CHƯƠNG 3 TÌNH HÌNH VÀ THỰC TRẠNG PHÒNG NGỪA TỘI PHẠM DO NGƯỜI
4.1. Dự báo tình hình tội phạm do người chưa thành niên thực hiện trên địa bàn các tỉnh Tây Nam Bộ trong thời gian tới
4.1.1. Cơ sở dự báo
Một là: Đảng và Nhà nước ta vẫn kiên trì công cuộc đổi mới toàn diện trên tất cả các lĩnh vực đời sống xã hội, nhất là đổi mới về kinh tế để đạt đƣợc mục tiêu chiến lược này Đảng và Nhà nước ta chủ trương thực hiện nhất quán và lâu dài chính sách phát triển kinh tế hàng hóa nhiều thành phần, vận hành theo cơ chế thị trường, có sự quản lý của nhà nước theo định hướng XHCN, "Nhà nước tập trung làm tốt các chức năng định hướng sự phát triển bằng các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch và cơ chế, chính sách trên cơ sở tôn trọng các nguyên tắc của thị trường...
Thực hiện quản lý nhà nước bằng hệ thống pháp luật... "Nền kinh tế thị trường được thiết lập trong thời kỳ đổi mới ở nước ta trong giai đoạn qua và trong những năm tới là nhân tố quan trọng góp phần nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của đại đa số người dân. Bên cạnh đó, nền kinh tế thị trường cũng thể hiện mặt trái của nó, và những mặt trái này tác động tiêu cực đến nhiều mặt của đời sống xã hội nước ta trong đó có THTP và tệ nạn xã hội. Do tác động của nền kinh tế thị trường, xu thế quốc tế hóa, khu vực hóa, toàn cầu hóa nền kinh tế, sự tham gia vào AFTA và tổ chức thương mại thế giới (WTO) sẽ là mảnh đất tốt cho sự xâm nhập văn hóa độc hại, lối sống thực dụng và sự thất nghiệp. Sự có mặt của người nước ngoài ở nước ta nói chung, khu vực miền TNB nói riêng sẽ tăng lên đáng kể về số lƣợng, sự diễn biến phức tạp và tác động mạnh mẽ của các loại tội phạm và tệ nạn xã hội của khu
97
vực và trên thế giới sẽ ảnh hưởng diễn biến của THTP hình sự nói chung và THTP do NCTN gây ra ở nước ta, trong đó có các tỉnh khu vực miền Tây Nam Bộ.
Hai là: miền TNB là vùng có khí hậu cận xích đạo thuận lợi phát triển ngành nông nghiệp, đặc biệt là phát triển trồng lúa nước và các cây lương thực. Mặc dù diện tích canh tác nông nghiệp và thủy sản chưa tới 30% của cả nước nhưng miền TNB đã đóng góp hơn 50% diện tích lúa, 71% diện tích nuôi trồng thủy sản, 30%
giá trị sản xuất nông nghiệp và 54% sản lƣợng thủy sản... Bên cạnh đó, khu vực dịch vụ của khu vực miền TNB phát triển cả chiều rộng lẫn chiều sâu nhƣ xuất nhập khẩu, vận tải thủy, du lịch, đáng chú ý là xuất khẩu gạo chiếm 80% của cả nước và du lịch sinh thái trên sông nước. Ngoài ra, khu vực miền TNB còn có các triển vọng về dầu khí trong thềm lục địa nhƣ bể trầm tích Nam Côn Sơn có khoảng 3 tỷ tấn dầu quy đổi... Quyết định 492/QĐ-TTg ngày 16 tháng 4 năm 2009 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt đề án thành lập vùng kinh tế trọng điểm-vùng đồng bằng sông Cửu Long. Theo đó thì miền TNB là vùng kinh tế trọng điểm, phát triển kinh tế động lực ở phía tây nam của nước ta. Đề án thành lập vùng kinh tế trọng điểm này đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Nội dung cơ bản của Đề án là đến năm 2020, vùng kinh tế trọng điểm này là trung tâm lớn về sản xuất lúa, gạo, nuôi trồng thủy sản của cả nước. Ngoài ra, vùng kinh tế này cũng đóng vai trò quan trọng trong chuyển giao công nghệ sinh học, cung cấp giống, các dịch vụ kỹ thuật, chế biến và xuất khẩu các sản phẩm nông nghiệp của cả nước... Có thể khẳng định rằng: với những điều kiện thuận lợi về địa lý, thổ nhƣỡng, khí hậu... Và sự quan tâm của Chính phủ là nhân tố quan trọng quyết định cho sự phát triển toàn diện về kinh tế, văn hóa, thương mại, du lịch và giao lưu quốc tế trong thời gian tới của khu vực miền Tây Nam Bộ.
