CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG HOẠT ĐỘNG CỦA PHÒNG GIAO DỊCH NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI
2.2. Hoạt động của Phòng giao dịch Ngân hàng Chính sách xã hội
2.3.3. Thực trạng kết quả hoạt động của Phòng giao dịch Ngân hàng Chính sách xã hội (giai đoạn 2015-2020)
Kết quả hoạt động của PGD dựa trên chất lượng hoạt động tín dụng của PGD. Vì vậy, nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng của PGD không những đem lại lợi ích cho PGD của hệ thống NHCSXH mà còn đem lại lợi ích thiết thực cho khách hàng, công tác giảm nghèo, an sinh xã hội và sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.
Thực trạng hoạt động tín dụng của Phòng giao dịch Ngân hàng Chính sách xã hội giai đoạn 2015-2020
Trải qua quá trình xây dựng và phát triển, đồng hành cùng người nghèo và các đối tượng chính sách khác, được sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước, sự hỗ trợ của cấp ủy, chính quyền địa phương, sự phối hợp chặt chẽ của các tổ chức CT-XH, NHCSXH đã: Tập trung huy động được các nguồn lực tài chính, đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu vay vốn của người nghèo và các đối tượng chính sách khác; Thực hiện các chương trình tín dụng chính sách đạt hiệu quả về kinh tế - xã hội; Thiết lập được mô hình tổ chức, phương thức quản lý vốn tín dụng chính sách xã hội và cách thức tác nghiệp đặc thù, hiệu quả, phù hợp với điều kiện thực tiễn nước ta.
Giai đoạn 2015-2020, các chương trình tín dụng và khối lượng tín dụng NHCSXH tăng dần qua các năm, đáp ứng kịp thời vốn cho SXKD và phục vụ nhu cầu thiết yếu của hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác. Đến 31/12/2020, tổng nguồn vốn Tín dụng chính sách từ các nguồn: Vốn nhận từ
ngân sách nhà nước; Vốn vay Ngân hàng Nhà nước, vay và nhận ủy thác nước ngoài; Nhận tiền gửi của các tổ chức tín dụng Nhà nước; Vốn nhận ủy thác từ ngân sách địa phương; Nguồn vốn khác và các quỹ, đạt 233.426 tỷ đồng tăng 86.966 tỷ đồng so với năm 2015. Tổng dư nợ TDCSXH đạt 226.197 tỷ đồng, với hơn 6,4 triệu khách hàng vay vốn, tốc độ tăng trưởng dư nợ giai đoạn 2015-2020 đạt 9,7%/năm. Hoạt động thanh toán chuyển tiền trong nước qua các kênh: Thanh toán liên ngân hàng, thanh toán bù trừ...;
Thanh toán nội bộ; Các dịch vụ tiền gửi thanh toán, tiền gửi tiết kiệm giai đoạn 2015-2021 kết quả như sau:
Bảng 2.8: Kết quả hoạt động TDCSXH giai đoạn 2015-2020 Đơn vị: tỷ đồng, hộ, lao động, HSSV, công trình, căn nhà
TT Chỉ tiêu 2015 2016 2017 2018 2019 2020
1 Nguồn vốn 146.460 162.400 175.830 194.420 211.893 233.426
2 Chuyển tiền
thanh toán 182.870 101.538 132.175 211.848 264.198 283.169 3 Doanh số cho vay 49.197 55.150 55.114 62.079 72.822 75.825
4 Doanh số thu nợ 36.066 40.127 40.509 45.888 53.497 56.303
5 Tổng dư nợ 142.528 157.372 171.790 187.792 206.805 226.197
6 Số lượt hộ vay 2.358.295 2.297.064 2.097.401 2.142.536 2.115.360 2.067.939
7 Số hộ vượt qua
ngưỡng nghèo 349.905 493.018 582.836 338.488 380.023 156.557
8 Số lao động tạo
việc làm 175.446 171.327 208.556 252.060 302.367 366.747 9 Số HSSV vay vốn 103.238 74.108 64.848 51.145 43.813 44.585
10 Số công trình
NS&VSMT 1.349.517 1.298.864 1.221.464 1.354.072 1.312.454 1.319.437 11 Số căn nhà 7.953 20.728 46.547 32.484 17.155 23.496
(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động NHCSXH giai đoạn 2015-2020)
Nhìn vào bảng 2.8 ta thấy
Tổng nguồn vốn hàng năm tăng lên và Vốn TDCSXH được phân bổ, triển khai cho vay kịp thời, đến đúng đối tượng thụ hưởng, đã tạo điều kiện hỗ trợ cho hội viên, đoàn viên, hộ nghèo và các đối tượng chính sách xã hội tiếp cận nguồn vốn vay TDCSXH để đầu tư vào sản xuất chăn nuôi và kinh doanh dịch vụ phù hợp với đặc điểm của từng thôn, ấp…, trang trải chi phí học tập, xây dựng nhà ở hộ nghèo, xây dựng các công trình nước sạch, vệ sinh môi trường nông thôn để từng bước nâng cao đời sống.
