CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG HOẠT ĐỘNG PHÒNG GIAO DỊCH NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI 68 3.1. Định hướng phát triển và nâng cao chất lượng hoạt động Phòng giao dịch Ngân hàng Chính sách xã hội
3.2. Giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động Phòng giao dịch Ngân hàng Chính sách xã hội
3.2.2. Giải pháp về công tác tham mưu, giám sát và phối hợp với các tổ chức Chính trị - xã hội nhận ủy thác
3.2.2.1. Giải pháp về công tác tham mưu giúp việc Ban đại diện Hội đồng quản trị
- Giám đốc NHCSXH các cấp cần làm tốt công tác tham mưu cho Ban đại diện HĐQT trong việc tổ chức các cuộc họp định kỳ, ban hành Nghị quyết và chỉ đạo thực hiện nghiêm túc; xây dựng và thực hiện kế hoạch kiểm tra, giám sát theo quy định.
- Tham mưu Trưởng Ban đại diện HĐQT phân công nhiệm vụ cụ thể đối với mỗi thành viên nhằm phát huy vai trò trách nhiệm của mỗi thành viên Ban đại diện trong từng lĩnh vực công tác có liên quan đến hoạt động tín dụng chính sách xã hội trên địa bàn .
- Kiện toàn kịp thời các thành viên Ban đại diện HĐQT đủ, đúng thành phần theo quy định khi có sự thay đổi nhân sự. Tham mưu tổ chức đủ các phiên họp, nâng cao chất lượng báo cáo, chất lượng cuộc họp; ban hành nghị quyết, kết luận các kỳ họp để chỉ đạo thực hiện.
- Tham mưu cho Ban đại diện HĐQT cấp huyện có văn bản yêu cầu Chủ tịch UBND cấp xã - thành viên Ban đại diện HĐQT cấp huyện, phát huy
vai trò, trách nhiệm trong thực hiện tín dụng chính sách xã hội.
- Tham mưu cho Ban đại diện HĐQT, đề tài tổng hợp nhiệm vụ cụ thể của Trưởng Ban đại diện theo 6 nhóm tại bảng 3.1.
Bảng 3.1 Nhiệm vụ của Trưởng Ban đại diện HĐQT
STT Nhóm nhiệm vụ Nhiệm vụ cụ thể
1.
Tổ chứ c thực hiện Nghi ̣ quyết, Quyết đi ̣nh của HĐQT
- Tổ chứ c thực hiê ̣n Nghi ̣ quyết, Quyết đi ̣nh, chính sách tín du ̣ng của HĐQT và Chính phủ
- Thực hiện Chỉ thị 40 của Ban Bí thư (Tập trung nguồn vốn, sơ kết, tổng kết).
- Tham mưu với cấp ủy, chính quyền địa phương chỉ đạo và tạo mọi điều kiện thuận lợi cho quá trình triển khai, thực hiện tín dụng chính sách trên địa bàn;
- Chỉ đạo thực hiện các nhiệm vụ của Ban đại diện bằng nghị quyết, thông báo và qua kiểm tra giám sát;
- Chỉ đạo hoạt động phối hợp giữa các cơ quan chức năng trong việc khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư và các nội dung có liên quan đến tín dụng chính sách;
- Trực tiếp chủ trì hoặc ủy quyền cho các thành viên khác (trong trường hợp vắng mặt dài ngày) chủ trì các phiên họp Ban đại diện HĐQT và duy trì các phiên họp đúng thời gian và đủ thành phần theo quy định.
2. Duyệt Kế hoạch tín dụng
- Quản lý vốn tín dụng theo kế hoạch: Thông báo, phân bổ, điều chỉnh vốn tín dụng kịp thời và chỉ đạo
duy trì chất lượng tín dụng chính sách;
- Tham mưu cho đi ̣a phương về vố n ủ y thác ta ̣i đi ̣a phương.
3. Chỉ đa ̣o kiểm tra, giám sát
- Kiểm tra, giám sát hoạt động của PGD;
- Phân công các thành viên Ban đại diện phụ trách kiểm tra, giám sát theo địa bàn cho vay, theo chương trình cho vay;
- Phân công và đôn đốc các thành viên Ban đại diện HĐQT thực hiện các nhiệm vụ của Ban đại diện;
4.
