PHẦN II. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
CHƯƠNG 1. CƠ SỞ KHOA HỌC VỀ KIỂM SOÁT CHI THƯỜNG XUYÊN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC QUA KHO BẠC NHÀ NƯỚC
1.3. CÁC NHÂN TỔ ẢNH HƯỞNG ĐẾN KIỂM SOÁT CHI THƯỜNG XUYÊN
Tiêu chí này thể hiện được mức đóng góp của KBNN trong việc phát hiện và ngăn chặn kịp thời các khoản chi vi phạm chế độ quản lý tài chính trước khi xuất quỹ ngân sách để thanh toán, chi trả. Đồng thời phản ảnh được ý thức tuân thủ, chấp hành luật pháp của đơn vị sử dụng ngân sách trong việc sử dụng kinh phí NSNN. Ngoài ra, tiêu chí này còn phụ thuộc vào các yếu tố như: Sự đầy đủ, rõ ràng, dễ hiểu, nhất quán của các văn bản quy định về chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi của nhà nước; trình độ, năng lực của cán bộ kiểm soát chi; chế tài xử lý vi phạm trong lĩnh vực chi NSNN. Vì vậy, khi xem xét, đánh giá kết quả của tiêu chí này cần xem xét toàn diện các yếu tố trên, không nên máy móc chỉ dựa vào kết quả từ chối thanh toán để đánh giá chất lượng hoạt động kiểm soát chi của KBNN.
Số đơn vị và số món bị KBNN từ chối thanh toán được thống kê theo các nội dung kiểm soát chi cụ thể: Do chưa đầy đủ hồ sơ, thủ tục; vi phạm về chế độ chứng từ; sai chế độ, tiêu chuẩn, định mức.
1.3. CÁC NHÂN TỔ ẢNH HƯỞNG ĐẾN KIỂM SOÁT CHI THƯỜNG XUYÊN NSNN QUA KBNN
1.3.1. Nhân tố bên ngoài ảnh hưởng đến kiểm soát chi thường xuyên NSNN qua KBNN
1.3.1.1. Cơ chế chính sách liên quan đến kiểm soát chi thường xuyên NSNN qua KBNN
Hiện nay cơ chế quản lý NSNN là thanh toán theo dự toán, đây là một phương thức kiểm soát thanh toán tiên tiến, khắc phục được những nhược điểm cơ bản của phương thức cấp phát theo hạn mức kinh phí trước đây. Thực chất của phương thức này là từ bỏ việc điều hành ngân sách theo hạn mức quý, tháng để thực hiện điều hành ngân sách theo dự toán năm được duyệt. Phương thức này góp phần quan trọng trong cải cách quy trình chi bởi vì dự toán NSNN, dù ở mức độ tổng hợp hay chi tiết cũng đều nhằm tạo ra khuôn khổ tài chính đáp ứng nhu cầu chi tiêu của Nhà nước và phát triển kinh tế xã hội trong năm kế hoạch đồng thời tạo
TR ƯỜ NG ĐẠ I H Ọ C KINH
T Ế HU Ế
căn cứ cho việc điều hành thu, chi ngân sách một cách khoa học và hợp lý.
Dự toán NSNN đã được phê duyệt là căn cứ pháp lý quan trọng để KBNN tiến hành kiểm tra, kiểm soát quá trình chấp hành và quyết toán NSNN của các đơn vị thụ hưởng, phải đảm bảo tính kịp thời, chính xác. Nếu việc lập, duyệt và phân bổ dự toán chi NSNN hàng năm được kịp thời, chính xác, đầy đủ, chi tiết, cân đối với nguồn thu thì công tác kiểm soát chi thường xuyên NSNN của KBNN có nhiều thuận lợi, công tác kế toán và quyết toán đảm bảo chất lượng và đúng thời gian.
Ngược lại, nếu công tác này thiếu chính xác, không kịp thời thì công tác kiểm soát chi của KBNN sẽ gặp nhiều khó khăn.
Bên cạnh phương thức thanh toán bằng dự toán thì vẫn còn tồn tại một số phương thức cấp phát như: Cấp bằng lệnh chi tiền từ cơ quan Tài chính, ghi thu- ghi chi theo lệnh của cơ quan Tài chính... Vì vậy, quy trình chuyển kinh phí, kiểm soát hạch toán chưa được quy định thống nhất giữa cơ quan Tài chính và KBNN dẫn đến quy trình, nội dung kiểm soát các khoản chi từ NSNN có thể không thống nhất do các cơ quan kiểm soát khác nhau; đồng thời cũng gây khó khăn cho công tác tổng hợp, thống kê, báo cáo.
