Kết quả kiểm soát chi thường xuyên NSNN qua KBNN Tiền Giang giai đoạn 2015-2017

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác kiểm soát chi thường xuyên ngân sách nhà nước tại kho bạc nhà nước tiền giang (Trang 55 - 60)

PHẦN II. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG KIỂM SOÁT CHI THƯỜNG XUYÊN NSNN QUA

2.1. CƠ QUAN LIÊN QUAN ĐẾN CHI NSNN VÀ KHO BẠC NHÀ NƯỚC TIỀN GIANG

2.2.3. Kết quả kiểm soát chi thường xuyên NSNN qua KBNN Tiền Giang giai đoạn 2015-2017

Việc thực hiện tốt công tác kiểm soát chi thường xuyên NSNN qua KBNN Tiền Giang đã góp phần thực hiện nghiêm luật thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, loại bỏ tiêu cực, nâng cao hiệu quả sử dụng NSNN. Kết quả kiểm soát chi thường xuyên NSNN của KBNN Tiền Giang được thể hiện cụ thể như sau:

2.2.3.1. Tình hình chi thường xuyên NSNN qua KBNN Tiền Giang

Bảng 2.1: Kết quả giải quyết hồ sơ kiểm soát chi thường xuyên NSNN qua KBNN Tiền Giang giai đoạn 2015-2017

Năm Tổng số hồ sơ

Trong đó Giải quyết trước

hạn Giải quyết đúng

hạn Giải quyết không đúng hạn lượngSố Tỷ lệ

% Số

lượng Tỷ lệ

% Số

lượng Tỷ lệ

%

2015 92.125 31.250 33,92 60.311 65,47 564 0,61

2016 95.046 31.830 33,49 62.764 66,04 452 0,47

2017 96.156 32.024 33,3 63.772 66.32 360 0.38

Tổngcộng 283.327 95.104 33,57 186.847 65,94 1.376 0,49 [15,18,21]

TR ƯỜ NG ĐẠ I H Ọ C KINH

T Ế HU Ế

Với kết quả số liệu thể hiện tại bảng 2.1 cho thấy, cùng với quy mô chi thường xuyên NSNN qua KBNN tỉnh Tiền Giang tăng lên, được phân tích tại bảng 2.2 dẫn đến số lượng hồ sơ phải giải quyết ngày càng nhiều hơn. Tuy nhiên số lượng hồ sơ giải quyết trước hạn và đúng hạn vẫn chiếm tỷ lệ rất cao, còn số lượng hồ sơ giải quyết không đúng hạn ngày càng giảm từ 0,61% năm 2015 xuống còn 0,38% năm 2017. Điều này chứng tỏ rằng công tác cải cách hành chính của KBNN Tiền Giang đã phát huy hiệu quả và mang lại kết quả thiết thực trong giải quyết hồ sơ cho đơn vị sử dụng ngân sách đảm bảo kịp thời đúng quy định.

Tuy nhiên trong quá trình kiểm soát chi thường xuyên NSNN, cán bộ kiểm soát chi chưa kiểm soát hồ sơ theo đúng thời gian quy định gây chậm trể trong việc thanh toán cho khách hàng (thường vào những ngày cuối năm và trong thời gian chỉnh lý quyết toán NSNN) vì lượng hồ sơ dồn vào thời điểm này quá nhiều, gây áp lực rất lớn cho cán bộ kiểm soát chi, nên theo báo cáo thì vẫn còn hồ sơ giải quyết trễ hạn, dù cán bộ kiểm soát chi rất cố gắng, nhưng không thể giải quyết hết được.

Bảng 2.2: Kết quả chi thường xuyên NSNN qua KBNN Tiền Giang giai đoạn 2015-2017 (Theo cấp ngân sách)

Đơn vị tính: tỷ đồng

Năm Tổng

chi % So với năm trước

Trong đó Ngân sách Trung

ương Ngân sách địa

phương

2015 7.590 4.067 3.423

2016 7.875 103,74 4.398 3.577

2017 8.183 103,91 4.537 3.646

TổngCộng 23.648 13.002 10.646

[16,19,22]

