CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG HOẠT ĐỘNG CỦA PHÒNG GIAO DỊCH NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI
2.2. Hoạt động của Phòng giao dịch Ngân hàng Chính sách xã hội
2.3.1. Thực trạng công tác tổ chức điều hành Phòng giao dịch
2.3.1.1. Thực trạng mô hình tổ chức và nhân sự của Phòng giao dịch Ngân hàng Chính sách xã hội
a) Mô hình tổ chức Phòng giao dịch Ngân hàng Chính sách xã hội
Tổ chức, nhân sự của PGD NHCSXH biến động qua từng thời kỳ phát triển. Ngày 29/4/2003, Tổng Giám đốc NHCSXH có văn bản số 298/NHCS- TCCB “Về nhân sự PGD NHCSXH cấp huyện”. Văn bản hướng dẫn về số lượng cán bộ: Mỗi PGD có thể nhận từ Ngân hàng nông nghiệp và Phát triển
nông thôn 03 cán bộ trong đó: 01 cán bộ được bổ nhiệm làm Giám đốc, 01 cán bộ kế toán, 01 cán bộ tín dụng. Đến ngày 09/5/2005, Tổng Giám đốc có văn bản số 736/NHCS-TCCB “V/v chấn chỉnh, tăng cường công tác tổ chức và quản lý cán bộ”. Tại văn bản có nêu: PGD cấp huyện có từ 5 đến 7 cán bộ nghiệp vụ là hợp đồng không xác định thời hạn và 01 lao động là hợp đồng ngắn hạn làm bảo vệ. Cán bộ của PGD được phân công như sau:
- Giám đốc phụ trách chung, chỉ đạo toàn diện các hoạt động của đơn vị;
- Ba cán bộ làm nghiệp vụ kế toán kho quỹ, trong đó có Tổ trưởng làm nhiệm vụ Trưởng Kế toán và có 01 thủ kho kiêm thủ quỹ;
- Ba cán bộ còn lại làm nghiệp vụ tín dụng, kế hoạch, trong đó có 01 Phó Giám đốc làm nhiệm vụ phụ trách tổ nghiệp vụ tín dụng và kế hoạch (chưa có Phó Giám đốc thì phải có Tổ trưởng Kế hoạch nghiệp vụ).
Phòng giao dịch NHCSXH cũng thay đổi nhanh theo sự phát triển của NHCSXH. Từ nghiệp vụ ban đầu chỉ có 3 chương trình cho vay đến nay đã được Chính phủ giao 18 chương trình tín dụng trong nước và một số chương trình nhận ủy thác của nước ngoài. Biên chế tại PGD cũng được bổ sung thêm mỗi PGD có từ 7–16 cán bộ. Từ chỗ chỉ giao dịch tại trụ sở PGD chuyển sang chủ yếu tổ chức giao dịch tại xã. Cơ sở vật chất của PGD cũng thay đổi để phù hợp với sự phát triển. Các PGD chủ yếu có trụ sở giao dịch tại trung tâm của huyện và các điểm giao dịch tại xã. Cùng theo đó năng lực quản lý điều hành của Giám đốc PGD cũng được nâng cao.
Tổ giao di ̣ch xã của PGD là một đặc thù của NHCSXH để giao dịch tại xã. Tổ chức của Tổ giao dịch xã không cố định mà được thành lập từng lần từ các cán bộ của PGD. Tổ giao di ̣ch xã không phải là một bộ phận cấu thành trong mô hình tổ chức của PGD.
Về nhân sự của PGD: Kể từ khi được thành lập đến nay, số lượng cán bộ toàn hệ thống NHCSXH ngày một tăng lên, ban đầu chỉ có 488 cán bộ với 3 chương trình tín dụng, đến thời điểm 31/12/2020 số cán bộ là trên 10.000 cán bộ với trên 20 chương trình tín dụng. Về trình độ cán bộ làm chuyên môn
nghiệp vụ: hiện nay, số lao động có trình độ trên đại học là 4%, trình độ đại học chiếm 85%, cao đẳng trở xuống chiếm 11%.
Tại thời điểm này bình quân số cán bộ PGD trên toàn quốc là 11 cán bộ. Qua khảo sát 57 PGD tại 9 tỉnh có bình quân là 10 cán bộ, các nhóm theo Bảng 2.1 dưới đây.