Luật NSNN, các văn bản hướng dẫn thực hiện, cùng các văn bản pháp quy khác vừa là nhân tố quan trọng, vừa là điều kiện quyết định đến chất lượng công tác kiểm soát chi. Bởi vì, trên cơ sở pháp lý KBNN mới có thể xây dựng được quy trình nghiệp vụ để thực hiện nhiệm vụ của mình, bảo đảm cho mọi khoản chi NSNN phải được kiểm soát chặt chẽ, sử dụng đúng mục đích. Một môi trường pháp lý ổn định, đồng bộ, thống nhất, đầy đủ và những quy định rõ ràng, cụ thể sẽ tạo điều kiện để KBNN kiểm soát chặt chẽ, minh bạch, qua đó nâng cao chất lượng công tác kiểm soát chi NSNN. Ngược lại, chính sách chồng chéo, không cụ thể, chậm đổi mới sẽ cản trở hiệu quả công tác kiểm soát chi NSNN.
1.3.1.2. Cơ chế quản lý tài chính và ý thức chấp hành của các đơn vị sử dụng NSNN - Đối tượng của kiểm soát chi thường xuyên NSNN qua KBNN là các khoản chi tiêu của các cấp chính quyền, các đơn vị quản lý hành chính Nhà nước, các đơn vị sự nghiệp, về cơ bản thể hiện là các khoản chi của NSNN hàng năm được Quốc
TR ƯỜ NG ĐẠ I H Ọ C KINH
T Ế HU Ế
hội và Hội đồng nhân dân thông qua. Do đó, cơ chế về tài chính đối với đơn vị sử dụng NSNN có tác động không nhỏ đến hoạt động kiểm soát chi thường xuyên NSNN của KBNN. Để chủ động sử dụng kinh phí được giao đúng mục đích, tiết kiệm và có hiệu quả, các đơn vị sử dụng NSNN có trách nhiệm xây dựng quy chế chi tiêu nội bộ làm căn cứ để thực hiện và KBNN có căn cứ thực hiện kiểm soát.
- Nâng cao nhận thức, ý thức chấp hành pháp luật của các đơn vị sử dụng NSNN có ý nghĩa quan trọng trong việc thực hiện chi tiêu tiết kiệm, chống lãng phí nguồn lực của Nhà nước. Do vậy, cần làm cho đơn vị sử dụng NSNN (đặc biệt là thủ trưởng các đơn vị sử dụng NSNN) thấy rõ kiểm soát chi là trách nhiệm của tất cả các ngành, các cấp và các đơn vị cá nhân đều có liên quan đến quản lý quỹ NSNN, mà đơn vị sử dụng NSNN là đối tượng chịu trách nhiệm chính trước Nhà nước về phần kinh phí được cấp, chứ không phải là công việc riêng của ngành tài chính nói chung và KBNN nói riêng. Các ngành, các cấp cần thấy rõ vai trò của mình trong quá trình chi NSNN từ khâu lập dự toán, phân bổ dự toán, chấp hành dự toán, kế toán và quyết toán các khoản chi NSNN.
1.3.1.3. Dự toán và chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi thường xuyên NSNN qua KBNN
- Dự toán NSNN: Dự toán NSNN là một trong những căn cứ quan trọng nhất để KBNN thực hiện nhiệm vụ kiểm soát chi NSNN. Vì vậy, dự toán NSNN phải đảm bảo kịp thời, chính xác về nội dung chi, mức chi phải phù hợp thực tế; phải đầy đủ, bao quát hết các nhu cầu chi tiêu của đơn vị trong năm ngân sách và phải chi tiết. Dự toán NSNN càng chi tiết thì việc kiểm soát chi của KBNN càng thuận lợi và chặt chẽ.
- Hệ thống chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi NSNN là căn cứ quan trọng trong việc xây dựng, phân bổ và kiểm soát chi NSNN. Vì vậy, nó phải đảm bảo tính chính xác, phù hợp với tình hình thực tế; tính thống nhất giữa các ngành, các địa phương, đơn vị thụ hưởng NSNN và tính đầy đủ, bao quát tất cả các nội dung chi phát sinh trong thực tế.
