Tình hình phòng ngừa tình hình tội phạm do người chưa thành niên thực hiện trên địa bàn các tỉnh Tây Nam Bộ

Một phần của tài liệu Luận án tiến sĩ Luật học: Phòng ngừa tình hình tội phạm do người chưa thành niên thực hiện trên địa bàn các tỉnh Tây Nam Bộ (Trang 69 - 74)

CHƯƠNG 3 TÌNH HÌNH VÀ THỰC TRẠNG PHÒNG NGỪA TỘI PHẠM DO NGƯỜI

3.1. Tình hình phòng ngừa tình hình tội phạm do người chưa thành niên thực hiện trên địa bàn các tỉnh Tây Nam Bộ

3.1.1. Khái quát tình hình phòng ngừa tình hình tội phạm do người chưa thành niên thực hiện trên địa bàn các tỉnh Tây Nam Bộ

Về tình hình phạm pháp hình sự nói chung, hằng năm trên địa bàn các tỉnh, thành phố TNB xảy ra trên dưới 7 nghìn vụ và tăng giảm không đáng kể. Cao nhất là năm 2008 với 7.601 vụ, thấp nhất là năm 2017 với 5.818 vụ. Thống kê từ 2006 đến 2017 toàn khu vực xảy ra 82.005 vụ, chiếm 13,13% số vụ xảy ra của cả nước (82.005 vụ/624.730 vụ). [Xem bảng 3.2]. Trong số đó NCTN vi phạm pháp luật khu vực miền TNB hằng năm trên dưới 2.500 vụ, tăng giảm không bền vững. Cao nhất là 2016 với 3.062 vụ NCTN vi phạm pháp luật ở khu vực TNB, thấp nhất là năm 2013 với 1.880 vụ, so với cả nước tình hình NCTN vi phạm pháp luật giai đoạn 2006 - 2017 ở khu vực miền TNB chiếm tỉ lệ 20,68% về số vụ (2.435 vụ/113.330 vụ), 18,06% số NCTN bị xử lý (31.471 NCTN/174.258 NCTN) [Xem bảng 3.3].

Về tình hình NCTN phạm tội, theo thống kê của TAND các tỉnh, thành phố khu vực miền TNB cũng tăng giảm không ổn định qua từng năm, cao nhất là năm 2012 với 722 NCTN phạm tội, thấp nhất là 2006 với 419 NCTN phạm tội. Theo thống kê giai đoạn 2006-2017 số NCTN phạm tội ở khu vực TNB là 6.925 người chiếm tỉ lệ 14,17% số NCTN phạm tội cả nước ( 6.925 người\48.868 người). [Xem bảng 3.5].

Về cơ cấu tội phạm do NCTN thực hiện giai đoạn 2006 - 2017 chủ yếu tập trung nhiều nhất là tội phạm xâm phạm trật tự an toàn xã hội, xâm phạm sở hữu,

65

xâm phạm tính mạng, sức khỏe. Trong đó, trộm cắp tài sản 2.595 NCTN phạm tội chiếm 37,47%, cướp tài sản 656 NCTN phạm tội chiếm 9,47%, cố ý gây thương tích 8,93% NCTN phạm tội chiếm 12,9% , Hiếp dâm 592 NCTN phạm tội chiếm 8,40%. [Xem bảng 3.6].

