CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG HOẠT ĐỘNG CỦA PHÒNG GIAO DỊCH NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI
2.2. Hoạt động của Phòng giao dịch Ngân hàng Chính sách xã hội
2.3.2. Thực trạng công tác tham mưu giúp việc Ban đại diện Hội đồng quản trị và phối hợp với các Tổ chức Chính trị xã hội nhận ủy thác
2.3.2.1. Công tác tham mưu giúp việc Ban đại diện Hội đồng quản trị
Ban đại diện HĐQT các cấp đã thực hiện tốt quy chế hoạt động, kịp
thời tham mưu cho UBND cùng cấp củng cố, kiện toàn thành viên Ban đại diện HĐQT sau Đại hội Đảng các cấp và thực hiện chủ trương sáp nhập các huyện, xã của Ủy ban Thường vụ Quốc hội; tiếp tục thực hiện Chỉ thị 40- CT/TW của Ban Bí thư và Quyết định số 401/QĐ-TTg ngày 14/3/2016 của Thủ tướng Chính phủ, trọng tâm tăng cường nguồn lực từ địa phương hỗ trợ mục tiêu giảm nghèo đa chiều, đảm bảo an sinh xã hội.
Năm 2020, Ban đại diện HĐQT các cấp đã kiện toàn 6.370 thành viên, trong đó 179 thành viên cấp tỉnh, 6.191 thành viên cấp huyện. Đến 31/12/2020, có 63 Ban đại diện cấp tỉnh với 803 thành viên; 703 Ban đại diện cấp huyện với 17.863, trong đó 10.599 thành viên là Chủ tịch UBND cấp xã.
Nhiệm vụ giúp việc Ban đại diện HĐQT của Giám đốc PGD NHCSXH được quy định tại Điều 11 theo Quyết định 162/QĐ-HĐQT ngày 17/4/2003 của Chủ tịch HĐQT-NHCSXH về việc Ban hành quy chế hoạt động của Ban đại diện HĐQT-NHCSXH các cấp.
- Các Phòng giao dịch NHCSXH đã bám sát Nghị quyết, Kết luận của Hội đồng quản trị, các văn bản chỉ đạo của Tổng Giám đốc, chủ động tham mưu cho cấp ủy, chính quyền địa phương chỉ đạo triển khai thực hiện Chỉ thị, Nghị quyết, Kế hoạch có liên quan đến hoạt động tín dụng chính sách xã hội, bổ sung nguồn vốn cho vay. Tham mưu Ban đại diện HĐQT thực hiện tốt Quy chế hoạt động, Nghị quyết, Kết luận của HĐQT và Ban đại diện HĐQT.
- Tham mưu củng cố, kiện toàn kịp thời thành viên Ban đại diện HĐQT các cấp, đảm bảo đúng thành phần và cơ cấu nhân sự theo quy định. Tổ chức các phiên họp Ban đại diện các cấp theo định kỳ và ban hành Nghị quyết để chỉ đạo tổ chức thực hiện.
- Tham mưu xây dựng và tổ chức thực hiện tốt chương trình, kế hoạch kiểm tra, giám sát hàng năm của Ban đại diện HĐQT các cấp.
- Về tổ chức thực hiện các nghị quyết, quyết định của HĐQT và Ban
đại diện HĐQT cấp trên:
Hàng năm chỉ đạo PGD xây dựng kế hoạch huy động vốn, cho vay trên địa bàn và trình cấp thẩm quyền phê duyệt. Trong những năm qua Ban đại diện cấp huyện đã tham mưu cho HĐND cấp huyện ban hành nghị quyết về việc trích một phần từ nguồn tăng thu, tiết kiệm chi ngân sách địa phương để chuyển cho NHCSXH cho vay đối tượng chính sách. Từ đó góp phần tăng trưởng nguồn ủy thác đầu tư của Ngân sách địa phương, đến 31/12/2020 nguồn vốn này có 20.315 tỷ đồng, tăng 4.882 tỷ đồng so với năm 2019.
- Về tổ chức chỉ đạo và đôn đốc việc thực hiện hoàn thành kế hoạch tín dụng trên địa bàn:
Để đạt được các mục tiêu của từng chương trình tín dụng chính sách đã đề ra, góp phần phát triển kinh tế, XĐGN, đảm bảo an sinh xã hội trên địa bàn Ban đại diện thường xuyên chỉ đạo, các cơ quan, ban, ngành chính quyền phối hợp thực hiện tín dụng chính sách. Trên cơ sở lồng ghép chương trình cho vay như: Khuyến nông, khuyến ngư, xây dựng các dự án nhằm đẩy nhanh tiến độ thực hiện kế hoạch tín dụng chính sách và nâng cao hiệu quả vốn đầu tư.