Chỉ đa ̣o Hô ̣i, đoàn thể nhâ ̣n ủy thác
Chỉ đa ̣o các Hô ̣i, đoàn thể nhâ ̣n ủy thác thực hiện văn bản liên ti ̣ch và Hợp đồng ủy thác.
5. Nghiên cứ u, đề
xuất
Giải quyết theo thẩm quyền các đề nghị do Giám đốc Chi nhánh, Giám đốc PGD NHCSXH cùng cấp báo cáo, đề nghị như: Chỉ đạo và kiến nghị xử lý những khó khăn, vướng mắc tại địa phương theo thẩm quyền...; đề xuất sửa đổi, bổ sung các chính sách tín dụng ưu đãi cho phù hợp với địa phương.
6. Báo cáo Thực hiê ̣n các báo cáo theo quy đi ̣nh.
- Tổng hợp nhiệm vụ giúp việc Ban đại diện của Giám đốc PGD: Đề tài cụ thể hóa các nhiệm vụ giúp việc của Giám đốc PGD. Cụ thể tại Bảng 3.2.
Bảng 3.2 Nhiệm vụ giúp việc của Giám đốc PGD
STT Nhóm nhiệm vụ Nhiệm vụ cụ thể
I. Tham mưu hoạt động
1. Triển khai chủ trương, chính sách
- Khi phát sinh các chủ trương, chính sách mới.
-Tham mưu triển khai Chiến lược phát triển NHCSXH giai đoạn 2021-2030.
2. Triển khai kế hoạch tín dụng chính sách năm
Lập, bổ sung, điều chỉnh và quyết toán kế hoạch tín dụng chính sách năm
3. Tham mưu thành phần Ban đại diện
- Tham mưu cho UBND cấp huyện kiện toàn, bổ sung thành viên Ban đại diện HĐQT theo đúng thành phần quy định; Chỉ đạo và hướng dẫn cơ quan có liên quan phối hợp với NHCSXH để thực hiện tốt cho vay nguồn vốn ưu đãi với mục tiêu giảm nghèo, an sinh xã hội.
4.
Tham mưu vốn ủy thác tại địa phương
- Tham mưu các thành viên BĐD có trách nhiệm tham mưu với UBND trình HĐND hàng năm chuyển một phần vốn ngân sách từ nguồn tăng thu tiết kiệm chi sang NHCSXH để cho vay hộ nghèo, hộ cận nghèo và các đối tượng chính sách khác.
5. Họp
- Tham mưu tổ chức đầy đủ các phiên họp định kỳ để đánh giá kết quả hoạt động của PGD và triển khai chính sách tín dụng của Nhà nước, Nghị quyết của HĐQT:
+ Ban hành Nghị quyết do Trưởng ban ký (nếu có trên 50% thành viên Ban đại diện dự họp) hoặc thông báo kết luận (nếu không đủ số lượng thành viên dự họp), sau mỗi kỳ họp gửi: Ban đại diện cấp trên, NHCSXH cấp tỉnh, huyện ủy, HĐND, UBND cấp tỉnh, huyện để báo cáo, UBND cấp xã,
các Phòng, Ban, các tổ chức CT-XH có liên quan để triển khai thực hiện.
+ Các nội dung mới cần Trưởng Ban đại diện chỉ đạo tại hội nghị để triển khai thực hiện. Kiểm điểm những nội dung đã đạt được, chưa đạt và nguyên nhân chưa đạt, việc thực hiện các nội dung chỉ đạo của Trưởng Ban đại diện tại kỳ họp trước. Triển khai thực hiện các văn bản của Chính phủ, HĐQT, NHCSXH cấp trên, của cấp ủy, chính quyền địa phương và Ban đại diện cấp tỉnh, huyện đã chỉ đạo.
- Chuẩn bị nội dung và các điều kiện, phương tiện làm việc cần thiết cho phiên họp Ban đại diện HĐQT:
+ Chuẩn bị tài liệu và kinh phí phục vụ phiên họp + Ghi chép biên bản, dự thảo nghị quyết hoặc thông báo các kỳ họp.
6. Kiểm tra, Giám sát
Chuẩn bị chương trình và kế hoạch kiểm tra cho Ban đại diện HĐQT:
- Hàng năm chủ động tham mưu xây dựng dự thảo chương trình và kế hoạch kiểm tra.