Hoạt động thanh toán trong giai đoạn này chưa đều năm 2016 thấp nhất với 101.538 tỷ đồng nhưng các năm sau thì đều đã tăng lên năm 2020 với 283.169 tỷ đồng. Qua hệ thống thanh toán điện tử liên ngân hàng đã giúp NHCSXH sử dụng tối ưu nguồn vốn, luôn chủ động trong việc nhận và thanh toán nguồn vốn trái phiếu, tiền gửi 2% của các tổ chức tín dụng nhà nước, thanh toán các hợp đồng liên ngân hàng, nhận kịp thời các nguồn vốn.
Cùng với việc tăng trưởng tín dụng, chất lượng hoạt động tín dụng không ngừng được nâng cao, góp phần bảo toàn nguồn vốn tín dụng. Đến 31/12/2020, tổng dư nợ đạt 226 nghìn tỷ; tỷ lệ nợ quá hạn ở mức thấp 0,2%;
tỷ lệ thu hồi nợ gốc đến hạn đạt 93,5%; tỷ lệ thu lãi đạt 105,38%; vốn vay đến đúng đối tượng thụ hưởng; chất lượng hoạt động của Tổ TK&VV không ngừng được nâng lên (bình quân đạt 92,34 điểm).
Bảng 2.9: Các tiêu chí đánh giá chất lượng tín dụng giai đoạn 2015-2020 Đơn vị: %, điểm, triệu đồng
TT Chỉ tiêu 2015 2016 2017 2018 2019 2020
1 Dư nợ TDCS 142.528 157.372 171.790 187.792 206.885 226.197 2 Tỷ lệ thu lãi 103,73 103,45 102,36 101,73 102,39 105,38 3 Tỷ lệ thu hồi nợ
đến hạn 61,2 67,8 68,11 84,41 91,92 93,5
4 Tỷ lệ NQH 0,3 0,31 0,38 0,38 0,26 0,20
5 Điểm chất lượng hoạt động GDX
Chưa xây dựng
tiêu chí 83,84 80,25 88,88 91,45
6
Điểm chất lượng hoạt động Tổ TK&VV
Chưa xây dựng tiêu chí.
Đánh giá ở kết quả xếp loại Tổ TK&VV
88,72 90,58 92,34
(Nguồn: Báo cáo chuyên đề Tín dụng Người nghèo giai đoạn 2015-2020) Qua bảng 2.9 ta thấy:
-Trong giai đoạn 2015-2020, tổng dư nợ tín dụng chính sách ngày càng tăng, năm 2020 đạt 226.197 tỷ đồng so với năm 2015 tăng 83.669 tỷ đồng (tăng 58,7%) điều đó chứng tỏ hoạt động tín dụng chính sách của các PGD ngày càng phát triển.
- Tỷ lệ thu lãi có biến động tăng dần qua các năm chứng tỏ chất lượng hoạt động tín dụng tốt. Tỷ lệ thu lãi càng cao càng thể hiện được sự phối hợp giữa NHCSXH và các Tổ chức CT-XH cùng với Ban quản lý Tổ ngày càng hiệu quả, lựa chọn đúng đối tượng thụ hưởng lại có phương án sản xuất kinh doanh khả thi nên sử dụng vốn vay hiệu quả, chấp hành trả nợ ngân hàng đầy đủ theo đúng nghĩa vụ cam kết.