Đồng thời, Ban đại diện chỉ đạo giải quyết xử lý nợ quá hạn, nợ xấu nhằm tạo nguồn vốn cho vay quay vòng, việc chỉ đạo thông qua các kỳ họp, các thông báo, nghị quyết, văn bản chỉ đạo và các đợt kiểm tra của các thành viên Ban đại diện…
- Về chỉ đạo kiểm tra, giám sát các bên nhận ủy thác cho vay thực hiện đúng chính sách và chế độ nghiệp vụ theo quy định:
Hàng năm Ban đại diện xây dựng chương trình kiểm tra giám sát và xây dựng kế hoạch kiểm tra giám sát; phân công các thành viên phụ trách các xã và tổ chức thực hiện kiểm tra giám sát theo kế hoạch đã đề ra. Các thành viên đã kiểm tra nhiều lượt. Qua đó chấn chỉnh kịp thời những sai sót, sai phạm và những việc làm ảnh hưởng đến việc thực hiện chính sách tín dụng ưu
đãi của Nhà nước.
- Về phối hợp với các tổ chức CT-XH chỉ đạo thành lập các Tổ TK&VV:
Việc thành lập mô hình hoạt động của Tổ TK&VV đóng vai trò hết sức quan trọng trong quá trình chuyển tải và quản lý vốn tín dụng chính sách đến hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác. Vì vậy, ngay từ những ngày đầu NHCSXH mới được thành lập và hàng năm căn cứ vào thực trạng hoạt động của mô hình Tổ TK&VV các PGD đã tham mưu kịp thời cho Ban đại diện và được Ban đại diện quan tâm chỉ đạo đến các Hội, đoàn thể nhận ủy thác cùng với NHCSXH phối hợp với UBND cấp xã tiến hành thành lâ ̣p đoàn kiểm tra và thường xuyên tổ chức củng cố, kiện toàn mô hình Tổ TK&VV đạt yêu cầu đề ra. Đặc biệt, tập trung xử lý dứt điểm đối với những Tổ TK&VV có chất lượng hoạt động yếu, kém, nhằm nâng cao chất lượng hoạt động của Tổ TK&VV, để cho vay đúng chính sách, đúng chế độ, đúng đối tượng, đẩy nhanh tốc độ giải ngân và nâng cao hiệu quả quản lý vốn, hiệu quả vốn đầu tư…
- Về nghiên cứu, tổng hợp, đề xuất với HĐQT trình Chính phủ bổ sung, sửa đổi, ban hành chính sách tín dụng đối với người nghèo và các đối tượng chính sách khác:
Ban đại diện đã rất tích cực tham gia, đề xuất và kiến nghị trong việc sửa đổi, bổ sung cơ chế tín dụng chính sách.
- Chấp hành chế độ thỉnh thị, báo cáo lên cấp trên và các cơ quan quản lý Nhà nước theo quy định:
Hầu hết các Ban đại diện chấp hành đầy đủ chế độ thỉnh thị, báo cáo lên cấp trên, qua đó các cơ quan có thẩm quyền phân tích kịp thời diễn biến hoạt động mảng tín dụng chính sách để có hướng điều chỉnh cho phù hợp. Tuy nhiên vẫn còn một số điểm tồn tại, hạn chế như sau:
- Tại một số nơi công tác củng cố, kiện toàn thành viên Ban đại diện
HĐQT các cấp chưa kịp thời; tổ chức không đủ các phiên họp, còn nhiều phiên họp muộn; sổ ghi biên bản nội dung cuộc họp còn sơ sài, nội dung nghị quyết một số phiên họp còn chung chung, không cụ thể;
- Một số thành viên Ban đại diện HĐQT là lãnh đạo các phòng ban, ngành của huyện chưa chủ động bố trí thực hiện kế hoạch kiểm tra tại các địa bàn được phân công. Thành viên BĐD là Chủ tịch UBND xã chưa thường xuyên kiểm tra, giám sát một số tổ TK&VV và một số hộ vay vốn.
Để xem xét sự phù hợp của quy định tham mưu giúp việc cho Ban đại diện theo Quyết định 162/QĐ-HĐQT, tác giả tổng hợp đánh giá nhiệm vụ giúp việc của Giám đốc PGD tại Bảng 2.6 sau:
Bảng 2.6 Phân tích nhiệm vụ giúp việc Ban đại diện của Giám đốc PGD theo Quyết định 162/QĐ-HĐQT
STT Theo Quyết định 162/QĐ-HĐQT Nhận xét
1 Thường xuyên báo cáo với Trưởng Ban đại diện HĐQT của Giám đốc Chi nhánh, Giám đốc PGD.
Chưa rõ thường xuyên là như thế nào.
2
Chuẩn bị nội dung và các điều kiện, phương tiện làm việc cần thiết cho các phiên họp Ban đại diện HĐQT.