Về đặc điểm nhân thân của NCTN vi phạm pháp luật ở khu vực miền TNB nổi lên một số đặc điểm sau: về giới tính qua khảo sát thực tế đa số NCTN vi phạm pháp luật là nam giới chiếm tỉ lệ 96,49% , nữ giới 3,51%. [Xem bảng 3.7]; về trình độ văn hóa số NCTN có trình độ Trung học cơ sở trở lên chiếm 44,69%, tiểu học chiếm 40,15%, mù chữ chiếm 15,16%. Thống kê cho thấy tỉ lệ NCTN có trình độ từ trung học cơ sở trở lên vi phạm pháp luật chiếm tỉ lệ khá cao và không có sự chênh lệch với số NCTN vi phạm pháp luật có trình độ thấp hơn [ Xem bảng 3.8]. Tuy nhiên, qua khảo sát cũng thấy nổi lên số NCTN bỏ học vi phạm pháp luật chiếm tỉ lệ khá cao 53,71% so với tổng số NCTN vi phạm pháp luật trong khu vực. Những địa phương có số NCTN vi phạm pháp luật cao nhất là Đồng Tháp, An Giang thấp nhất là Sóc Trăng, Bến Tre [Xem bảng 3.9]. Về độ tuổi NCTN vi phạm pháp luật ở khu vực TNB tập trung nhiều nhất là từ 16 đến dưới 18 tuổi chiếm 58,03% từ 14 đến dưới 16 tuổi chiếm 31,18%, dưới 14 tuổi chiếm 10,14% [Xem bảng 3.10]. Về mức độ vi phạm pháp luật số NCTN vi phạm lần thứ nhất chiếm 68,25%, vi phạm lần thứ 2 trở lên chiếm 31,75%. Số liệu cho thấy các em vi phạm đa số là nhất thời cơ hội, bộc phát do thiếu hiểu biết, tuy nhiên, vẫn có những em vi phạm có hệ thống, mang tính chuyên nghiệp và nguy hiểm [Xem bảng 3.11]. Về hoàn cảnh gia đình qua khảo sát tại 6 trại tạm giam của Công an các tỉnh, thành phố khu vực TNB từ 2006-2017 với 1.256 NCTN bị tạm giam thấy rằng những NCTN có hoàn cảnh gia đình khó khăn phạm tội chiếm tỉ lệ cao hơn so với NCTN có hoàn cảnh gia đình đủ ăn và khá giả (khó khăn 622 người chiếm 49,52%, đủ ăn 374 chiếm 29,78%, khá giả 260 người chiếm 20,70%). Tuy nhiên, số NCTN trong những gia đình khá giả mua bán kinh doanh phát đạt và một số là con của cán bộ, công chức, cha mẹ có địa vị trong xã hội… cũng chiếm tỉ lệ cao 20,7% là điều đáng báo động [Xem bảng 3.12].

66

3.1.2. Nguyên nhân và điều kiện của tình hình phòng ngừa tình hình tội phạm do người chưa thành niên thực hiên trên địa bàn các tỉnh Tây Nam Bộ.

- Nguyên nhân, điều kiện từ phía nhận thức của người chưa thành niên

+ Có thể khẳng định rằng, chính bản thân NCTN quyết định trong việc lựa chọn hành vi ứng xử cho riêng mình. Do đặc điểm tâm lý lứa tuổi NCTN đang trong quá trình phát triển hoàn thiện thể chất và tinh thần, nhận thức chƣa đầy đủ toàn diện về những hậu quả, tác hại do hành vi của mình gây ra nên phần lớn các em chƣa tự chủ đƣợc bản thân, dễ bị lôi kéo, kích động tham gia vào những việc làm sai trái để thoả mãn nhu cầu cá nhân nên vi phạm pháp luật hoặc phạm tội. Qua khảo sát 402 đƣợc các lực lƣợng chức năng làm việc thì có 87 em chiếm 21,61% do bản thân các em thiếu tiền ăn chơi, tiêu xài, hay bốc đồng muốn thể hiện bản thân dẫn đến hoạt động phạm tội.

+ Những NCTN phạm tội đại đa số có học vấn thấp, kiến thức về pháp luật còn nhiều hạn chế, thậm chí có những trường hợp không nhận thức được hành vi của mình dẫn đến hậu quả nguy hiểm, tác hại cho xã hội hoặc vi phạm pháp luật.

Bên cạnh đó, một số khác thì có trình độ, am hiểu pháp luật nhƣng do bản chất bốc đồng, bị tác động bởi những đối tượng xấu nên có những hành động coi thường pháp luật, cố tình vi phạm.