- Việc tổ chức triển khai công tác kiểm tra giám sát phải được cụ thể hoá.
7. Khen thưởng
Tham mưu công tác thi đua, khen thưởng kịp thời nhằm khuyến khích hoạt động tín dụng chính sách trên địa bàn.
II. Thực hiện báo - Thực hiện nghiêm túc chế độ báo cáo với
cáo Trưởng Ban đại diện HĐQT ngoài việc phải báo cáo với Ban đại diện tại các kỳ họp định kỳ, Giám đốc cấp tỉnh, huyện cần phải thực hiện tốt công tác báo cáo với Trưởng Ban đại diện các nội dung sau:
+ Hàng tháng thực hiện báo cáo cho vay các chương trình với Ban đại diện về nội dung, thời gian theo yêu cầu tại văn bản hướng dẫn thực hiện kế hoạch của NHCSXH.
+ Chấp hành nghiêm túc việc báo cáo Ban đại diện theo nội dung, thời gian yêu cầu tại các văn bản chỉ đạo của NHCSXH cấp trên.
+ Bố trí thời gian phù hợp để báo cáo, tham mưu với Ban đại diện HĐQT về công việc, nội dung triển khai thực hiện.
III. Lưu trữ hồ sơ Quản lý, lưu trữ hồ sơ, tài liệu của Ban đại diện HĐQT sắp xếp khoa học dễ tìm, dễ tra cứu.
3.2.2.2. Giải pháp phối hợp với các Tổ chức Chính trị - xã hội nhận ủy thác (1) Đối với Tổ chức Chính trị - xã hội nhận ủy thác
a) Phối hợp chặt chẽ đối với Hội, đoàn thể
- Để công tác cho vay được hiệu quả, các Hội, đoàn thể nhận ủy thác phân công đến từng uỷ viên Ban chấp hành để có trách nhiệm giúp đỡ các Tổ TK&VV, hộ vay.
- Hội, đoàn thể kết hợp với sinh hoạt thôn để tạo ra công cụ kiểm tra, giám sát và có giải pháp kiên quyết đối với người vay nợ chây ỳ.
- Ngân hàng và Hội, đoàn thể đào tạo Tổ trưởng thông qua chỉ hướng dẫn lặp đi, lặp lại và kiên quyết không làm thay. Từ đó, nhận thức và cách
làm của Tổ trưởng mới thay đổi được.
- Trong quản lý Tổ TK&VV, Hội, đoàn thể lập sổ theo dõi, điểm danh sinh hoạt Tổ. Hội, đoàn thể và Tổ TK&VV có nghị quyết về biện pháp đối với các tổ viên không sinh hoạt đều.
b) Hướng dẫn nhiệm vụ của Hội, đoàn thể tham gia vào quy trình cho vay. Cụ thể:
- Họp bình xét cho vay.
- Nhận thông báo kết quả phê duyệt cho vay để thông báo cho Tổ
trưởng Tổ TK&VV.
- Kiểm tra sử dụng vốn vay lầ n đầ u chậm nhất sau 30 ngày.
- Xử lý nợ có vấn đề, bao gồ m: Nợ quá hạn, nợ chây ỳ, món vay sử dụng sai mục đích, nợ người vay bỏ đi khỏi nơi cư trú và tham gia lập hồ sơ nợ bi ̣ rủi ro do nguyên nhân khách quan.
c) Biện pháp tuyên truyền: Công tác tuyên truyền cần ngắn gọn, dễ hiểu phù hợp với điều kiện từng vùng, miền khác nhau. Tuyên truyền thông qua hoạt động nghiệp vụ là cách tốt nhất tránh lý thuyết suông, để người làm dễ hiểu và dễ nhớ.
d) PGD chủ động phối hợp với các Hội, đoàn thể nhận ủy thác trong đối chiếu, kiểm tra hoạt động của Tổ TK&VV và sử dụng vốn của người vay.
