Tình hình nghiên cứu ở nước ngoài

Một phần của tài liệu Luận án tiến sĩ Luật học: Phòng ngừa tình hình tội phạm do người chưa thành niên thực hiện trên địa bàn các tỉnh Tây Nam Bộ (Trang 20 - 26)

CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU

1.2. Tình hình nghiên cứu ở nước ngoài

Cẩm nang hướng dẫn PNTP của văn phòng liên hiệp quốc về ma tuý và tội phạm. Cuốn sách này đƣợc xuất bản vào năm 2010 bởi các chuyên gia về PCTP;

Trong đó tập trung phân tích các hướng dẫn liên quan của Liên Hiệp Quốc được coi như tiêu chuẩn về PCTP, bao gồm: “Hướng dẫn cho sự hợp tác và hổ trợ kỷ thuật trong lĩnh vực PNTP ở thành thị năm 1995”; “ Hướng dẫn đối với PNTP năm 2002 và những nghị quyết của Hội Đồng Bảo an về việc PNTP” [58]. Các hướng dẫn này đƣợc phân tích trong mối liên hệ đối với các kết quả của những nghiên cứu khoa học liên quan và kinh nghiệm thực tiễn PNTP của các quốc gia thời gian gần đây.

Trong nghiên cứu này dã khẳng định rõ vai trò trung tâm và lãnh đạo của các cơ quan chính phủ trong PCTP. Tuy nhiên, do phạm vi nghiên cứu rộng và nhằm để đưa ra hướng dẫn mở, có thể áp dụng linh hoạt chung cho các quốc gia có hệ thống chính trị, pháp luật , tập quán, đặc điểm kinh tế, văn hoá, xã hội… khác nhau. Nên khi áp dụng cho từng quốc gia cụ thể thì có những vấn đề chƣa phù hợp.

Tác giả Malkova khi viết quyển giáo trình tội phạm học dùng cho các trường đại học, Nxb Thông tin pháp lý năm 2006 của [154], đã đề cập đến những vấn đề cơ bản nhất về PNTP nhƣ định nghĩa PNTP (đƣợc hiểu theo nghĩa rộng là ngăn ngừa trước không để cho tội phạm xảy ra), nội dung PNTP, các nguyên tắc trong hoạt động PNTP, các chủ thể PNTP và đặc biệt trong các biện pháp PNTP, Malkova đã nhấn mạnh đến các biện pháp tác động vào nguyên nhân và điều kiện của tội phạm nhằm ngăn ngừa trước không cho tội phạm xảy ra; tuy nhiên, bên cạnh đó tác giả cũng đã thừa nhận những biện pháp mang tính cưỡng chế nhà nước được áp dụng nhằm chống tội phạm cũng đƣợc xem là biện pháp PNTP. Có thể thấy những vấn đề lý luận về PNTP được đề cập đến trong quyển giáo trình này có nội dung khá tương đồng với các giáo trình tội phạm học ở Việt Nam hiện nay.

Sách tội phạm và tội phạm học ở Nhật Bản của tác giả Can Ueda do TS.

Nguyễn Xuân Yêm và TS. Hồ Trọng Ngũ Dịch từ nguyên bản tiếng Nga của Nxb Tiến bộ, Moscow, 1989 [160], tác giả đã tập trung vào việc xác định nội dung cơ

16

bản của các biện pháp đấu tranh chống tội phạm, trong đó đã nhấn mạnh toàn bộ các chính sách xã hội "chính sách kinh tế và văn hóa là những biện pháp đấu tranh chống tội phạm” [160, tr.18], chủ thể của hoạt động PCTP theo tác giả bao gồm cả các nhà khoa học bên cạnh các chủ thể các cơ quan nhà nước, các tổ chức xã hội.

Đồng thời, việc áp dụng hình phạt tù, tử hình, các biện pháp nhằm tái hòa nhập xã hội cũng đƣợc công trình đề cập.

Trong quyển Criminology, Nxb Mcgraw- Hill, New York, 1991 của tác giả Freda Adler và các cộng sự [143], có thể thấy các biện pháp PNTP đã đƣợc nhắc tới với những học thuyết cụ thể. Trên nền tảng tiếp cận những vấn đề cơ bản của tội phạm học và các vấn đề của tội phạm hiện đại, các tác giả đã giành nội dung của quyển sách khái quát các học thuyết của tội phạm học trong lịch sử và trong mỗi học thuyết, các tác giả đã đề cập đến quan điểm của các nhà tội phạm học tiêu biểu cho từng trường phái và các biện pháp phòng ngừa tương ứng . Những biện pháp PNTP tương ứng với các học thuyết này là tài liệu tham khảo quan trọng khi nghiên cứu sinh tổng hợp, xây dựng lý luận PNTP cũng nhƣ khi đề ra các giải pháp PNTP do NCTN thực hiện.

