CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG HOẠT ĐỘNG CỦA PHÒNG GIAO DỊCH NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI
2.4. Đánh giá chất lượng hoạt động của Phòng giao dịch Ngân hàng Chính sách xã hội
2.4.2. Những tồn tại và nguyên nhân của những tồn tại
Bên cạnh những kết quả đạt, vẫn còn một số tồn tại sau:
a) Hạn chế trong chỉ đạo điều hành của một số PGD
- Tại một số PGD, Giám đốc còn chưa bao quát công việc để có thể phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng cán bộ và chỉ đạo điều hành trong đơn vị, thể hiện việc phân công cho cán bộ còn sơ sài thiếu nhiều nhiệm vụ. Giám đốc chưa định lượng thời gian cần thiết để chỉ đạo cán bộ triển khai thực hiện một nhiệm vụ cụ thể dẫn đến kết quả chưa đạt theo yêu cầu đề ra. Còn nhiều hạn chế trong việc thực hiện làm việc theo tổ, nhóm, chưa biết phát huy tinh thần sáng tạo của cán bộ.
b) Về tham mưu giúp việc Ban đại diện HĐQT:
- Những tồn tại trong quá trình hoạt động và thực hiện nhiệm vụ của Ban đại diện trong những năm qua như đã nêu ở phần trên, song tại một số địa phương không được Giám đốc PGD báo cáo, phản ánh lại với Trưởng Ban đại diện và đưa ra những nội dung tham mưu nhằm đưa hoạt động của Ban đại diện có hiệu quả hơn.
- Tại một số nơi công tác củng cố, kiện toàn thành viên Ban đại diện HĐQT các cấp chưa kịp thời; tổ chức không đủ các phiên họp, còn nhiều
phiên họp muộn; sổ ghi biên bản nội dung cuộc họp còn sơ sài, nội dung nghị quyết một số phiên họp còn chung chung, không cụ thể;
- Hạn chế trong việc phối hợp thực hiện nhiệm vụ được giao của các cấp, các ngành, các tổ chức đoàn thể và những khó khăn, vướng mắc trong quá trình hoạt động của PGD.
c) Về công tác phối hợp với các tổ chức Chính trị - xã hội nhận ủy thác:
- Công tác tuyên truyền, phổ biến chính sách tín dụng và các quy định của ngân hàng: vẫn còn có nơi chưa làm tốt, chưa kịp thời và thiếu quan tâm.
Qua báo cáo của các đoàn kiểm tra, còn có hộ chưa hiểu rõ về chính sách tín dụng ưu đãi mà bản thân họ đang thụ hưởng. Đến nay, vẫn còn người vay nhận thức nguồn vốn vay NHCSXH là vốn Nhà nước cho không hoặc người vay có khả năng trả nợ nhưng còn trông chờ, ỷ lại vào chính sách Nhà nước nên thiếu ý thức trả nợ (chây ỳ). Bên cạnh đó, còn tồn tại tổ chức Hội, Tổ TK&VV chưa thật sự kiên quyết, kiên nhẫn, động viên, thuyết phục, đôn đốc người vay trả nợ. Có thành viên chưa nắm được về dịch vụ huy động tiền gửi tiết kiệm qua Tổ TK&VV (một số tỉnh ở Tây Nam Bộ).
- Hoạt động của Tổ TK&VV một số nơi vẫn còn một số sai sót, hạn chế. Một số Tổ chưa thực hiện tốt việc bình xét cho vay, chưa duy trì sinh hoạt Tổ. Ngoài ra, một số Tổ trưởng chưa làm tốt việc thu lãi theo Biên lai hàng tháng, để lãi tồn đọng.
- Hội cấp Trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện làm nhiệm vụ chỉ đạo, còn Hội cấp xã là cấp thực hiện, tác nghiệp trực tiếp và quyết định chất lượng thì một số nơi làm chưa tốt, yếu kém, đặc biệt làm chưa đúng quy trình và nhất là công tác kiểm tra, giám sát. Một số nơi, cán bộ Hội cấp xã còn thụ động, chưa sâu sát đối với hoạt động của Tổ, chưa phát hiện được sai sót, yếu kém của Tổ, của hộ vay và chưa chủ động đề xuất với NHCSXH và chính quyền trong việc thu hồi nợ nợ quá hạn, thu lãi tồn đọng... làm ảnh hưởng đến chất
lượng tín dụng.
- Một số nơi chưa phát hiện kịp thời các trường hợp người vay bị rủi ro do nguyên nhân khách quan để thông báo và cùng Ngân hàng, chính quyền cấp xã lập Biên bản xử lý rủi ro, hoàn thiện hồ sơ xử lý nợ bị rủi ro để trình cơ quan có thẩm quyền xử lý.
- Việc phối hợp với các cơ quan chức năng thực hiện chuyển giao kỹ thuật, khuyến nông, khuyến lâm... cho hộ nghèo còn hạn chế.