Qua số liệu được thể hiện tại bảng 2.2 cho thấy quy mô của chi thường xuyên NSNN của ngân sách Trung ương (NSTW) và ngân sách địa phương (NSĐP) qua KBNN tỉnh Tiền Giang tăng dần qua từng năm.Chứng tỏ nhiệm vụ của KBNN ngày càng tăng. Tuy nhiên, tỷ lệ tăng dao động cũng không lớn, năm 2016 tăng

TR ƯỜ NG ĐẠ I H Ọ C KINH

T Ế HU Ế

Bảng 2.3: Kết quả chi thường xuyên NSNN qua KBNN Tiền Giang giai đoạn 2015-2017 (Theo nhóm mục chi)

Đơn vị tính: tỷ đồng

Năm Tổng chi

Nhóm mục chi Thanh toán

cá nhân Hàng hóa,

dịch vụ Mua sắm,

sửa chữa Chi khác tiềnSố

% Sovới trướcnăm

tiềnSố

% Sovới trướcnăm

tiềnSố

% Sovới trướcnăm

tiềnSố

% Sovới trướcnăm

2015 7.590 1.068 3.498 74 2.950

2016 7.875 1.112 104,12 3.532 100,97 84 113,51 3.147 106,67 2017 8.183 1.151 103,51 3.760 106,45 88 104,76 3.184 101,17

Tổngcộng 23.648 3.331 10.790 246 9.281

[16,19,22]

Kết quả chi thường xuyên NSNN giai đoạn 2015-2017 theo nhóm mục chi số liệu tại bảng 2.3 cho thấy cơ cấu các khoản chi thường xuyên theo nhóm mục chi đều tăng dần qua từng năm cho tất cả các nhóm mục chi.

- Nhóm chi thanh toán cá nhân: Đây là những khoản chi có tính chất ổn định, ít thay đổi, chiếm tỷ trọng từ 13% đến 15% trong tổng chi thường xuyên hàng năm. Năm 2016 tăng so năm 2015 là 4,12%, năm 2017 tăng so năm 2016 3,51%, các khoản tăng này chủ yếu là nhà nước tăng tiền lương tối thiểu hàng năm. Tuy nhiên tỷ lệ tăng cho nhóm mục này có xu hướng giảm do nhiều nguyên nhân: biên chế năm 2017 giảm so năm 2016, một số cán bộ công chức (CBCC) nghỉ hưu trước tuổi theo các Nghị định của Chính phủ…

Theo tác giả, với số liệu chi thanh toán cá nhân trong 03 năm 2015-2017 và với phân tích trên thì nhóm chi này là hợp lý, phù hợp với tình hình ngân sách của địa phương hiện nay và có triển vọng tốt.

- Nhóm chi hàng hoá, dịch vụ: Nhóm chi này chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng chi thường xuyên hàng năm, thường dao động trong khoảng từ 45% đến 48%.

TR ƯỜ NG ĐẠ I H Ọ C KINH

T Ế HU Ế

Đây là nhóm mục chi có tính chất đa dạng nhằm phục vụ các nhu cầu thiết yếu nhất nhằm thực hiện các nhiệm vụ được giao trong năm và duy trì hoạt động thường xuyên của các cơ quan, tổ chức. Nhóm chi này, được nhiều văn bản chế độ điều chỉnh nhất, nên các sai phạm thường rơi vào nhóm mục chi này.

Theo tác giả, với số liệu chi hàng hoá, dịch vụ trong 03 năm 2015-2017 và với phân tích trên thì nhóm chi này là hợp lý, phù hợp với tình hình ngân sách của địa phương hiện nay.

- Nhóm mục chi mua sắm, sửa chữa tài sản: Nhóm chi này chiếm khoảng trên dưới 1% trong tổng chi thường xuyên hàng năm và cũng tăng dần qua từng năm, tuy nhiên tỷ lệ tăng so từng năm thì không lớn.