TR ƯỜ NG ĐẠ I H Ọ C KINH
T Ế HU Ế
1.3.2. Nhân tố bên trong ảnh hưởng đền kiểm soát chi thường xuyên NSNN qua KBNN
1.3.2.1. Năng lực tổ chức kiểm soát chi thường xuyên NSNN của KBNN
Đây là các nhân tố chủ quan thuộc về bản thân KBNN gồm các nhân tố ảnh hưởng đến việc thiết kế bộ phận kiểm soát chi từ mô hình tổ chức, số lượng, chất lượng nhân viên làm công tác này, phương pháp kiểm soát, quy trình kiểm soát, thời gian nhận và trả kết quả…
Hiện nay, bộ máy kiểm soát chi được tổ chức chặt chẽ từ Trung ương đến địa phương. Tổ chức bộ máy phải gọn nhẹ, phù hợp với thực tế và mục tiêu quản lý trong từng thời kỳ, tránh trùng lắp nhưng vẫn kiểm tra, kiểm soát được lẫn nhau trong quá trình thực hiện nhiệm vụ. Nếu tổ chức bộ máy không phù hợp thì công tác kiểm soát chi NSNN qua KBNN sẽ kém hiệu quả, chất lượng thấp, dễ gây thất thoát lãng phí cho NSNN.
Chất lượng và trình độ của của lực lượng kiểm soát chi là yếu tố then chốt quyết định mức độ hoàn thành nhiệm vụ của một tổ chức. Vì vậy, chất lượng công tác kiểm soát chi NSNN phụ thuộc rất lớn vào trình độ, kinh nghiệm của cán bộ công chức KBNN nói chung và đội ngũ cán bộ làm nhiệm vụ kiểm soát chi nói riêng. Do đó, cần thiết phải đáp ứng đủ số lượng và chất lượng cán bộ kiểm soát chi phù hợp với quy mô và đặc điểm hoạt động của mỗi đơn vị KBNN.
Hoạt động kiểm soát chi NSNN đòi hỏi đội ngũ cán bộ KBNN phải có trình độ chuyên sâu về quản lý tài chính, am hiểu về các lĩnh vực chuyên ngành mình quản lý, có khả năng phân tích, xử lý thông tin được cung cấp và giám sát đối chiếu với các quy định hiện hành của Nhà nước, có phẩm chất đạo đức tốt, năng lực chuyên môn cao để có thể đảm đương nhiệm vụ kiểm soát chi NSNN qua KBNN một cách hiệu quả, đồng thời không lợi dụng quyền hạn, trách nhiệm được giao để phát sinh các hiện tượng cửa quyền, sách nhiễu trong quá trình kiểm soát chi.
Quy trình và phương pháp cũng ảnh hưởng đến kết quả công tác này, phương pháp kiểm soát phải được áp dụng một cách có hệ thống cho toàn hệ thống và cho từng hoạt động nghiệp vụ. Quy trình kiểm soát chi cần thiết phải xây dựng,
TR ƯỜ NG ĐẠ I H Ọ C KINH
T Ế HU Ế
cập nhật thường xuyên. Trong quá trình thực hiện phát hiện những hạn chế của quy trình để hoàn thiện nhằm đạt được đúng mục tiêu đề ra.
1.3.2.2. Ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạt động kiểm soát chi thường xuyên NSNN qua KBNN
Công nghệ thông tin đóng vai trò hết sức quan trọng đối với công tác kiểm soát chi thường xuyên NSNN qua KBNN, bởi nó sẽ tạo điều kiện thuận lợi trong xử lý công việc, đảm bảo tính chính xác và thống nhất của thông tin, tạo tiền đề cho những cải cách về thủ tục hành chính và quy trình nghiệp vụ. Một quy trình công nghệ hiện đại, thống nhất trong cả nước sẽ là cơ sở quan trọng để công tác kiểm soát chi được tiến hành nhanh chóng, thuận lợi.
1.3.2.3. Công tác kiểm tra và hướng dẫn nghiệp vụ nội bộ hệ thống KBNN Công tác kiểm tra, kiểm soát nội bộ được tiến hành thường xuyên sẽ kịp thời phát hiện và chấn chỉnh những sai sót trong thực thi nhiệm vụ, đồng thời phát hiện những bất cập để hướng dẫn xử lý những khó khăn vướng mắc, tiếp nhận những đề xuất kiến nghị của KBNN cấp dưới trong quá trình thực hiện nhiệm vụ kiểm soát chi. Vì vậy, việc kiểm tra nội bộ thường xuyên và có hiệu quả sẽ tạo điều kiện để nâng cao chất lượng công tác kiểm soát chi thường xuyên NSNN qua KBNN.