CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG HOẠT ĐỘNG PHÒNG GIAO DỊCH NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI 68 3.1. Định hướng phát triển và nâng cao chất lượng hoạt động Phòng giao dịch Ngân hàng Chính sách xã hội
3.2. Giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động Phòng giao dịch Ngân hàng Chính sách xã hội
3.2.1. Giải pháp về tổ chức, điều hành
3.2.1.1. Giải pháp về tổ chức và đào tạo cán bộ (1) Giải pháp về tổ chức
Thường xuyên tổ chức kiểm tra, đánh giá kiến thức về chuyên môn nghiệp vụ cho cán bộ nhằm giúp cán bộ không ngừng học tập nâng trình độ và kỹ năng làm việc. Kết quả kiểm tra, đánh giá là một trong những tiêu chí để xem xét trong việc xếp loại thi đua, khen thưởng, quy hoạch, bổ nhiệm, đánh giá phân loại hoàn thành nhiệm vụ hàng năm đối với cán bộ.
(2) Giải pháp về đào tạo cán bộ
a) Cán bộ Ngân hàng Chính sách xã hội
- NHCSXH rất chú trọng đến công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực cho mọi đối tượng, từ cán bộ mới tuyển dụng đến cán bộ chuyên môn nghiệp vụ, cán bộ Lãnh đạo quản lý các cấp. Công tác đào tạo, bồi dưỡng được NHCSXH thực hiện thường xuyên, liên tục nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ, tốt về đạo đức nghề nghiệp.
- Đào tạo cán bộ chuyên môn nghiệp vụ chính về tín dụng và kế toán ngân quỹ đây chính là nguồn nhân lực thực hiện các hoạt động nghiệp vụ của hệ thống NHCSXH. Ngoài ra, NHCSXH tổ chức các lớp đào tạo cho cán bộ kiểm tra kiểm soát nội bộ, cán bộ tin học; các lớp đào tạo nâng cao kỹ năng và phương pháp tập huấn, đào tạo tiểu giáo viên; đào tạo intellect…Thông qua các lớp đào tạo đã nâng cao năng lực về chuyên môn, nghiệp vụ và kỹ năng làm việc cho cán bộ NHCSXH.
- Mặt khác, NHCSXH luôn chú trọng công tác tuyên truyền, giáo dục và bồi dưỡng phẩm chất đạo đức nghề nghiệp cho cán bộ từ khi mới vào ngành thông qua các lớp đào tạo tập huấn... Chính vì vậy, phẩm chất, đạo đức nghề nghiệp của cán bộ NHCSXH ngày càng được nâng lên; cán bộ có ý thức tổ chức kỷ luật, có tính tự giác trong công việc, tính tiết kiệm, có tinh thần trách nhiệm, sẵn sàng hợp tác; tác phong làm việc nhanh nhẹn, chính
xác, có lương tâm nghề nghiệp.
b) Cán bộ Hội đoàn thể, Tổ tiết kiện và vay vốn
- Thường xuyên đào tạo, tập huấn cho Ban quản lý Tổ về nghiệp vụ tín dụng chính sách xã hội và sử dụng phần mềm tương tác với NHCSXH phục vụ việc quản lý thông tin người vay và dư nợ vay.
- Đào tạo đội ngũ cán bộ Hội, đoàn thể nhận ủy thác, Ban quản lý Tổ Tiết kiệm và vay vốn có kiến thức cơ bản về quản lý tín dụng, kiểm tra, giám sát, phát hiện phòng ngừa rủi ro, tư vấn, hướng dẫn sử dụng vốn hiệu quả cho người nghèo và các đối tượng chính sách.
- Việc đào tạo, tập huấn còn được lồng ghép trong các buổi họp giao ban tại Điểm giao dịch xã, các đơn vị thường xuyên trao đổi, tập huấn cho Hội cấp xã và Tổ TK&VV các nội dung liên quan đến nghiệp vụ tín dụng chính sách xã hội, nghiệp vụ ủy thác cho vay, các văn bản mới.