Ba là: theo đánh giá của các cơ quan chức năng và thực tế đời sống của người dân đã cho thấy miền TNB đang trên đà phát triển nhanh, kinh tế tăng trưởng không ngừng (năm 2008 là 10,23%, năm 2009 là 10,52%, năm 2010 là 10,6%, năm 2012 là 13,7%; GDP tính theo đầu người tăng từ 500 USD năm 2008, 750 USD
98
năm 2010, qua năm 2012 là 1000 USD. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa từng bước. Tuy nhiên, do xã hội phát triển, tốc độ đô thị hóa khá nhanh đã dẫn đến tình trạng di dân tự do từ nơi khác đến ngày càng tăng (năm 2005 dân số toàn khu vực là 16.859.300 người, năm 2011 là 17.330.900 người. Ngoài ra, còn có hàng trăm ngàn người đến làm ăn sinh sống không quản lý đƣợc hộ khẩu, về cƣ trú...); Vấn đề giải quyết việc làm còn khó khăn (năm 2008 tỷ lệ thất nghiệp toàn khu vực là 4,12%, năm 2009 là 4,54%, năm 2011 là 4,08%, năm 2015 là 3,37%); chất lƣợng giáo dục đào tạo còn nhiều bất cập, điều kiện cơ sở hạ tầng còn nhiều khó khăn; kết quả thực hiện chương trình xóa đói giảm nghèo chưa đạt mục tiêu, yêu cầu (năm 2008 hộ nghèo chiếm 11,4% dân số, năm 2010 là 12,6%, năm 2011 là 11,6%)... Đã và đang gây ra nhiều khó khăn cho công tác quản lý nhà nước về an ninh trật tự.
Bốn là: do công tác quản lý kinh tế còn sơ hở, khả năng điều hành quản lý xã hội của các địa phương trong khu vực còn non kém và thiếu kinh nghiệm; trình độ năng lực của đội ngũ cán bộ, công chức còn nhiều bất cập nhất là ở những địa bàn cơ sở; Tình trạng tiêu cực, tham nhũng, lãng phí, quan liêu còn xãy ra ở nhiều nơi, sự thiếu hiểu biết và ý thức tuân thủ pháp luật của một bộ phận nhân dân còn hạn chế; sự tác động mạnh mẽ, sâu rộng của mặt trái cơ chế thị trường; sự chống phá của các thế lực thù địch; sự ảnh hưởng của lối sống tự do, đề cao giá trị vật chất, văn hóa ngoại lai... Đã tác động mạnh mẽ đến hiệu quả công tác phòng ngừa NCTN vi phạm pháp luật, phạm tội ở khu vực TNB.
Năm là: THTP trên thế giới và khu vực diễn biến phức tạp đã và đang tiếp tục ảnh hưởng đến THTP của nước ta nói chung và miền TNB nói riêng. Bên cạnh đó, THTP trên địa bàn các tỉnh khu vực miền TNB trong thời gian qua vẫn còn diễn biến phức tạp; cùng với sự diễn biến phức tạp và đa dạng của THTP của cả nước. Trong khi đó, các văn bản pháp luật để điều chỉnh các quan hệ xã hội vẫn còn có những bất cập, chƣa kịp thời chấn chỉnh, từ đó tạo kẽ hở để tội phạm
99
hoạt động; NCTN theo đó cũng thực hiện các hành vi vi phạm pháp luật hoặc phạm tội.
Sáu là: hoạt động của các cơ quan bảo vệ pháp luật ngày càng đƣợc tăng cường và hoàn thiện về cơ cấu tổ chức cán bộ, được đào tạo bài bản, chính quy, có trình độ nghiệp vụ chuyên môn cao, các phương tiện các phương tiện kĩ thuật, nghiệp vụ được trang bị đầy đủ hơn sẽ là cơ sở vững chắc để nhà nước đảm bảo an ninh quốc gia và giữ gìn trật tự an toàn xã hội, đấu tranh PCTP có hiệu quả, trong đó có công tác PNTP do NCTN gây ra. Hơn nữa, các chủ trương của Đảng, Nhà nước và các ngành chức năng có những nội dung mới phù hợp với thực tế, gần gũi hơn trong cuộc sống sẽ là những cơ sở quan trọng để các cơ quan chức năng thực thi nhiệm vụ phòng ngừa NCTN phạm tội ngày càng đi vào chiều sâu đạt hiệu quả cao hơn.