- Tỷ lệ thu hồi nợ đến hạn năm 2020 đạt 93,5%, tăng 32,3% so với năm 2015. Tỷ lệ thu hồi nợ đến hạn cao dẫn đến việc tỷ lệ nợ quá hạn giảm dần qua các năm (từ 0,3% xuống còn 0,2%). Điều này chứng tỏ chất lượng tín dụng và hiệu quả sử dụng vốn ngày càng tốt và ý thức trả nợ của khách hàng ngày càng cao như trả nợ đúng hạn, giảm tỷ lệ nợ quá hạn.
- Chất lượng hoạt động giao dịch xã và chất lượng hoạt động Tổ TK&VV trong giai đoạn 2015-2020 có phần ổn định hơn, cũng dần được cải thiện và nâng cao. Trong giai đoạn này, chất lượng hoạt động giao dịch xã được nâng lên là do sự vào cuộc của các tổ chức CT-XH trong việc đôn đốc Ban quản lý Tổ TK&VV thực hiện đúng thỏa thuận giao dịch với ngân hàng.
Kết quả hoạt động giao dịch xã: Hoạt động giao dịch xã ngày càng đi vào ổn định, nề nếp. Các tổ viên Tổ TK&VV được cán bộ tổ chức CT-XH hướng dẫn để thực hiện các giao dịch với NHCSXH nhanh chóng, thuận lợi (nhận tiền vay, trả nợ gốc, gửi, rút tiền gửi…). Hoạt động giao dịch xã đã được Nhân dân, chính quyền địa phương, các tổ chức CT-XH, các cơ quan, ban, ngành đánh giá cao, là một bước tiến trong cải cách thủ tục hành chính và là một đặc thù riêng, thể hiện tinh thần trách nhiệm của cán bộ NHCSXH đối với người nghèo và các đối tượng chính sách khác.
Bảng 2.10: Thống kê kết quả hoạt động giao dịch xã giai đoạn 2015-2020
Năm
Tỷ lệ Tổ TK&VV tham gia
GDX
Tỷ lệ giao dịch tại điểm GDX
Trong đó Tỷ lệ giải
ngân tại điểm GDX
Tỷ lệ thu lãi tại điểm
GDX
Tỷ lệ thu nợ tại điểm
GDX
2015 92,35% 80% 82% 88% 63%
2016 93,84% 87% 82% 96% 76%
2017 98,59% 88% 85% 95% 78%
2018 99,04% 89% 88% 96% 82%
2019 99,59% 93% 92% 98% 89%
2020 99,57% 95% 95% 98% 91%
(Nguồn: Báo cáo chuyên đề Tín dụng Người nghèo giai đoạn 2015-2020) Hoạt động tiền gửi tổ viên Tổ tiết kiệm và vay vốn: Với việc tham gia gửi tiền tiết kiệm không cố định mức tiền gửi giúp người nghèo và các đối tượng chính sách khác hình thành thói quen tiết kiệm, giảm gánh nặng trả nợ gốc, lãi, đồng thời tăng sự đoàn kết, tương trợ lẫn nhau giữa các thành viên trong Tổ
TK&VV. Do đó, các tổ chức CT-XH nhận ủy thác đã tổ chức tuyên truyền sâu rộng, tích cực vận động tổ viên chấp hành nghiêm chỉnh quy ước hoạt động của Tổ TK&VV, thực hành tiết kiệm; giúp đỡ, giám sát nhau trong việc sử dụng vốn vay đúng mục đích, có hiệu quả, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống; thực hiện trả nợ gốc, lãi đúng kỳ hạn đã cam kết với NHCSXH.
Việc gửi tiết kiệm thông qua Tổ TK&VV hiện nay dần đã đi vào nề nếp, phát huy hiệu quả việc huy động nguồn lực tại chỗ, tạo thói quen tiết kiệm trong chi tiêu hằng ngày, giúp hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác vươn lên phát triển kinh tế góp phần giảm nghèo bền vững, xây dựng nông thôn mới cho địa phương.