Các nhiệm vụ 2, 3, 4 và 5 là các qui định cho phiên họp.
3 Chuẩn bị tài liệu và kinh phí cho các phiên họp Ban đại diện HĐQT.
4 Ghi chép biên bản các kỳ họp Ban đại diện HĐQT.
5 Soạn thảo các nghị quyết, QĐ, thông báo kết luận của các phiên họp Ban đại diện HĐQT.
6 Quản lý, lưu trữ hồ sơ, tài liệu của Ban đại diện HĐQT.
Nên để là nhiệm vụ sau cùng để lô gíc hơn.
7 Chuẩn bị chương trình và kế hoạch kiểm tra cho Ban đại diện HĐQT.
- Nội dung nhiệm vụ thứ nhất còn chung chung. Qui định thường xuyên báo cáo dẫn đến người thực hiện không biết triển khai như thế nào. Thực tế điều hành tại các PGD cho thấy, 3 tháng thực hiện họp một lần theo quy định
là hợp lý. Trong thời gian Ban đại diện không họp, Giám đốc PGD xem xét những nội dung cần thiết để báo cáo trực tiếp với Ban đại diện như: tình hình vốn, cho vay, phát sinh nợ xấu, nợ bị chiếm dụng và chất lượng công tác uỷ thác.
- Các nội dung 2, 3, 4, 5 đều thuộc nhiệm vụ của phiên họp Ban đại diện nên đưa vào 1 nội dung là tham mưu lên lịch, nội dung và triển khai sau phiên họp.
- Thực tế Giám đốc các PGD đang tham mưu rất nhiều nội dung mà Quyết đinh 162/QĐ-HĐQT chưa đề cập. Như vậy, nhiệm vụ tham mưu của Giám đốc PGD với Ban đại diện còn thiếu những nội dung: Phân bổ, điều chỉnh vốn; Công tác đột xuất.
Qua Bảng 2.6 này cũng cho thấy rằng, nội dung quy định cần chi tiết hơn để Giám đốc các PGD dễ dàng thực hiện và sẽ được kiến nghi ̣ ta ̣i Chương III.
2.3.2.2. Phối hợp với các Tổ chức Chính trị - xã hội nhận ủy thác
(1) Thực trạng công tác ủy thác cho vay thông qua các Tổ chức Chính trị - xã hội Việc thực hiện ủy thác cho vay qua các tổ chức chính trị xã hội (sau đây viết tắt là Hội), trong thời gian qua đã thực hiện tốt chủ trương dân chủ hóa, công khai hóa và xã hội hoá. Kênh tín dụng chính sách, đã huy động tổng lực tham gia chương trình quốc gia về giảm nghèo và việc làm. Đối tượng cho vay, chương trình cho vay được bổ sung hàng năm, giúp hộ nghèo, hộ cận nghèo và các đối tượng chính sách khác tiếp cận vốn nhanh chóng, nguồn vốn đến đúng đối tượng được thụ hưởng để phát triển sản xuất chăn nuôi, kinh doanh, dịch vụ,... Chất lượng phục vụ và chất lượng quản lý vốn tín dụng chính sách đến hộ nghèo, hộ cận nghèo và các đối tượng chính sách khác ngày càng được cải thiện, thông qua chất lượng hoạt động Tổ TK&VV và Tổ giao dịch tại điểm giao dịch xã. Từ đó đã đáp ứng cơ bản nhu cầu vốn trong nhân dân, hạn chế được nạn cho vay nặng lãi, nhất là ở vùng sâu, vùng xa và vùng dân tộc thiểu số. Mặt khác, hoạt động ủy thác cho vay đã mang lại hiệu
quả thiết thực cho hội viên của các Hội, thúc đẩy hoạt động các phong trào, các chương trình hoạt động của Hội, các cấp Hội có thêm điều kiện về vốn, đáp ứng nhu cầu vay vốn của hội viên để đi sâu, đi sát cơ sở, chăm lo đời sống vật chất, tinh thần cho hội viên, từ đó thu hút hội viên tham gia tổ chức Hội, qua đó góp phần củng cố, phát triển tổ chức Hội vững mạnh; góp phần xây dựng nông thôn mới…
Tuy nhiên vẫn còn một số tồn tại trong hoạt động uỷ thác như:
- Công tác tuyên truyền, phổ biến chính sách tín dụng và các quy định của ngân hàng: vẫn còn có nơi chưa làm tốt, chưa kịp thời và thiếu quan tâm.