- Qua hoạt động đào tạo, tập huấn, đội ngũ cán bộ làm ủy thác, Ban quản lý Tổ TK&VV đã có kiến thức cơ bản về quản lý tín dụng, biết cách kiểm tra, giám sát, phát hiện, phòng ngừa rủi ro, tư vấn, hướng dẫn sử dụng vốn hiệu quả cho người nghèo và các đối tượng chính sách khác. Kết quả đào tạo, tập huấn đã góp phần nâng cao chất lượng hoạt động của Tổ TK&VV, thể hiện qua xếp loại chất lượng hoạt động của Tổ TK&VV đến 31/8/2020, số Tổ tốt tăng lên.
3.2.1.2. Giải pháp nâng cao chất lượng công tác chỉ đạo điều hành
- Lãnh đạo đơn vị thường xuyên bám sát địa bàn để nắm bắt và kịp thời phối hợp với cấp ủy, chính quyền địa phương khắc phục những khó khăn trong quá trình triển khai hoạt động tín dụng chính sách xã hội.
- Phân công cán bộ phù hợp với năng lực, trình độ và sở trường, đặc biệt cán bộ tín dụng, trên cơ sở quy định của Nhà nước có tính đến đặc thù của NHCSXH, đảm bảo phù hợp điều kiện và môi trường hoạt động chủ yếu ở vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn. Ưu tiên tuyển dụng cán bộ là
người dân tộc thiểu số, có chế độ đãi ngộ để thu hút cán bộ làm việc tại huyện khó khăn, huyện nghèo, huyện biên giới điều kiện khó khăn.
- Thường xuyên phân tích số liệu để chỉ đạo, điều hành đơn vị, đảm bảo việc triển khai bám sát các chỉ tiêu kế hoạch tín dụng, chỉ tiêu định hướng chất lượng tín dụng.
- Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát đến hoạt động giao dịch xã, hoạt động của các Tổ TK&VV. Qua kiểm tra, giám sát cần chấn chỉnh nghiêm túc những tồn tại, sai sót của các tập thể, cá nhân.
- Chú trọng công tác thi đua, khen thưởng để thúc đẩy tinh thần làm việc của tập thể cán bộ, người lao động, phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ.
a) Giám đốc PGD có kế hoạch xây dựng chương trình công tác từ đầu năm chia ra tháng, quý, trong quá trình thực hiện phải phân phối thời gian khoa học.
- Giám đốc PGD phải biết sắp xếp những việc quan trọng để bố trí thời gian hợp lý.
- Giám đốc PGD thực hiện đúng chế độ ủy quyền trong công tác khi đi vắng, trong phân công giải quyết công việc. Việc ủy quyền cần đúng người, đúng việc.
b) Việc phân công lao động trong PGD phải có tính ổn định, đúng năng lực.
Tăng cường thời gian tập huấn trong nội bộ, trao đổi nghiệp vụ.
- Đối với công việc có tính ổn định khi triển khai công việc công khai, rõ ràng, thông qua tập thể bằng văn bản hoặc qua cuộc họp. Giám đốc không nên chuyên quyền, thiên vị cá nhân nào trong tập thể PGD.
- Công tác giao việc, chỉ đạo PGD bám sát điện báo hàng ngày, những chỉ đạo của chi nhánh để thực hiện các công việc kịp thời. Công việc giao cho cán bộ cần rõ người, rõ việc có thời điểm hoàn thành.
- Đối với cán bộ tín dụng, ngoài các nhiệm vụ chung Giám đốc cần đưa ra bảng chỉ tiêu mà cán bộ phải hoàn thành trong tháng, quý. Theo dõi, đôn
đốc cán bộ thực hiện chương trình công tác tháng đúng thời hạn, có chất lượng; tránh trường hợp giao việc nhưng không kiểm tra kết quả thực hiện như thế nào.
- Thực hiện khoán tài chính đến nhóm và người lao động; khoán công việc có thời gian bắt đầu, thời gian hoàn thành.
- Giám đốc PGD trực tiếp trợ giúp:
+ Xác định yêu cầu trợ giúp: Cán bộ cần trợ giúp của lãnh đạo khi là cán bộ mới được điều chuyển đến PGD; phát sinh các nghiệp vụ mới; cán bộ thay đổi vị trí công tác thì Giám đốc cần có kế hoạch trợ giúp.
+ Tùy theo trình độ cán bộ và đặc điểm của cán bộ mà Giám đốc PGD có những biện pháp và kế hoạch trợ giúp khác nhau. Mục tiêu để đạt được trình độ cán bộ đồng đều của các cán bộ của PGD.
