của PGD kém hiệu quả và gặp nhiều khó khăn.
Đồng thời, trong việc phân công công việc, nếu bố trí, sắp xếp sai nhân lực sẽ lãng phí nguồn lực của PGD (nhân lực, vật lực, tài lực.v.v), đánh mất cơ hội, làm cho PGD hoạt động không hiệu quả.
Do vậy, đánh giá chất lượng hoạt động của PGD phải xem xét công tác tổ chức, điều hành PGD trên các mặt như:
- Việc xây dựng và hoàn thiện bộ máy quản lý cùng với cơ chế vận hành, phối hợp giữa các bộ phận.
- Việc phân công chính xác con người và công việc để có thể phát huy được cao nhất tiềm năng của mỗi người.
- Việc phối hợp các sức mạnh riêng lẻ thành một hợp lực để tạo ra sự thống nhất, sự hợp tác (bộ phận, cá nhân với nhau, giữa các nguồn lực, các mục tiêu). Hoạt động của các bộ phận khác nhau không bị chồng chéo và xác định được mối liên hệ và kết hợp giữa các bộ phận đó trong quá trình thực hiện nhiệm vụ.
Ngày nay, việc tạo ra động lực khuyến khích nhân viên làm việc đang trở thành một vấn đề quan trọng nên nhiều nhà lãnh đạo đã tìm về với những tiêu chuẩn và phương pháp cơ bản lâu nay đã bị lãng quên. Đó là các biện pháp sau:
Lương và khen thưởng: Tiền và các chế độ đãi ngộ là những yếu tố hết sức quan trọng vì nó đáp ứng các nhu cầu cơ bản của con người và đương nhiên nó là yếu tố “đầu tiên” mà nhân viên quan tâm. Lương không chỉ thể hiện giá trị công việc, mà còn là giá trị con người. Ngoài đô ̣ng viên bằ ng lương, nhà quản lý có thể khuyến khích nhân viên làm việc tốt bằng cách khen thưởng. Với những thành tích nhỏ, khen thưởng bằng các món quà nhỏ, với thành tích lớn, khen thưởng bằng tiền hoặc tăng lương. Đó là cách khuyến khích nhân viên làm việc hết khả năng của họ, tạo sự liên kết hiệu quả giữa tiền thưởng và kết quả công việc.
Cơ hội thăng tiến và phát triển nghề nghiệp: Tích cực tạo ra những cơ hội đào tạo, nâng cao kỹ năng nghề nghiệp cho nhân viên. Nhân viên dưới quyền sẽ có động lực làm việc khi biết rằng họ sẽ có cơ hội được đào tạo và phát triển nghề nghiệp.
Cùng với đó việc điều hành quản lý của người đứng đầu PGD trong việc liên kết hoạt động của các cá nhân, bộ phận và các hoạt động thành một thể thống nhất nhằm thực hiện nhiệm vụ chung của PGD đảm bảo chất lượng cũng là một tiêu chí quan trọng để nâng cao chất lượng hoạt động của PGD.
b) Công tác tham mưu tại Phòng giao dịch
Để đánh giá chất lượng hoạt động của PGD cần dựa trên các tiêu chí hoạt động của PGD quy định chức năng, nhiệm vụ trong công tác tham mưu cho Ban đại diện HĐQT và tham mưu cho Ban lãnh đạo chi nhánh trong thực hiện nhiệm vụ. Cụ thể các nội dung sau:
(1) Tham mưu cho Ban đại diện HĐQT
- Nhiệm vụ và quyền hạn Ban đại diện HĐQT các cấp
+ Tổ chức thực hiện các Nghị quyết, quyết định của HĐQT và Ban đại diện HĐQT cấp trên.
+ Xây dựng kế hoạch huy động vốn và cho vay trên địa bàn, trình cấp thẩm quyền phê duyệt; tổ chức khai thác, tập trung các nguồn vốn để bổ sung nguồn vốn cho vay tại địa phương.
+ Chỉ đạo, đôn đốc thực hiện hoàn thành kế hoạch tín dụng trên địa bàn.
+ Chỉ đạo kiểm tra, giám sát các bên nhận ủy thác cho vay thực hiện đúng chính sách và chế độ nghiệp vụ.
+ Nghiên cứu, tổng hợp, đề xuất HĐQT trình Chính phủ bổ sung, sửa đổi, ban hành chính sách tín dụng đối với hộ nghèo và các đối tượng chính sách.
+ Chấp hành chế độ thỉnh thị, báo cáo lên cấp trên và các cơ quan quản lý nhà nước theo quy định.
- Nhiệm vụ của Trưởng ban đại diện
+ Tổ chức chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của Ban đại diện HĐQT các cấp.