Sách Crime prevention in Urbạn Community của tác giả Koichi Miyazawa, Sétuo Miyazawa Nxb Kluwer Law and Taxation, 1995 [149], khi nói về hoạt động PNTP, các tác giả đã phân tích các hoạt động phòng ngừa trên thực tiễn tại các quốc gia nhƣ Anh, Mỹ, Canada, Hàn Quốc, Nhật Bản ... Đây có thể xem là công trình tập hợp các bài viết liên quan đến hoạt động PNTP ở nhiều quốc gia trên thế giới, Tuy nhiên, trong khuôn khổ bài viết phục vụ cho hội thảo nên chỉ tập trung vào các biện pháp PNTP đang đƣợc áp dụng trên thực tế chứ chƣa đi sâu nghiên cứu các vấn đề lý luận khác về phòng ngừa tội phạm.

Sách di truyền học thái độ ứng sự và tội phạm của tác giả N. Doubinine_ I.

Karpiets- V. Koudriavtsev (Lê Tuấn Dịch từ nguyên bản tiếng Pháp), Nxb Công an nhân dân năm 2003 [156], cũng đã đề cập đến khái niệm, các biện pháp PNTP, chủ thể PNTP. Sau khi xem PNTP là “cái trục” của cuộc đấu tranh chống tội phạm, các tác giả đã khẳng định các biện pháp PNTP bao gồm những biện pháp phòng ngừa

17

nói chung bằng kinh tế, chính trị, tư tưởng, văn hóa, giáo dục, pháp lý... Và các biện pháp phòng ngừa mang tính cƣỡng chế... Khi bàn về các chủ thể PNTP, điểm đáng chú ý là ngoài những chủ thể là cơ quan nhà nước, các tác giả cũng đã khẳng định rằng do tính chất nghiêm trọng của việc đấu tranh chống tội phạm nên không thể ủy nhiệm công việc này cho một tổ chức nào mà đƣợc toàn thể xã hội và từng tế bào nhỏ của xã hội đều phải cùng trực tiếp tham gia [156, tr.85].

Giáo sƣ Larry J. Siegel ( giảng viên tại khoa tƣ pháp hình sự và tội phạm học của đại học Massachusetts, Hoa Kỳ). Khi viết quyển sách “Juvenile Delinquency:

Theory, Practice, and Law (Trẻ vị thành niên phạm tội: Học thuyết, Thực tế và Luật pháp) đã tập trung nghiên cứu một cách sâu sắc và toàn diện các học thuyết trên thế giới về con đường dẫn tới sự phạm tội của NCTN; yếu tố môi trường và các điều kiện hoàn cảnh tác động tới hành vi của NCTN; vấn đề pháp lý và hệ thống tƣ pháp hình sự đối với người chưa thành niên [151].

Ở cấp độ sách chuyên khảo, là quyển sách những khía cạnh tâm lý xã hội về tình trạng phạm tội của NCTN của tác giả A. I. Đôn-Gô-Va, nhà xuất bản pháp lý Hà Nội 1987 [137]. Những vấn đề lý luận về phòng ngừa tội phạm, do NCTN thực hiện đƣợc tác giả đề cập khá rõ nét trong các biện pháp PNTP do NCTN thực hiện và những chủ thể áp dụng những biện pháp phòng ngừa cụ thể đó. Những biện pháp được đề cập nhằm ngăn ngừa trước không để cho NCTN thực hiện phạm tội và những biện pháp nhằm chống sau khi tội phạm xảy ra cũng như lưu ý những khi áp dụng các biện pháp này sẽ đƣợc nghiên cứu sinh tham khảo khi xây dựng biện pháp PNTP do NCTN thực hiện.

Crime Prevention by Early Intervention ( phòng ngừa tội phạm bằng cách can thiệp sớm) là chủ đề của bài viết liên quan đến hoạt động PNTP do NCTN của tập san Châu Âu trong lĩnh vực chính sách hình sự và nghiên cứu của trung tâm nghiên cứu và cung cấp tƣ liệu, Nxb Kugler, 1996 [159]. Trong các bài viết này, khi đề cập đến các biện pháp phòng ngừa tội phạm, các tác giả cũng đã trình bày các biện pháp PNTP do NCTN thực hiện, trong đó đáng chú ý là biện pháp sàng lọc đối

18

tượng có nguy cơ phạm tội và nghiên cứu sinh có thể tham khảo phương pháp này trong việc phòng ngừa hành vi phạm tội ở người chưa thành niên.