+ Hướng dẫn chi tiết các bước để thực hiện một nghiệp vụ. Trợ giúp, kèm cặp cán bộ không phải làm một lần là xong mà đó là một quá trình, lâu dài và lặp đi, lặp lại.
+ Kiểm tra lại kết quả: Sau quá trình hướng dẫn, Giám đốc thực hiện kiểm tra kết quả trợ giúp.
- Uỷ quyền cho người khác trợ giúp: Trong trường hợp nghiệp vụ mà bản thân Giám đốc PGD thấy chưa đủ kinh nghiệm và trình độ hay không đủ thời gian để hướng dẫn thì ủy quyền cho một cán bộ có khả năng trợ giúp.
Giám đốc thực hiện theo dõi và kiểm tra kết quả đạt được.
c) Giám đốc PGD cần biết lựa chọn những vấn đề trọng tâm, trọng điểm trong từng nghiệp vụ, từng thời kỳ.
- Trong việc điều hành hoạt động như: kiểm tra, giao và điều chỉnh kế hoạch tín dụng cần chuẩn bị trước các thủ tục, dữ liệu để khi có quyết định của cấp có thẩm quyền là thực hiện được ngay. Đối với tình hình của PGD cần có số liệu đánh giá để phục vụ các cuộc làm việc, kiểm tra, họp nhanh chóng.
- Giải pháp cho những vướng mắc: Đối với vướng mắc về nghiệp vụ cần báo cáo với phòng chuyên môn nghiệp vụ của chi nhánh NHCSXH tỉnh, thành phố. Đối với vướng mắc tại địa phương cần có ý kiến chỉ đạo của cấp ủy Đảng, UBND cấp huyện để giải quyết.
- Tình huống điều hành giải quyết trong các mối quan hệ với cấp ủy, chính quyền địa phương cấp xã;
- Kinh nghiệm xử lý nợ xấu: Để tránh nợ xấu cần xác định chính xác ngay từ khâu bình xét cho vay như: Người vay có sử dụng đúng mục đích, hiệu quả tiền vay mới có thể trả được nợ ngân hàng. Đối với người vay bị rủi ro do nguyên nhân khách quan cần hướng dẫn xử lý kịp thời. Đối với các trường hợp chây ỳ xử lý từng bước: Thông qua cán bộ ở địa phương, Hội đoàn thể từ động viên khuyến khích đến tìm các giải phải giúp đỡ người vay trả nợ; Khởi kiện ra tòa áp dụng đối với trường hợp cố tình chây ỳđể làm gương cho người khác.
d) Quá trình chỉ đạo điều hành của Giám đốc phải rõ ràng, kiên quyết, công bằng, tập trung, dân chủ.
e) Khai thác các thông tin để vận hành hoạt động của PGD
Hàng ngày nắm bắt các thông tin trên điện báo, báo cáo, phần mềm giám sát từ xa.
f) Chủ động bố trí thời gian hợp lý đi công tác cơ sở và kiểm tra theo kế hoạch đã đề ra ngay từ đầu năm.
g) Tổ chức các báo cáo, hội nghị hiệu quả:
- Tình hình hoạt động của PGD thường xuyên được đánh giá và cập nhật có chia theo các chuyên đề cập nhật hàng tháng để báo cáo bất cứ thời điểm nào.
- Tổ chức họp:
+ Trước cuộc họp tài liệu cần gửi trước và gợi ý thảo luận.
+ Quá trình tổ chức một cuộc họp, hội nghị: Tạo không khí thật bình
đẳng; nêu những khó khăn, vướng mắc, tồn tại và đề ra các giải pháp cụ thể;
tránh hội nghị hình thức.
+ Sau cuộc họp cần kết luận rõ ràng về các nhiệm vụ, giải pháp.
h) Xây dựng kế hoạch triển khai Chỉ thị số 40-CT/TW ngày 22/11/2014 tại địa phương. Nội dung cụ thể: Tuyên truyền Chỉ thị trong cán bộ PGD, Hội đoàn thể nhận ủy thác và Tổ TK&VV. Tham mưu cho cấp ủy, chính quyền và Ban đại diện HĐQT huyện về thực hiện nội dung Chỉ thị. Lập kế hoạch phối hợp với Mặt trận tổ quốc huyện, xã để thực hiện Chỉ thị. Tham mưu công tác sơ, tổng kết thực hiện Chỉ thị.