+ Phân công và đôn đốc các thành viên Ban đại diện HĐQT thực hiện nhiệm vụ của Ban đại diện HĐQT.
+ Giải quyết theo thẩm quyền các đề nghị do Giám đốc chi nhánh, Giám đốc PGD cùng cấp báo cáo.
+ Trực tiếp chủ trì hoặc ủy quyền cho thành viên khác (khi vắng mặt)
chủ trì các phiên họp Ban đại diện HĐQT.
- Quy định tham mưu giúp việc cho Ban đại diện
+ Thường xuyên báo cáo với Trưởng Ban đại diện HĐQT của Giám đốc Chi nhánh, Giám đốc PGD.
+ Chuẩn bị nội dung và các điều kiện, phương tiện làm việc cần thiết cho các phiên họp Ban đại diện HĐQT.
+ Chuẩn bị tài liệu và kinh phí cho các phiên họp Ban đại diện HĐQT.
+ Ghi chép biên bản các kỳ họp Ban đại diện HĐQT.
+ Soạn thảo Nghị quyết, Quyết định, thông báo kết luận của các phiên họp Ban đại diện HĐQT.
+ Quản lý, lưu trữ hồ sơ, tài liệu của Ban đại diện HĐQT.
+ Chuẩn bị chương trình và kế hoạch kiểm tra cho Ban đại diện HĐQT.
(2) Tham mưu cho Ban lãnh đạo chi nhánh
- Tham mưu, giúp việc Ban đại diện HĐQT cấp huyện; có giải pháp triển khai các hoạt động của ngân hàng trên địa bàn.
- Thực hiện các nghiệp vụ huy động vốn, tiếp nhận các nguồn vốn, cho vay và các doanh nghiệp ngân hàng khác theo quy định của pháp luật và của ngân hàng.
1.2.2.2. Chỉ tiêu định lượng
Đo bằng các chỉ tiêu kết quả kinh doanh của một PGD như Dư nợ; Huy động vốn; Doanh số cho vay; Thu nợ, Thu lãi; Lợi nhuận; Hoạt động thanh toán – ngân quỹ
a) Tỷ lệ tăng trưởng Dư nợ
Tỷ lệ tăng trưởng
dư nợ =
(Dư nợ năm nay – Dư nợ năm trước)
x 100 (%) Dư nợ năm nay
Chỉ tiêu này dung để so sánh sự tăng trưởng dư nợ tín dung qua các năm để đánh giá khả năng cho vay, tìm kiếm khách hàng và đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch tín dụng của ngân hàng.
Chỉ tiêu này càng cao thì mức độ hoạt động của ngân hàng càng ổn định và có hiệu quả, ngược lại ngân hàng đang gặp khó khan, nhất là trong việc tìm kiếm khách hàng và thể hiện việc thực hiện kế hoạch tín dụng chưa hiệu quả.
b) Huy động vốn
Đây là nguồn vốn chiếm tỷ trọng lớn nhất trong ngân hàng. Nó là những giá trị tiền tệ mà ngân hàng huy động được từ các tổ chức kinh tế và các cá nhân trong xã hội thông qua quá trình thực hiện các nghiệp vụ ký thác, các nghiệp vụ khác và được dùng làm vốn để kinh doanh.
Bản chất của vốn huy động là tài sản thuộc các chủ sở hữu khác nhau, ngân hàng chỉ có quyền sử dụng mà không có quyền sở hữu và có trách nhiệm hoàn trả đúng hạn cả gốc lẫn lãi khi đến kỳ hạn (nếu là tiền gửi có kỳ hạn) hoặc khi khách hàng có nhu cầu rút vốn (nếu là tiền gửi không kỳ hạn). Vốn huy động đóng vai trò quan trọng đối với hoạt động kinh doanh của Ngân hàng.
Ngân hàng huy động vốn dưới các hình thức: Nhận tiền gửi (tiền gửi không kỳ hạn, tiền gửi có kỳ hạn, tiền gửi tiết kiệm); phát hành các công cụ nợ (tín phiếu, trái phiếu); và nguồn vốn đi vay. Ngoài ra vốn của ngân hàng còn được hình thành thông qua việc làm uỷ thác, đại lý cho các tổ chức trong và ngoài nước hoặc cung cấp các phương tiện thanh toán như thẻ rút tiền tự động từ máy ATM,...
