Các nhân tố ảnh hưởng tới chất lượng hoạt động của Phòng giao dịch Ngân hàng

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng hoạt động của phòng giao dịch ngân hàng chính sách xã hội (Trang 34 - 38)

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ CHẤT LƯỢNG HOẠT ĐỘNG CỦA PHÒNG GIAO DỊCH NGÂN HÀNG

1.2. Chất lượng hoạt động của Phòng giao dịch Ngân hàng

1.2.3. Các nhân tố ảnh hưởng tới chất lượng hoạt động của Phòng giao dịch Ngân hàng

a) Các nhân tố khách quan

- Môi trường kinh tế, chính trị, xã hội ổn định sẽ tạo cơ hội cho đầu tư, kích thích mở rộng hoạt động SXKD của doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân từ đó tạo điều kiện để tích lũy nhiều hơn, do đó, hoạt động tín dụng sẽ sôi động hơn. Khi nền kinh tế rơi vào trình trạng suy thoái, lạm phát tăng làm cho môi trường đầu tư, SXKD bị ảnh hưởng và thu hẹp lại, hàng hóa tồn đọng khó bán được, sản xuất đình trệ, thua lỗ. Điều này tạo ra những thách thức, cơ hội, cũng như ảnh hưởng đến các hoạt động tín dụng.

- Các chính sách kinh tế - xã hội do Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ cùng các bộ, ban ngành liên quan nghiên cứu, ban hành ngoài các chính sách chung, còn có những chính sách đặc thù được áp dụng với từng đối tượng cụ thể, mỗi chính sách đều có mục tiêu, mục đích cụ thể đối với từng vùng miền, địa bàn cụ thể nhằm hỗ trợ cho người dân tiếp cận được các chính sách một cách có hiệu quả, phù hợp nhất với điều kiện thực tiễn tại từng địa phương.

Chính quyền địa phương có nhiều chính sách, giải pháp đồng bộ phát triển kinh tế nhằm giảm nghèo, an sinh xã hội bền vững, gắn kết có hiệu quả TDCSXH với các hoạt động khuyến nông, lâm, ngư; quy hoạch vùng sản xuất tập trung, xây dựng thương hiệu, tìm thị trường đầu ra ổn định cho sản phẩm… Trong đó, phải kể đến sự tham gia của các tổ chức CT-XH đã tác động tích cực tới hoạt động ủy thác, tổ chức hội có điều kiện hỗ trợ hội viên sử dụng vốn có hiệu quả hơn. Ngược lại, nơi nào, chính quyền địa phương không chú trọng làm tốt chính sách giảm nghèo hoặc chính sách dàn trải, manh mún, chính sách tín dụng không có điều kiện gắn kết với chính sách phát triển sản xuất khác thì hiệu quả sử dụng vốn không cao, chất lượng hoạt động sẽ gặp khó khăn, hạn chế…

- Đối với địa phương, việc nhất thể hóa chức danh Bí thư Đảng ủy cấp xã đồng thời là Chủ tịch UBND cấp xã đã và sẽ tạo ra những thay đổi lớn trong công tác quản lý và tổ chức thực hiện các hoạt động kinh tế - xã hội tại địa phương, đặc biệt là trong thực hiện TDCSXH. Đồng chí Bí thư Đảng ủy đồng thời là Chủ tịch UBND cấp xã vừa là người trực tiếp tiếp thu các chủ trương, nghị quyết của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và của cấp trên, vừa là người trực tiếp chỉ đạo UBND, Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức CT- XH cấp xã thực hiện các nhiệm vụ ở địa phương. Chủ tịch UBND cấp xã sẽ trực tiếp chỉ đạo, đôn đốc các tổ chức CT-XH nhận ủy thác tập trung thực hiện tuyên truyền các chủ trương chính sách của Đảng, Nhà nước về TDCSXH đến các tầng lớp nhân dân.

- Yếu tố văn hóa, xã hội, điều kiện tự nhiên

Chất lượng tín dụng chính sách gắn liền với kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội địa phương và phụ thuộc rất nhiều vào các yếu tố văn hóa, xã hội, điều kiện tự nhiên, cụ thể, gồm:

+ Điều kiện tự nhiên bao gồm nhiều yếu tố như vị trí địa lý, diện tích, khí hậu, đất đai, khoáng sản, giao thông, thiên tai, dịch bệnh... Điều kiện tự nhiên cung cấp những yếu tố đầu vào cho quá trình sản xuất, tác động đến việc hoạch định chính sách phát triển kinh tế địa phương, lợi thế so sánh của từng vùng miền, cơ cấu phân bố dân cư, lao động, cơ cấu kinh tế địa phương, tập quán sản xuất của nhân dân. Do những đặc điểm về địa lý, tự nhiên, dân cư và những đặc điểm khác mà mỗi địa phương có sự phát triển kinh tế - xã hội và cách thức quản lý đặc thù (miền núi, đồng bằng, hải đảo hoặc vùng phát triển nông nghiệp, lâm nghiệp, công nghiệp hoặc những vùng là địa bàn sinh sống chủ yếu của đồng bào dân tộc thiểu số...). Đối với những địa bàn có điều kiện địa hình khó khăn, vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới, vùng đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống tập trung, tỷ lệ di canh, di cư lớn,… việc triển

khai TDCSXH gặp nhiều khó khăn.

+ Các yếu tố văn hóa xã hội gồm tổng hòa nhiều mặt như tình hình kinh tế - xã hội, tập quán, thói quen, tâm lý, trình độ học vấn, phân bố và cơ cấu dân cư, bản sắc dân tộc, giá trị truyền thống... Trên địa bàn xã, cộng đồng dân cư gắn bó chặt chẽ với nhau trên nhiều phương diện như kinh tế, văn hóa, xã hội, dòng họ, huyết thống, phong tục tập quán, ngành nghề và nhiều sinh hoạt chung khác có tính chính thức hoặc phi chính thức nên trong việc xử lý công việc có tác động không nhỏ tới tính khách quan, hợp tình hợp lý.

b) Các nhân tố chủ quan

- Năng lực và trình độ cán bộ ngân hàng

Về trình độ nghiệp vụ: trình độ của cán bộ ngân hàng ảnh hưởng lớn tới chất lượng phục vụ, chi phí dịch vụ làm ảnh hưởng tới việc thu hút vốn của ngân hàng.

Hiện nay, ở nhiều Ngân hàng Việt Nam, trình độ nghiệp vụ của cán bộ có nhiều bất cập. Vì vậy, cần phải chú trọng vào việc nâng cao trình độ cho cán bộ sao cho phù hợp với nhu cầu đòi hỏi của kinh tế thị trường.

- Mức độ thâm niên của một ngân hàng

Đối với các khách hàng khi cần giao dịch với một ngân hàng thì bao giờ họ cũng dành phần ưu ái đối với một ngân hàng có thâm niên hơn là một ngân hàng mới thành lập. Bởi vì, theo họ thì một ngân hàng thâm niên là một ngân hàng có uy tín, vững vàng trong nghiệp vụ, có nguồn vốn và có khả năng thanh toán cao. Do vậy, mức độ thâm niên về một khía cạnh nào đó cũng tạo ra được lòng tin đối với khách hàng.

- Mạng lưới phục vụ cho việc huy động vốn

Mạng lưới huy động vốn của các ngân hàng thường biểu hiện qua việc tổ chức các qũy tiết kiệm. Mạng lưới huy động không chỉ được mở rộng tạo điều kiện thuận lợi cho người gửi tiền, mà cần được mở ra ở cả những nơi

cách xa trung tâm kinh tế như nông thôn, vùng sâu, vùng xa để từ đó nâng cao được hiệu quả huy động vốn.

TÓM TẮT CHƯƠNG 1

Chương 1 của Đề tài đã trình bày tổng quan về chất lượng hoạt động của Phòng giao dịch Ngân hàng, khái quát chung về hoạt động của Phòng giao dịch Ngân hàng đã nói lên được khái niệm, tổ chức, đặc điểm hoạt động và vai trò của Phòng giao dịch. Chất lượng hoạt động của Phòng giao dịch ngân hàng, đưa ra các chỉ tiêu đánh giá chất lượng hoạt động của Phòng giao dịch Ngân hàng như Nguồn vốn; Cho vay; Thu nợ; Hoạt động thanh toán – ngân quỹ. Thực hiện các nghiệp vụ huy động vốn, tiếp nhận các nguồn vốn, cho vay. Các nhân tố chủ quan và khách quan làm ảnh hưởng tới chất lượng hoạt động của phòng giao dịch ngân hàng.

Chương 1 đã đưa ra những lý luận về chất lượng hoạt động của Phòng giao dịch Ngân hàng, sự cần thiết nâng cao chất lượng lượng hoạt động của Phòng giao dịch Ngân hàng, nhằm cung cấp các luận cứ để nghiên cứu giúp đánh giá chất lượng lượng hoạt động của Phòng giao dịch Ngân hàng ở Chương 2 và đưa ra giải pháp ở Chương 3.

CHƯƠNG 2

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng hoạt động của phòng giao dịch ngân hàng chính sách xã hội (Trang 34 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)