PGD cung cấp sẵn các mẫu biểu, biên bản đã ghi sẵn danh sách để Hội, đoàn thể thực hiện được ngay. PGD cũng chủ động đưa ra các Tổ yếu, kém để Hội, đoàn thể quan tâm chỉ đạo, củng cố.
e) Thông qua biện pháp từ xa để PGD cung cấp tình hình ủy thác cho vay cho các Hội, đoàn thể nhận ủy thác lập kế hoạch hành động.
f) Thường xuyên đào tạo tập huấn để Ban giảm nghèo xã và các Hội, đoàn thể có đủ kiến thức và kỹ năng, nhất là về nghiệp vụ tín dụng để các thành phần này hoạt động tốt.
(2) Giải pháp giám sát, phối hợp với Tổ TK&VV
- Cán bộ tín dụng theo dõi địa bàn chủ động xây dựng kế hoạch, phối hợp với các tổ chức CTXH nhận ủy thác kiện toàn các Tổ TK&VV hoạt động yếu kém, Ban quản lý Tổ không thực hiện các nội dung công việc đã được ủy nhiệm.
- Quá trình quản lý Tổ TK&VV cần có sự phối hợp giữa NHCSXH với chính quyền địa phương, tổ chức CTXH nhận ủy thác để lựa chọn người có uy tín, trình độ, biết sản xuất kinh doanh giỏi, có khả năng tập hợp, thuyết phục để giới thiệu cho Tổ TK&VV bầu vào Ban quản lý Tổ.
- Tại những địa bàn có khó khăn trong lựa chọn nhân sự tham gia Ban quản lý Tổ, cán bộ tín dụng đề nghị chính quyền địa phương, tổ chức CTXH cấp xã quan tâm tìm kiếm, vận động, thuyết phục những người có đủ năng lực để giới thiệu làm thành viên Ban quản lý Tổ TK&VV.
- Thường xuyên tập huấn cho cán bộ tổ chức CTXH nhận ủy thác và Ban quản lý Tổ TK&VV để nắm bắt và thực hiện thành thục các công việc được NHCSXH ủy thác, ủy nhiệm.
- Xây dựng và hướng dẫn cho cán bộ tổ chức CTXH, Tổ trưởng Tổ TK&VV sử dụng phần mềm tương tác trao đổi thông tin với Ngân hàng, giúp thuận tiện, hiệu quả trong quá trình thực hiện nhiệm vụ.
a) Giám sát, phối hợp đối với Tổ TK&VV
- Tổ trưởng Tổ TK&VV có vai trò quan trọng là người có năng lực, tâm huyết, có điều kiện, nhiệt tình và được tổ viên tín nhiệm. Việc lựa chọn dự kiến thành phần nào tham gia làm Tổ trưởng Tổ TK&VV cần phải cân nhắc, phân tích kỹ những hạn chế và những lợi thế từng thành phần tham gia trên địa bàn lựa chọn theo từng vùng, miền, khu vực khác nhau. Cụ thể là:
+ Trưởng thôn, phó thôn (ấp). Đây là chính quyền tại thôn, ấp do đó người đứng đầu được dân tín nhiệm bầu lên có uy tín. Ngoài ra, trong quá trình công tác người trưởng thôn nắm bắt được chế độ, chính sách của Nhà
nước. Đồng thời cũng nắm bắt được tâm tư, hoàn cảnh của từng hộ trong thôn nên dễ dàng hoạt động với vai trò là tổ Trưởng Tổ TK&VV.
+ Chi hội trưởng: trong trường hợp thôn lớn có nhiều Tổ TK&VV, PGD có thể tham mưu lựa chọn các chi hội trưởng tại thôn, ấp. Tuy nhiên không nên cứng nhắc, trường hợp các chi hội trưởng thay đổi nhưng có uy tín thì không nhất thiết phải thay đổi.
+ Bí thư chi bộ thôn, công an thôn: Công an thôn cũng là thành phần uy tín. Nếu việc lựa chọn bí thư, trưởng thôn và chi hội trưởng gặp khó khăn thì chúng ta có thể lựa chọn đến thành phần là công an thôn.
b) Hướng dẫn sắp xếp Tổ TK&VV
- Địa chỉ người vay phải chi tiết đến khu dân cư (hiện nay đến thôn) để tiện tìm kiếm khi Tổ Trưởng cũ không làm, cần sắp xếp liền cư).
- Sắp xếp các thành viên Tổ liền cư, đặc biệt đối với những thôn lớ n trên cơ sở của các khu dân cư.