Nhóm đồng sự cùng Franklin E. Zimring (giáo sƣ chuyên ngành luật học và giám đốc viện nghiên cứu các chính sách pháp luật thuộc đại học Chicago, Hoa Kỳ đã nghiên cứu về quá trình áp dụng pháp luật đối với NCTN phạm tội trong suốt thế kỷ XX đã đƣa ra luận điểm trong công trình nghiên cứu A Century of Juvenile justice (Vấn đề thực thi tƣ pháp đối với trẻ vị thành niên trong một thế kỷ) [142], đã đƣa ra chi tiết và so sánh các chính sách tƣ pháp áp dụng đối với NCTN phạm tội trong suốt 100 năm.

Juvenile Delinquency: Causses and Control của Robert Agnew (giáo sƣ xã hội học của đại học Emory, Hoa Kỳ và là chủ tịch của hội tội phạm học Hoa kỳ) và Timothy Brezina (giáo sƣ xã hội học tại khoa tƣ pháp hình sự của đại học bang Georgia, Hoa kỳ) (Trẻ vị thành niên phạm tội: nguyên nhân và cách kiểm soát) [158], Tác giả đã chỉ ra những nguyên nhân dẫn đến hành vi NCTN phạm tội và đƣa ra các chính sách phòng ngừa, ngăn chặn, kiểm soát hành vi này.

James Burfeind (giáo sƣ xã hội học, chuyên nghiên cứu về các học thuyêt tội phạm học, tội phạm vị thành niên, tƣ pháp hình sự đối với NCTN tại đại học Motana, Hoa kỳ) và Dawn Jeglum Bartusch (tiến sĩ trợ lí giáo sƣ James) đã nêu quan điểm trong công trình Juvenile Delinquency: An Integrated Approach (trẻ vị thành niên phạm tội: một cách nhìn tổng quan) đã phân tích về hiện tƣợng NCTN phạm tội dưới góc độ của tội phạm học, tâm lý học, sinh vật học, xã hội học. [147].

Juvenile Delinquency: The core (bản chất của hiện tƣợng trẻ vị thành niên phạm tội) của giáo sƣ Larry J. Siegel; Brandon C. Welsh (Hoa kỳ- trích dẫn nhƣ trên) [152].Tác giả đã đƣa ra những nguyên nhân dẫn đến hành vi phạm tội của NCTN, nghiên cứu nhũng vấn đề cốt lõi thuộc về bản chất của hiện tƣợng phạm tội của người chưa thành niên.

Juvenile Delinquency in a Diverse Society (Hiện tƣợng trẻ vị thành niên phạm tội trong một xã hội đa màu) của giáo sƣ Kristin A. Bates (tiến sĩ đại học

19

Washington) và Richelle S. Swan (tiến sĩ đại học Irvine bang Califorinia) [150]. Tác giả đã nghiên cứu xem xét, phân tích, đánh giá hiện tƣợng trẻ vị thành niên phạm tội trong bối cảnh xã hội với nhiều vấn đề phức tạp, đa dạng nhƣ quy định chuẩn mực xã hội, các yếu tố xã hội nhƣ tôn giáo, dân tộc, giai cấp, giới tính).

Giáo sƣ Richard Lawrence, hiện là giảng viên chuyên ngành tƣ pháp hình sự tại đại học St. Cloud State bang Minesota, Hoa kỳ đã nghiên cứu đã viết quyển School Crime and Juvenile Justice (Tội phạm học đường và tư pháp hình sự đối với trẻ vị thành niên )[157]. Tác giả đã nghiên cứu và đánh giá về bản chất, mức độ và nguyên nhân của tội phạm học đường và các hành vi vi phạm pháp luật.

Các giáo sƣ chuyên ngành tƣ pháp hình sự tại đại học quốc tế A&M bang Texas, Hoa kỳ) gồm Dean J. Champion, Alida V. Merlo (giáo sƣ giảng dạy khoa tội phạm học của đại học Indiana, Hoa kỳ), Peter J. Benekos (giáo sƣ chuyên ngành tƣ pháp hình sự và xã hội học tại đại học Mercyhurst, Hoa kỳ) Đồng tác giả công trình The Juvenile Justice System: Delinquency, Processing, and the Law (hệ thống tƣ pháp hình sự trong vấn đề trẻ vị thành niên phạm tội: sự phạm pháp; quá trình tố tụng và luật pháp) [139]. Tác giả đã định nghĩa các hành vi phạm tội của NCTN, phân tích và đề xuất những ý kiến giải quyết trong quá trình áp dụng các thủ tục tố tụng hình sự đối với trẻ em từ giai đoạn điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án.