Theo tác giả, với số liệu chi chi mua sắm, sửa chữa thường xuyên tài sản trong 03 năm 2015-2017 và với phân tích trên thì nhóm chi này là hợp lý, phù hợp với tình hình ngân sách của địa phương hiện nay. Tuy nhiên với tỷ lệ trên dưới 1%

trong tổng chi thường xuyên NSNN thì tỷ lệ này còn thấp, cần tăng tỷ lệ chi ở nhóm này, đặc biệt ưu tiên mua sắm các tài sản, thiết bị chuyên dùng cho từng ngành; các phần mềm, thiết bị công nghệ thông tin…

- Nhóm mục chi khác: là nhóm mục không thể hạch toán vào 03 nhóm mục trên được. Nhóm mục này rất phức tạp và rất khó khăn cho cán bộ kiểm soát chi trong quá trình kiểm soát hồ sơ, chứng từ, vì nhóm mục này rất ít có các văn bản, quy định về chế độ, tiêu chuẩn, định mức để kiểm soát (không tính các khoản chi khác có trong mục lục NSNN). Tuy vậy, nhóm chi này thường chiếm tỷ lệ khá cao từ 36% - 40% trong tổng chi thường xuyên NSNN hàng năm và có xu hướng tăng cao dần so từng năm. Phần lớn các nghiệp vụ kinh tế phát sinh thường không cụ thể, rõ ràng như ở 03 nhóm mục trên, nên khi cần thống kê, phân tích số liệu phục vụ cho các nhu cầu phát triển KT-XH hoặc xây dựng kế hoạch chi NSNN cho các năm sau thường rất khó khăn. Số liệu của chi khác không phản ánh chính xác cho nhà nghiên cứu, phân tích hoặc hoạch định chiến lược trong tương lai; chi khác càng lớn thì càng bất lợi trong quản lý chi NSNN nói chung và trong kiểm soát chi thường xuyên NSNN nói riêng. Đây là vấn đề tồn tại, bất cập qua nhiều năm mà các

TR ƯỜ NG ĐẠ I H Ọ C KINH

T Ế HU Ế

nhà quản lý các bộ, ngành Trung ương và địa phương cần nghiên cứu sửa đổi, bổ sung để hoàn thiện.

Theo tác giả, với số liệu nhóm mục chi khác trong 03 năm 2015-2017 và với phân tích trên thì nhóm chi này là chưa hợp hợp lý ở khâu hạch toán, kiểm soát và quản lý chi.

2.2.3.2. Từ chối thanh toán chi thường xuyên NSNN qua kiểm soát chi giai đoạn 2015-2017

Bảng 2.4: Tình hình từ chối thanh toán chi thường xuyên NSNN qua KBNN Tiền Giang giai đoạn 2015-2017

Năm

Tổng số tiền kiểm soát chi thường

xuyên NSNN (tỷ đồng)

Số đơn vị chưa chấp hành đúng

chế độ (đơn vị)

Số món thanh toán chưa đủ thủ tục (món)

Số tiền từ chối thanh

toán (tỷ đồng)

2015 7.590 102 1.912 4

2016 7.875 153 2.056 5,13

2017 8.183 208 2.543 15,48

Cộng 23.648 463 6.511 24,61

[17,20,23]

Kiểm soát chi thường xuyên NSNN là kiểm soát tuân thủ. Trong quá trình kiểm soát thanh toán, KBNN Tiền Giang đối chiếu với các nguyên tắc, chế độ hiện hành của cấp có thẩm quyền. Trong 03 năm 2015-2017 KBNN Tiền giang đã kiểm soát chi thường xuyên NSNN với số tiền là 23.648 tỷ đồng, thông qua kiểm soát chi có 463 lượt đơn vị chưa chấp hành đúng chế độ, điều kiện, nguyên tắc chi và đã từ chối thanh toán với số tiền 24,61 tỷ đồng. Các khoản từ chối thanh toán thường được tập trung vào các nội dung chính như: chi vượt dự toán; không đúng hoặc không có tiêu chuẩn, định mức, chế độ cho phép; chi mua sắm sữa chữa không đủ hồ sơ (thiếu quyết định lựa chọn nhà thầu, thiếu biên bản nghiệm thu, chưa lập thủ tục cam kết chi theo quy định…); không xây dựng quy chế chi tiêu nội bộ đối với các đơn vị theo quy định phải có quy chế chi tiêu nội bộ…

TR ƯỜ NG ĐẠ I H Ọ C KINH

T Ế HU Ế

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác kiểm soát chi thường xuyên ngân sách nhà nước tại kho bạc nhà nước tiền giang (Trang 55 - 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)