Bảng 2.1 Tổng hợp biên chế của các PGD được khảo sát Chia nhóm theo số biên chế của PGD
Số PGD quan sát
Chia nhóm theo số biên chế của PGD Nhóm
8 cán bộ
Nhóm 9 cán
bộ
Nhóm 10 cán
bộ
Nhóm 11 cán
bộ
Nhóm 12 cán
bộ
Nhóm 13 cán
bộ
Nhóm 15 cán
bộ
Nhóm 16 cán
bộ
57 12 9 11 14 1 6 2 2
(Nguồn: Tổng hợp kết quả khảo sát của Phiếu 01)
- Việc định biên cho PGD chưa đồng đều giữa các chi nhánh và giữa các PGD trong cùng chi nhánh tương ứng với qui mô hoạt động hiện tại và nhiệm vụ trong tương lai. Cụ thể:
+ So sánh 02 PGD trong cùng một chi nhánh Tuyên Quang được khảo sát xét theo các tiêu chí tại Bảng 2.2 như sau:
Bảng 2.2 So sánh một số chỉ tiêu của 2 PGD cùng một chi nhánh STT Tiêu chí so sánh Đơn vị
tính
PGD Hàm Yên – Tuyên
Quang
PGD Chiêm Hóa – Tuyên
Quang
1 Tổng số biên chế Cán bộ 15 13
2 Tổng dư nợ Tỷ đồng 544 609
3 Tỷ lệ nợ quá hạn % 0,22 0,17
4 Dư nợ bình quân/1 cán bộ PGD Tỷ đồng 36,2 46,8
5 Tổng số hộ trong huyện Hộ 15.926 16.589
6 Tổng số xã trong huyện Xã 18 26
7 Tổng số hộ nghèo, cận nghèo Hộ 6.674 5.064
8 Tỷ lệ hộ nghèo, cận nghèo % 41,9 30,5
(Nguồn: Tổng hợp kết quả khảo sát của Phiếu 01)
+ So sánh giữa 2 PGD Hàm Yên và Chiêm hóa ta thấy biên chế của
PGD Hàm Yên nhiều hơn biên chế của PGD Chiêm Hóa 15,4% nhưng tổng dư nợ lại thấp hơn 12%. Tổng số hộ và tổng số xã trong huyện đều thấp hơn;
tổng số hộ nghèo và cận nghèo lại cao hơn.
Như vậy, ngay trong cùng một chi nhánh thì biên chế chưa dựa trên qui mô, đặc điểm hoạt động của các PGD nhằm tạo sự công bằng tương đối. Mặt khác, xét về tiềm năng tăng trưởng dư nợ của PGD Chiêm Hóa còn nhiều đối tượng thụ hưởng chính sách tín dụng hơn.
+ Để thấy rõ hơn về sự khác nhau về biên chế giữa các PGD, đề tài so sánh PGD Chiêm Hóa tỉnh Tuyên Quang vớ i PGD Yên Thành - tỉnh Nghệ An. Kết quả ở bảng 2.3 như sau:
Bảng 2.3 So sánh 2 PGD tại Chi nhánh Tuyên Quang và Nghệ An S
TT Tiêu chí so sánh Đơn vị tính
PGD Chiêm Hóa – Tuyên
Quang
PGD Yên Thành - Nghệ
An
1 Tổng số biên chế Cán bộ 13 15
2 Tổng dư nợ Tỷ
đồng 609 699
3 Tỷ lệ nợ quá hạn % 0,17 0,07
4 Dư nợ bình quân/1 cán bộ PGD
Tỷ
đồng 46,8 46,6
5 Tổng số hộ trong huyện hộ 16.589 79.719
6 Tổng số xã trong huyện Xã 26 39
7 Số hộ nghèo, cận nghèo hộ 5.064 8.891
(Nguồn: Tổng hợp kết quả khảo sát của Phiếu 01)
So sánh 2 PGD như trên ta thấy biên chế của PGD Yên Thành tỉnh Nghệ An cao hơn biên chế của PGD Chiêm Hóa tỉnh Tuyên Quang là 15,4%
nhưng tổng dư nợ lại cao hơn 12,9%. Tổng số hộ trong huyện Yên Thành nhiều hơn 79,2%; số hộ nghèo và cận nghèo nhiều hơn 43%; tổng số xã trong huyện nhiều hơn 33,3%.
Qua so sánh 02 PGD của 02 chi nhánh cho thấy khác nhau về hiệu quả hoạt động, khối lượng công việc và biên chế. PGD Yên Thành lớn hơn nhiều so với PGD Chiêm Hóa thông qua các tiêu chí phân tích ở trên.