- Nguyên nhân và điều kiện từ phía gia đình:

+ Nhiều gia đình có cuộc sống khá giả nuông chiều con một cách thái hóa, do cha mẹ đi làm ăn xa kiếm tiền không có thời gian để quan tâm con cái. Tuy nhiên, họ có rất nhiều tiền và do vậy đã bù đắp cho con trẻ bằng việc nuông chiều đáp ứng mọi nhu cầu của chúng. Điều này dẫn đến tình trạng hình thành nhu cầu hưởng thụ của các con mà không nghĩ đến nghĩa vụ của bản thân đối với cha mẹ và xã hội. Các em này thường rất ích kỷ, thích chơi bời, ỷ lại, đua đòi, lười học tập rèn luyện nên dễ bị lôi kéo vào những môi trường sinh hoạt không lành mạnh như các tụ điểm vui chơi giải trí trá hình với các hoạt động tệ nạn xã hội nhƣ: hút chích, mại dâm, cờ bạc …Đây chính là nguyên nhân tại sao một bộ phận NCTN phạm tội ở địa

67

bàn các tỉnh thành phố TNB thời gian qua lại là con những gia đình khá giả [Xem bảng 3.1].

+ Ngƣợc lại những gia đình do điều kiện kinh tế quá khó khăn, mãi lo kiếm sống, đi làm xa gia đình, ít quan tâm đến con cái. Những đứa trẻ sinh ra trong những gia đình này thường có cuộc sống thiếu thốn, phải bỏ học, ra đời sớm để mưu sinh và dễ đi vào con đường phạm tội. Về nguyên nhân này thì khu vực miền TNB chiếm tỉ lệ khá cao 49,52% [ Xem bảng 13.12]. Nguyên nhân do tỉ lệ hộ nghèo toàn vùng còn khá cao (theo tổng cục thống kê đến năm 2012 khu vực TNB hộ nghèo chiếm 11,6% ), tỉ lệ trẻ bỏ học vi phạm pháp luật hằng năm vẫn còn rất cao 53,71%

[Xem bảng 3.9]. Những em thoát ly gia đình sớm, sống tự lập ngoài xã hội, chƣa có kiến thức kinh nghiệm xã hội, nên dễ bị sa ngã, bị dụ dỗ, lôi kéo vào con đường phạm tội.

+ Do gia đình không bình thường, không hoàn chỉnh. Đó là những trường hợp NCTN sống trong hoàn cảnh gia đình thiếu cha hoặc mẹ hay mồ côi cả cha và mẹ, sống với mẹ kế, cha dƣợng, sống với ông bà đã già yếu… những em có hoàn cảnh như vậy dễ tự ti, tổn thương về tâm lý, dễ nảy sinh những tâm lý tiêu cực dẫn đến những hành vi vi phạm pháp luật.

+ Do NCTN trong một gia đình mà các thành viên trong gia đình thiếu gương mẫu, thậm chí còn dung túng bao che cho những hành vi vi phạm pháp luật hoặc chính những thành viên trong gia đình là những người phạm tội, tham gia vào các tệ nạn xã hội … Do đó đã tác động tiêu cực đến việc hình thành nhân cách của các em hay xúi giục cho NCTN phạm tội.

+ Do sự phối hợp của một số gia đình và nhà trường thiếu sự chặt chẽ. Do bận công việc làm ăn, hầu nhƣ các bậc cha mẹ ít có điều kiện để chăm sóc và giáo dục con cái, họ giao phó sự giáo dục con cái cho nhà trường, không quan tâm đến kết quả học tập và tâm lý của con trẻ. Trong khi đó môi trường bên ngoài còn rất

68

nhiều cám dỗ không lành mạnh, có rất nhiều bạn bè xấu sẵn sàng lôi kéo các em vi phạm pháp luật.

- Nguyên nhân từ phía nhà trường:

+ Việc quản lý học sinh ở một số trường chưa tốt. Tình trạng bạo lực học đường, tệ nạn xã hội xâm nhập vào học đường vẫn còn xảy ra nhiều nơi. Một số thầy cô giáo chưa thật sự là tấm gương sáng cho học sinh noi theo, còn có hiện tƣợng thầy cô giáo sống buông thả, vi phạm đạo đức nhà giáo. Hoặc, vì chạy theo bệnh thành tích, lạm dụng việc dạy thêm, học thêm ngoài giờ… từ đó hình thành tâm lý không tôn trọng thầy cô, nên việc dạy dỗ hình thành nhân cách cho các em sẽ kém hiệu quả.