Nhìn chung nguồn vốn của ngân hàng được hình thành từ nhiều nguồn khác nhau nhưng trong đó nguồn vốn huy động từ tiền gửi chiếm tỷ trọng lớn nhất, chiếm khoảng từ 70% - 80% và nó có tính biến động. Nhất là đối với
loại tiền gửi không kỳ hạn và vốn ngắn hạn, hơn nữa vốn huy động chịu tác động lớn của thị trường và môi trường kinh doanh trên địa bàn hoạt động. Vì vậy Ngân hàng thương mại cần phải đi sâu tìm hiểu, phân tích nguồn hình thành vốn này, dự đoán trước tình hình cung cầu vốn để có đối sách phù hợp.
c) Tỷ lệ tăng trưởng doanh số cho vay (DSCV) Tỷ lệ tăng trưởng
DSCV = (DSCV năm nay – DSCV năm trước)
x 100 (%) DSCV năm nay
Chỉ tiêu này dung để so sánh sự tăng trưởng tín dụng qua các năm để đánh giá khả năng cho vay, tìm kiếm khách hàng và đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch tín dụng của các ngân hàng (tương tự như chỉ tiêu tăng trưởng dư nợ, nhưng bao gồm toàn bộ dự nợ cho vay trong năm đến thời điểm hiện tại và dư nợ cho vay trong năm đã thu hồi).
Chỉ tiêu càng cao thì mức độ hoạt động của ngân hàng càng ổn định và có hiệu quả, ngược lại ngân hàng đang gặp khó khăn, nhất là trong việc tìm kiếm khách hàng và thể hiện việc thực hiện kế hoạch tín dụng chưa hiệu qủa.
d) Tỷ lệ thu nợ đến hạn Tỷ lệ thu nợ đến
hạn =
Doanh số thu nợ đến hạn
x 100 (%) Tổng dư nợ đến hạn
Chỉ tiêu này đánh giá hiệu quả tín dụng trong việc thu nợ của ngân hàng Nó thể hiện chất lượng tín dụng của ngân hàng, đánh giá khả năng thu hồi nợ của các khoản tín dụng đã cho vay, đồng thời đánh giá hiệu quả thực hiện kế hoạch tín dụng của ngân hàng, kế hoạch cho vay, đôn đốc thu hồi nợ của ngân hàng.
Tỷ lệ này càng cao càng tốt e) Tỷ lệ thu lãi
Tỷ lệ thu lãi =
Tổng lãi đã thu trong năm
x 100 (%) Tổng lãi phải thu trong năm
Chỉ tiêu này dung để đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch tài chính của ngân hàng, đánh giá khả năng đôn đốc, thu hồi lãi và tình hình thực hiện kế hoạch doanh thu của ngân hàng từ việc cho vay.
Chỉ tiêu càng cao thì tình hình thực hiện kế hoạch tài chính cũng như tình hình tài chính của ngân hàng càng tốt, ngược lại ngân hàng đang gặp khó khăn trong việc thu lãi, ảnh hưởng nghiêm trọng đến doanh thu của ngân hàng, chỉ tiêu này cũng thể hiện tình hình bất ổn trong cho vay của ngân hàng, có thể nợ xấu (tín dụng đen) trong ngân hàng tăng cao nên ảnh hưởng đến khả năng thu hồi lãi của ngân hàng và có thể ảnh hưởng đến khả năng thu nợ trong tương lai. (Thông thường tỷ lệ này phải trên 95% mới là tốt).
f) Chỉ tiêu đánh giá lợi nhuận
Lợi nhuận từ hoạt động tín dụng/Tổng dư nợ tín dụng: phản ánh khả năng sinh lời của các khoản tín dụng, cho biết một đồng dư nợ cho vay mang lại bao nhiêu đồng lợi nhuận. Tỉ lệ này càng cao chứng tỏ lợi nhuận do hoạt động tín dụng mang lại càng lớn.
Lợi nhuận từ hoạt động tín dụng/Tổng dư nợ ngân hàng: đánh giá tầm quan trọng của hoạt động Tín dụng ngân hàng trong mối quan hệ với toàn bộ hoạt động của ngân hàng. Tỉ lệ này cao chứng tỏ hầu hết lợi nhuận của ngân hàng có được là từ hoạt động cho vay.
g) Hoạt động thanh toán - ngân quỹ
Hoạt động thanh toán bao gồm thanh toán giữa ngân hàng với khách hàng.
Các ngân hàng được phép mở tài khoản cho khách hàng, thực hiện các thanh toán của khách hàng thông qua việc điều chỉnh số dư tài khoản. Hoạt động dịch vụ thanh toán và ngân quỹ của ngân hàng bao gồm các hoạt động cung ứng dịch vụ thanh toán, thực hiện các dịch vụ thanh toán trong nước cho khách hàng, các dịch vụ thu hộ và chi hộ, các dịch vụ thu và phát tiền cho khách hàng.