Đến 31/12/2020, có trên 99,9% số Tổ TK&VV có số dư tiền gửi tổ viên với hơn 6,5 triệu tổ viên tham gia, số dư tiền gửi đạt 12.720 tỷ đồng, tăng 9.320 tỷ đồng; số dư tiền gửi bình quân đạt 1,95 triệu đồng/tổ viên, tăng 1,34 triệu đồng/tổ viên so với 31/12/2015.
Bảng 2.11: Thống kê kết quả hoạt động tiền gửi tổ viên giai đoạn 2015-2020 Đơn vị: tổ, tổ viên, triệu đồng
Năm
Số Tổ TK&VV thực hiện
hoạt động tiền gửi tổ viên Số dư tiền gửi tổ viên Tổng số
Tổ TK&VV
Tổ TK&VV
có số dư tiền gửi
Tỷ lệ
%
Số dư tiền gửi tổ
viên
Số tổ viên có số dư
tiền gửi
Số dư bình quân tiền gửi/tổ viên 2015 192.956 191.478 99,2 4.258.512 6.016.399 0,71 2016 189.549 189.173 99,8 5.436.094 6.410.702 0,85 2017 185.238 185.054 99,9 7.033.822 6.495.514 1,08 2018 181.710 181.568 99,9 8.961.624 6.622.773 1,35 2019 176.908 176.818 99,9 10.702.561 6.557.424 1,63 2020 172.538 172.507 99,9 12.719.895 6.534.391 1,95
(Nguồn: Báo cáo chuyên đề Tín dụng Người nghèo giai đoạn 2015-2020)
Ngân hàng Chính sách xã hội ủy thác qua các tổ chức CT-XH thực hiện một số nội dung công việc trong quy trình cho vay hiện này là phù hơn với năng lực quản lý, phương thức và hoạt động của các tổ chức CT-XH; phát huy được những điểm mạnh của tổ chức Hội, đoàn thể có mạng lưới, cán bộ ở tất cả các xã, đặc biệt có chi hội hoạt động ở thôn, bản, ấp, buôn, phum, sóc ...
Các tổ chức CT-XH các cấp đã chủ động xây dựng và thực hiện kế hoạch kiểm tra, giám sát hàng năm về hoạt động nhận ủy thác, hoạt động của Tổ TK&VV, hoạt động vay vốn và sử dụng vốn vay của các hộ vay; tổ chức thực hiện đồng thời thông báo kết quả kiểm tra, giám sát cho NHCSXH cùng cấp và tổ chức CT-XH cấp trên để nắm bắt theo dõi và phối hợp. Trong giai đoạn 2015-2020, tổ chức CT-XH cấp tỉnh, cấp huyện đã kiểm tra được 9.610 lượt huyện, 166.331 lượt xã, 521.402 lượt Tổ TK&VV và 3.018.759 lượt hộ vay.
Bảng 2.12: Biểu thống kê số lượt kiểm tra, giám sát giai đoạn 2015-2020 TT Tổ chức nhận ủy thác Lượt
huyện Lượt xã Lượt Tổ Lượt hộ vay
I Cấp tỉnh 9,610 14,374 40,167 200.835
1 Hội Liên hiệp Phụ nữ 2,693 4,491 14,943 74.715
2 Hội Nông dân 2,498 3,594 10,129 50.645
3 Hội Cựu chiến binh 2,304 3,378 8,013 40.065
4 Đoàn TNCS HCM 2,115 2,911 7,082 35.410
II Cấp huyện 151.957 481.235 2.817.924
1 Hội Liên hiệp Phụ nữ 46,090 184,641 1.107.846
2 Hội Nông dân 41,824 144,704 868.224
3 Hội Cựu chiến binh 33,683 82,629 495.774
4 Đoàn TNCS HCM 30,360 69,261 346.080
Tổng cộng 9.610 166.331 521.402 3.018.759 (Nguồn: Báo cáo chuyên đề Kiểm tra kiểm soát nội bộ giai đoạn 2015-2020)