+ Việc giáo dục đạo đức, pháp luật, nâng cao ý thức chấp hành pháp luật cho học sinh trong các nhà trường phổ thông chưa được chú trọng, việc bồi dưỡng kỹ năng sống, kiến thức xã hội cho các em còn hạn chế. Hoạt động đoàn, đội trong nhà trường còn mang nặng hình thức ít thu hút được thanh, thiếu niên tham gia.

- Nguyên nhân, điều kiện từ phía xã hội:

+ Những thiếu sót trong công tác giáo dục văn hoá, tư tưởng thông qua các phương tiện thông tin đại chúng như sách, báo, phim ảnh mà đặc biệt là các trang mạng xã hội… do công tác quản lý của các cơ quan chức năng còn lỏng lẽo, chƣa theo kịp sự phát triển của khoa học công nghệ nên các sản phẩm văn hoá ngoại lai, đồi truỵ độc hại dễ dàng xâm nhập vào xã hội trong đó có NCTN. Từ đó, đã tác động tiêu cực đến việc hình thành tư tưởng, nhân cách, suy nghĩ của NCTN. Đây chính là nguyên nhân hình thành tư tưởng thực dụng, sống thác loạn, chạy theo đồng tiền, thiếu tư tưởng niền tin vào chế độ XHCN trong một bộ phận người chưa thành niên.

+ Ảnh hưởng từ mặt trái của cơ chế thị trường dẫn đến sự phân hoá giàu nghèo giữa thành thị và nông thôn ngày càng lớn. Con em những gia đình giàu có nếu không quản lý tốt dễ nhiễm các thói hƣ, tật xấu ăn chơi đua đòi, lãng phí, nghiện ngập… Con em những gia đình nghèo khó thì phải lăn lộn với cuộc sống từ

69

rất sớm cũng rất dễ sa vào con đường trộm cắp, cướp giật, cố ý gây thương tích, nghiện ma tuý…

+ Cùng với sự phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội, quá trình đô thị quá diễn ra nhanh chóng. Những phong tục tập quán, nếp sinh hoạt ở những vùng nông thôn bị

“ đảo lộn” thay vào đó là nếp sống thành thị, công nghiệp đã làm mất đi những phong tục tập quán tốt đẹp của khu vực TNB như lòng khoan dung độ lượng, tương thân tương ái, cần cù ngày càng lu mờ, thay vào đó là tính ích kỷ, vô cảm, không quan tâm đến những vấn đề chung của xã hội, sống thực dụng, vun vén cho bản thân mình.

+ Công tác đấu tranh phòng chống tội phạm, tệ nạn xã hội ở khu vực TNB trong thời gian qua tuy đạt đƣợc nhiều thành tựu tích cực nhƣng vẫn còn nhiều hạn chế bất cập phạm pháp hình sự tuy đƣợc kiềm chế nhƣng vẫn còn ở mức cao hàng năm xảy ra trên dưới 7.000 vụ chiếm 13,13 % so cả nước [Xem bảng 3.2]. tỉ lệ kéo giảm tội phạm chƣa bền vững tăng giảm theo từng năm, trong đó có tội phạm do NCTN thực hiện [Bảng 3.2 và 3.4]. Điều đó chứng tỏ các chủ thể phòng chống tội phạm chƣa có những giải pháp căn cơ hữu hiệu mang tính chiến lƣợc lâu dài để kéo giảm THTP trong đó có THTP do NCTN thực hiện một cách bền vững.

Một phần của tài liệu Luận án tiến sĩ Luật học: Phòng ngừa tình hình tội phạm do người chưa thành niên thực hiện trên địa bàn các tỉnh Tây Nam Bộ (Trang 69 - 74)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(187 trang)