Qua kiểm tra thực tế, còn có hộ chưa hiểu rõ về chính sách tín dụng ưu đãi mà bản thân họ đang thụ hưởng. Đến nay, vẫn còn người vay nhận thức nguồn vốn vay NHCSXH là vốn Nhà nước cho không hoặc người vay có khả năng trả nợ nhưng còn trông chờ, ỷ lại vào chính sách Nhà nước nên thiếu ý thức trả nợ (chây ỳ). Bên cạnh đó, còn tồn tại tổ chức Hội, Tổ TK&VV chưa thật sự kiên quyết, kiên nhẫn, động viên, thuyết phục, đôn đốc người vay trả nợ.
Có thành viên chưa nắm được về dịch vụ huy động tiền gửi tiết kiệm qua Tổ TK&VV (Tây Nam Bộ).
- Một số nơi chưa phát hiện kịp thời các trường hợp người vay bị rủi ro do nguyên nhân bất khả kháng để thông báo và cùng Ngân hàng, chính quyền cấp xã lập Biên bản rủi ro, hoàn thiện hồ sơ nợ bị rủi ro để trình cơ quan có thẩm quyền xử lý.
- Việc phối hợp với các cơ quan chức năng thực hiện chuyển giao kỹ thuật, khuyến nông, khuyến lâm... cho hộ nghèo còn hạn chế.
- Bình xét cho vay bình quân, chia đều và cá biệt chưa đúng đối tượng.
Tổ trưởng và Ban quản lý Tổ còn thu nợ gốc, chưa có mặt đầy đủ tại các phiên giao dịch xã. Chưa chủ động làm tốt khâu bình xét cho vay, còn thiếu tích cực trong việc thu lãi và quan tâm xử lý, thu hồi nợ đến hạn,... nên có
phiên giao dịch xã không đạt hiệu quả; có nơi tỷ lệ giải ngân, thu nợ, thu lãi vào ngày giao dịch cố định tại xã đạt thấp.
- Cán bộ Hội chuyên trách công việc ủy thác (nhất là cấp cơ sở) thường xuyên thay đổi nhưng chưa có quy hoạch, đào tạo cán bộ kế nhiệm để chuyển giao một cách liên tục, kịp thời. Việc bàn giao công việc giữa người cũ và người mới chưa đáp ứng yêu cầu, người kế nhiệm chưa thực hiện tốt trách nhiệm của mình.
(2) Phối hợp với Tổ TK&VV
Tổ chức CT-XH các cấp đã tiếp tục phối hợp với NHCSXH thực hiện đánh giá phân loại chất lượng hoạt động của Tổ TK&VV hằng tháng. Trên cơ sở đó, phân tích nguyên nhân và thực hiện các giải pháp củng cố, sáp nhập, kiện toàn các Tổ hoạt động yếu kém. Đến 31/12/2020, tổng số Tổ TK&VV là 172.538 Tổ, giảm hơn 20 ngàn Tổ so với 31/12/2015, số lượng Tổ TK&VV xếp loại tốt tăng đần qua các năm.
Bảng 2.7: Số liệu hoạt động của Tổ TK&VV giai đoạn 2015-2020 Đơn vị: tổ, tổ viên, tỷ đồng, %
TT Chỉ tiêu 2015 2016 2017 2018 2019 2020
1 Số Tổ TK&VV 192.956 189.549 185.238 181.710 176.908 172.538 2 Số Tổ TK&VV xếp loại tốt 161.655 163.191 164.523 159.068 142.558 147.186 3 Số Tổ TK&VV xếp loại yếu 2.572 2.285 1.941 2.509 2.239 906 4 Tỷ lệ Tổ TK&VV tham
gia tiền gửi tổ viên 99,23% 99,8% 99,9% 99,92% 99,94% 99,98%
5 Tỷ lệ tổ viên tham gia tiền
gửi tổ viên 87% 94% 96% 97% 95,38% 96,7%
6 Số dư tiền gửi tổ viên 4.258 5.436 7.034 8.962 10.703 12.720 (Nguồn: Báo cáo chuyên đề Tín dụng Người nghèo giai đoạn 2015-2020)
Hoạt động của NHCSXH là nhằm tới hộ nghèo, hộ cận nghèo và các đối tượng chính sách khác trong xã hội. Đây là những đối tượng yếu thế trong xã hội nên rất cần sự giúp đỡ của chính quyền đi ̣a phương và các Hô ̣i, đoàn
thể. Do số lượng khách hàng nhiều lại tập trung chủ yếu vùng sâu, vùng xa nên rất khó có thể để cho cán bộ của NHCSXH tiếp cận. Ngoài ra, chính các đối tượng chính sách cũng có quyền và trách nhiệm giúp đỡ lẫn nhau trong việc phát triển kinh tế, vươn lên thoát nghèo hay ổn định cuộc sống. Sự kết hợp tất cả những yếu tố này góp phần vào việc hoàn trả vốn cho ngân hàng được đầy đủ, thuận lợi.