Juvenile Delinquency của giáo sƣ Donald J. Shoemaker (trẻ vị thành niên phạm tội của giáo sƣ xã hội học tại viện Bách khoa Virginia và đại học bang Virginia, Hoa kỳ) [140]. Tác giả cung cấp một cách nhìn toàn diện và giới thiệu những quan điểm mới nhất về hành vi phạm tội và việc thực thi pháp luật đối với người chưa thành niên.

Ngoài ra còn có nhiều công trình nghiên cứu về phòng ngừa NCTN phạm tội cụ thể nhƣ:

Tác giả Ueda Can ở Nhật Bản đã cho rằng nhóm tội phạm càng quấy, giết người trong các trường học có tới 95% các học sinh hư hỏng gây ra. Theo tác giả thì

20

nguyên nhân trước hết là sự dồn nén tâm lý và hình thành ý thức phá hoại, một số do rèn luyện kém trở nên lỗ mãn, ngỗ ngƣợc, thù hằng, bực tức, ghen tuông, do ảnh hưởng của phim ảnh, sách báo có nội dung bạo lực, rùng rợn; sự đô thị hoá quá nhanh đã phá vỡ xã hội truyền thống, làm phát triển tư tưởng cá nhân, thói ích kĩ trong xã hội Nhật Bản hiện đại [161, Tr.102]

Công tác điều tra thân thiện với trẻ em của các tác giả thuộc UNICEP do cục cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội, Tổng cục VI, Bộ công an biên soạn lại, tháng 5/2007. Đây là tài liệu rất hữu ích đã phân tích về các giai đoạn phát triển của trẻ em, tâm lý trẻ em và công tác điều tra thân thiện đối với trẻ em. Điểm mới của tập tài liệu này là xem trẻ em làm trái pháp luật là nạn nhân của xã hội cần có chính sách giúp đở, hổ trợ… Điển hình cho quan điểm này là các nước như: Thuỵ Điển, Hà Lan, Niu Di Lân, Ô-Xtrây-Li-a [35]. Các chương trình phòng ngừa tội phạm, tài liệu chuyên đề về phòng ngừa tội phạm trong thanh, thiếu niên ở Vương quốc Anh nhƣ: Chiến lƣợc phòng ngừa tội phạm trong thanh, thiếu niên của Bob Asford năm 2007, chương trình PNTP trong thanh thiếu niên của chính phủ vương Quốc Anh…Các chương trình này rất toàn diện: từ định hướng phát triển nhân cách, giáo dục thể chất, giáo dục văn hoá, tạo việc làm cho thanh niên đến tăng cường các biện pháp kiểm soát xã hội của chính quyền trung ương và địa phương, của các lực lƣợng chức năng làm công tác giáo dục, phát hiện, phòng ngừa, ngăn chặn, xử lý các hành vi vi phạm pháp luật do thanh, thiếu niên gây ra.

Luật về tội phạm NCTN của tác giả Frederick B. Susmann, A.B., M.S. in Edm, LL.B xuất bản 1968 tại New York, Hoa Kỳ [144], đây là những tài liệu điển hình của các quốc gia phát triển cao về kinh tế, có hệ thống pháp luật khác với nước ta. Tuy nhiên, dù khác nhau cơ bản về thể chế chính trị nhƣng qua nghiên cứu các tài liệu trên cho thấy tất cả các quốc gia trên thế giới đều quan tâm đến công tác hoàn thiện hệ thống tƣ pháp NCTN phạm tội, dành nhiều chính sách ƣu tiên trong phòng, chống NCTN vi phạm pháp luật, phạm tội.

21

Do điều kiện còn gặp nhiều khó khăn trong việc tìm kiếm tƣ liệu và tiếp cận nghiên cứu, đánh giá những vấn đề liên quan đến công tác phòng ngừa THTP do NCTN thực hiện của các quốc gia trên thế giới. Tuy nhiên, tác giả cũng đã cố gắng nghiên cứu khái quát đƣợc những nét cơ bản về kết quả nghiên cứu và quan điểm của các quốc gia về tội phạm trong lứa tuổi CTN, công tác PNTP trong lứa tuổi CTN. Đây là những nội dung mang tính chất thông tin khoa học sâu sắc làm cơ sở và trang bị tầm nhìn khách quan, khoa học về lĩnh vực mà tác giả đang nghiên cứu.

Một phần của tài liệu Luận án tiến sĩ Luật học: Phòng ngừa tình hình tội phạm do người chưa thành niên thực hiện trên địa bàn các tỉnh Tây Nam Bộ (Trang 20 - 26)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(187 trang)