2.4.1.2. Nguyên nhân của tồn tại
- Số lượng cán bộ tại một số PGD còn thiếu nên cũng ảnh hưởng đến chất lượng công việc. Ngoài ra trình độ cán bộ chưa đồng đều giữa các PGD như ở đồng bằng và vùng núi, chính điều này cũng gây ảnh hưởng đến một số cán bộ chưa thực sự yên tâm công tác tại các vùng khó khăn dẫn đến vẫn có cán bộ nghỉ việc làm cho cán bộ nơi đây bị thiếu, lại phải tuyển dụng và đào tạo rất mất thời gian.
- Tại một số nơi vẫn còn chủ quan khi có thay đổi về nhân sự các cấp đã không củng cố, kiện toàn thành viên Ban đại diện HĐQT kịp thời. Ngoài ra Một số thành viên Ban đại diện HĐQT là lãnh đạo các phòng ban, ngành của huyện do công việc bận nên chưa chủ động bố trí thực hiện kế hoạch kiểm tra tại các địa bàn được phân công. Thành viên Ban đại diện là Chủ tịch UBND xã cũng vậy nên chưa thường xuyên kiểm tra, giám sát một số tổ TK&VV và một số hộ vay vốn.
- Một số Lãnh đạo Phòng giao dịch NHCSXH và cán bộ tín dụng được giao theo dõi địa bàn chưa chủ động tham mưu cấp ủy, chính quyền địa phương quan tâm chỉ đạo đối với công tác ủy thác; việc cung cấp thông tin, kết quả hoạt động cho đơn vị nhận ủy thác còn chậm, chưa thường xuyên, không cụ thể, nhất là những tồn tại, sai sót để các đơn vị chủ động khắc phục;
chưa mạnh dạn đề xuất giải pháp để các đơn vị nhận ủy thác phối hợp sửa
chữa các yếu kém, tồn tại; kỹ năng phối hợp làm việc của một số cán bộ tín dụng còn hạn chế, chưa phát huy được vai trò, trách nhiệm của các đơn vị nhận ủy thác; chất lượng công tác đào tạo, tập huấn cho đội ngũ cán bộ làm công tác ủy thác còn thấp, chưa mang lại hiệu quả thiết thực.
- Một số nơi, cán bộ Hội chưa bám sát và theo dõi thường xuyên hoạt động của Tổ TK&VV, chưa tích cực đôn đốc Ban quản lý Tổ thực hiện hợp đồng ủy nhiệm đã ký với Ngân hàng. Hội cấp xã chưa tham gia đầy đủ các cuộc họp giao ban hàng tháng tại Điểm giao dịch xã nên hạn chế đến việc tiếp thu và triển khai công việc sau giao ban, không tháo gỡ được khó khăn, vướng mắc,... Các Tổ không sinh hoạt theo quy ước của Tổ.
- Cán bộ Hội chuyên trách công việc ủy thác (nhất là cấp cơ sở) thường xuyên thay đổi nhưng chưa có quy hoạch, đào tạo cán bộ kế nhiệm để chuyển giao một cách liên tục, kịp thời. Việc bàn giao công việc giữa người cũ và người mới chưa đáp ứng yêu cầu, người kế nhiệm chưa thực hiện tốt trách nhiệm của mình.
- Phần lớn đối tượng thụ hưởng chính sách tín dụng là những người yếu thế trong xã hội, nhất là khách hàng thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ đồng bào dân tộc thiểu số, có trình độ dân trí thấp, chưa biết cách làm ăn, thiếu ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ, lại chịu tác động của thiên tai, dịch bệnh nên hoạt động SXKD kém hiệu quả, thua lỗ, không có nguồn trả nợ ngân hàng, tiềm ẩn nguy cơ nợ quá hạn; mặt khác đây là đối tượng dễ bị lợi dụng để vay ké, vay hộ, chiếm dụng vốn...
TÓM TẮT CHƯƠNG 2
Chương 2 đã trình bày thực trạng chất lượng hoạt động của Phòng giao dịch Ngân hàng Chính sách xã hội. Trên cơ sở tổng quan về chất lượng hoạt động của Phòng giao dịch Ngân hàng Chính sách xã hội, tác giả đã trình bày thực trạng tổ chức và điều hành Phòng giao dịch; thực trạng công tác tham mưu giúp việc Ban Đại diện Hội đồng quản trị và phối hợp với các Tổ chức CT-XH nhận ủy thác; thực trạng kết quả hoạt động của Phòng giao dịch Ngân hàng Chính sách xã hội, đồng thời chỉ ra những khó khăn, tồn tại và nguyên nhân trong quá trình thực hiện. Từ những cơ sở phân tích, đánh giá thực trạng chất lượng hoạt động của Phòng giao dịch NHCSXH ở chương 2 là cơ sở để tác giả đề xuất các giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao chất lượng hoạt động của Phòng giao dịch ở chương 3.
CHƯƠNG 3