+ Việc bố trí lãnh đạo PGD đến nay vẫn còn PGD chưa có Phó Giám đốc (PGĐ) giúp việc cho Giám đốc như PGD Mỹ Lộc chi nhánh Nam Định với tổng dư nợ 107 tỷ.
b) Trình độ cán bộ
Chất lượng hoạt động của PGD không chỉ phụ thuộc vào biên chế mà còn phụ thuộc vào trình độ cán bộ. Thông qua số liệu thu thập được từ các PGD cho thấy một số vấn đề về trình độ cán bộ PGD.
Bảng 2.4 Tổng hợp trình độ của cán bộ Phòng giao dịch
Chức vụ
Số quan
sát
Chuyên ngành Kinh tế Ngành khác Thời gian công tác Đại
học
Cao đẳng
Trung cấp
Đại học
Cao đẳng
Trung cấp
Trên 10 năm
Từ 5- 10 năm
Dưới 5 năm
Giám đốc 57 55 0 0 2 0 0 47 7 3
Phó GĐ 53 48 0 0 5 0 0 39 8 6
Tín dụng 255 236 6 3 2 3 5 133 90 32
Kế toán 171 154 5 3 6 2 1 103 42 26
Thủ quỹ 57 13 7 18 8 5 6 14 21 22
Tổng cộng 593 506 18 24 23 10 12 336 168 89 (Nguồn: Tổng hợp kết quả khảo sát của Phiếu 02)
Qua tổng hợp các PGD được khảo sát, trình độ cán bộ PGD được phân loại tại Bảng 2.4 cho thấy:
- Trình độ cán bộ của các PGD được đánh giá là rất tốt. Tỷ lệ cán bộ tốt nghiệp đại học chiếm trên 85,3% đúng chuyên ngành. Đặc biệt, tất cả các Giám đốc PGD được khảo sát đạt tỷ lệ 96,5% tốt nghiệp đại học đúng chuyên ngành.
- Về thâm niên của cán bộ PGD đang ở thời điểm vàng. Cán bộ có thời gian công tác từ 5 năm trở lên chiếm 85%. Số Giám đốc và Phó Giám đốc có thời gian công tác trên 10 năm chiếm 78% và Giám đốc có thời gian công tác
dưới 5 năm là 5%, không có cán bộ nào chưa qua đào tạo. Đây là những điều kiện rất tốt về nhân lực cho hoạt động của các PGD.
- Số cán bộ của PGD không đúng chuyên ngành kinh tế chiếm tỷ lệ 7,6 %, vấn đề này cũng góp phần ảnh hưởng không nhỏ đến nhận thức và khả năng tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ chuyên môn được giao của cán bộ.
- Do đặc thù hoạt động và sự thay đổi các qui định nghiệp vụ nên những kiến thức đào tạo ở các trường đại học và học viện áp dụng vào hoạt động của NHCSXH chưa ứng dụng được ngay. Mặt khác, các cán bộ cần đến kỹ năng để làm việc trong đó phải kể đến các kỹ năng làm việc theo nhóm, kỹ năng giao tiếp, thuyết trình và văn hoá NHCSXH. Những kỹ năng này sẽ được bổ sung thông qua các chương trình đào tạo của Trung tâm Đào tạo NHCSXH.
Đối với trình độ cán bộ của PGD một mặt cần đào tạo các kỹ năng cần thiết. Mặt khác cũng đào tạo bổ sung số cán bộ không đúng chuyên ngành, đặc biệt là việc đào tạo các kỹ năng làm việc.
2.3.1.2. Thực trạng công tác điều hành Phòng giao dịch của Ngâ hàng Chính sách xã hội
Giám đốc PGD có vai trò rất quan trọng trong việc triển khai thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của một PGD được quy định tại Quyết định 23/QĐ - HĐQT. Chất lượng, hiệu quả hoạt động của một PGD như thế nào phụ thuộc vào một trong những yếu tố quan trọng là năng lực điều hành của Giám đốc.
Để làm rõ việc phân bổ thời gian so với nhiệm vụ được giao. Đề tài thống kê việc phân bổ thời gian thực hiện các công việc phát sinh trong năm và lựa chọn ngẫu nhiên 10 Giám đốc PGD qua phiếu khảo sát.
Số liệu tại Bảng số 2.5 cho thấy việc phân bổ thời gian thực hiện các công việc phát sinh trong năm 2020 của các Giám đốc PGD có nhiều sự khác nhau. Có những công việc thực hiện nhiều lần trong năm thì tốt, nhưng có những công việc thực hiện nhiều lần trong năm thì lại không cần thiết. Kết quả phản ánh tại tại Bảng 2.5.
Bảng 2.5 Tổng hợp công việc trong năm của 10 Giám đốc PGD
ST
T Công việc phát sinh
Nhóm Giám đốc PGD thực hiện công việc trong năm
Rất nhiều
lần
Nhiều
lần Ít lần
Không lần nào
1 Họp toàn thể cơ quan 2 8 0 0
2 Dự họp NHCSXH tỉnh 1 9 0 0
3 Dự họp BĐD huyện định kỳ 2 8 0 0
4 Dự họp BĐD tỉnh 1 3 2 4
5 Dự họp huyện uỷ 1 7 1 1
6 Dự họp HĐND huyện 1 7 1 1
7 Dự họp UBND huyện 1 6 2 1
8 Dự họp khác huyện 0 4 4 2
9 Đi tập huấn nghiệp vụ do cấp trên 2 8 0 0
10 Dự họp giao ban với Hội, đoàn
thể cấp huyện 2 8 0 0
11 Dự họp xã 3 7 0 0
12 Dự họp Tổ TK&VV 3 7 0 0
13 Dự họp giao ban tại điểm giao
dịch xã 4 6 0 0
14 Dự họp thôn 1 4 5 0
15 Kiểm tra cùng Ban đại diện 2 8 0 0
16 Kiểm tra hội ủy thác cấp xã 2 8 0 0
17 Kiểm tra Tổ TK&VV 2 8 0 0
18 Kiểm tra hộ vay vốn 2 8 0 0
19 Kiểm tra điểm giao dịch xã 2 8 0 0
20 Dự tập huấn tổ chức hội ủy thác
cấp huyện 2 8 0 0
21 Dự tập huấn nghiệp vụ hội ủy
thác và cán bộ xã 1 9 0 0
22 Dự tập huấn cho Tổ TK&VV 2 8 0 0
23 Họp Đảng, Đoàn thể 2 7 1 0
24 Họp các Hội đồng của PGD 1 7 2 0
25 Tiếp các Đoàn kiểm tra, công tác 0 9 1 0
26 Tiếp công dân 0 7 3 0
27 Nhiệm vụ khác 1 8 1 0
(Nguồn: Tổng hợp kết quả khảo sát của Phiếu 03)
Qua Bảng 2.5 cho thấy:
- Tháng nào Giám đốc PGD cũng đi dự họp huyện ủy, HĐND và UBND huyện là không cần thiết, có thể nhiều cuộc họp giao cho cấp Phó đi thay và được tổng hợp vào cột “nhiều lần trong năm”.
- Có Giám đốc trong năm không đi dự họp huyện ủy, HĐND và UBND huyện lần nào hạn chế đến việc tham mưu và tiếp nhận các thông tin để triển khai các nhiệm vụ của PGD được thuận lợi và được tổng hợp vào cột “không lần nào trong năm”.
- Chưa biết khai thác những thông tin cần thiết để chỉ đạo điều hành hàng ngày, hàng tháng, hàng quý, năm. Tổ chức các buổi họp cơ quan, họp sơ tổng kết chưa chỉ ra được thực trạng những tồn tại, hạn chế và nguyên nhân, đồng thời đưa ra các giải pháp thiết thực để khắc phục cho thời kỳ tiếp theo, đặc biệt công tác phân công, phối hợp như thế nào để thực hiện.
- Có nơi NHCSXH cấp trên chỉ đạo đến đâu làm đến đấy, chưa biết lựa chọn ưu tiên việc nào làm trước, việc nào làm sau. Văn bản chỉ đạo của NHCSXH cấp trên sao y gửi cho cán bộ mà không triển khai cụ thể hóa cho phù hợp và sát thực với thực trạng hoạt động của đơn vị.
- Chưa chủ động phân tích và xây dựng chỉ tiêu kế hoạch sát thực với thực tế ngay từ đầu năm. Vì vậy, việc thực hiện chỉ tiêu kế hoạch, nhiệm vụ không có định hướng rõ ràng mà kế hoạch, nhiệm vụ được giao đến đâu thực hiện đến đó.
- Một số PGD chưa được dự họp Ban đại diện cấp tỉnh lần nào làm hạn chế việc chuyển tải và tiếp nhận thông tin từ Ban đại diện tỉnh và chi nhánh.