4.1.2. Nội dung dự báo
Trong những năm tới tình hình an ninh trật tự, kinh tế xã hội trên địa bàn các tỉnh TNB vẫn tiếp tục ổn định và tăng trưởng bền vững. Tuy nhiên, bên cạnh những thuận lợi thì nhiều nguy cơ, thách thức cũng đƣợc đặt ra. Đó là những khó khăn trong quản lý và điều hành tinh tế, vấn đề đảm bảo an sinh xã hội, chăm lo đời sống cho nhân dân, rút ngắn khoảng cách giàu nghèo, đặc biệt là ổn định an ninh trật tự, trong đó phải làm tốt công tác PNTP, đặc biệt là tội phạm chƣa thành niên.
Trong thời gian tới, nền kinh tế thị trường tiếp tục được phát triển, tình hình kinh tế, xã hội sẽ còn có nhiều điều kiện phát triển và hội nhập sâu rộng hơn với nền kinh tế quốc tế. Song bên cạnh đó, mặt trái của nền kinh tế thị trường vẫn hàng ngày, hàng giờ tác động ảnh hưởng trực tiếp đến mọi mặt đời sống kinh tế, xã hội trên phạm vi cả nước nói chung và khu vực TNB nói riêng. Với bối cảnh như vậy, THTP và tội phạm là NCTN gây ra sẽ có xu hướng gia tăng về số lượng cũng như tính chất, mức độ ngày càng phức tạp hơn. Thực tế cho thấy do mặt trái tiêu cực nền kinh tế thị trường, tình trạng phân hóa giàu nghèo ngày càng lớn hơn, số lượng
100
người thất nghiệp, số lượng các gia đình tập trung làm kinh tế, bỏ bê chuyện học hành của con cái, số lượng trẻ em không đến trường hoặc không theo đuổi việc học hành đến nơi đến chốn sẽ còn nhiều và đây là nguồn bổ sung rất lớn vào đội ngũ những người thất nghiệp, số trẻ em ở các thị xã, thị trấn sống lang thang lêu lổng, thoát khỏi sự quản lý, giáo dục của gia đình và rất dễ đi đến con đường phạm tội.
Đồng thời, do nền kinh tế mở cửa, hội nhập và phát triển cũng sẽ ảnh hưởng rất lớn đến quá trình phạm tội của NCTN bởi lối sống thực dụng cũng như ảnh hưởng của phim ảnh, internet, các trang mạng xã hội... của tội phạm nước ngoài sẽ xâm nhập vào Việt Nam và sẽ lây lan, ảnh hưởng đến lớp trẻ, tệ nạn xã hội luôn có mảnh đất để phát triển, đó là bạn đồng hành của tội phạm. Hiện nay, có nhiều phương tiện nghe nhìn, nhiều loại văn hóa phẩm dễ đến hộ gia đình và phổ biến ngoài xã hội kể cả những văn hóa phẩm đồi trụy, các trò chơi bạo lực, khiêu dâm, kích dục, yêu đương trên mạng... tác động trực tiếp đến sự tò mò, hiếu kỳ và đam mê của NCTN.
Thực tế này, Nếu không được quản lý tốt sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến nhân cách, tâm sinh lý và dẫn đến quá trình phạm tội của người chưa thành niên.
Hiện nay và trong tương lai gần công tác giáo dục ở nhà trường đang có nhiều bất cập, đang được thử nghiệm, từng bước hoàn chỉnh và còn gặp không ít khó khăn, phức tạp. Công việc này không thể một sớm một chiều mà có thể ổn định, nâng cao chất lượng công tác giáo dục, quản lý học sinh ở các nhà trường. Tình trạng học sinh đi học mà không đến lớp, lang thang, tụ tập thành băng nhóm, sử dụng ma túy, đánh nhau gây rối, đua xe trái phép... là những dấu hiệu đáng báo động cho tình hình thực tiễn hiện nay. Đây là một trong những nguyên nhân sâu xa của THTP ở lứa tuổi chƣa thành niên.
Thực tiễn công tác đấu tranh, PCTP, giữ gìn trật tự an toàn xã hội trong thời gian qua đã đƣợc kiềm chế song, về cơ bản tình hình phạm pháp hình sự vẫn không giảm, thậm chí từng nơi, từng lúc còn phức tạp hơn, quá trình gây án mang tính tinh vi xảo quyệt, táo bạo và nguy hiểm hơn. Điều đó đã tác động, ảnh hưởng không ít đến NCTN phạm tội. Trong khi đó, việc áp dụng các biện pháp phòng ngừa ngăn
101
chặn đối với NCTN phạm tội của các ngành chức năng còn nhiều hạn chế và hệ thống hành lang pháp lý phục vụ cho công việc này cũng chƣa đƣợc hoàn thiện đầy đủ. Đây là những yếu tố khách quan nhƣng cũng có vai trò nhất định trong việc áp dụng các biện pháp phòng ngừa đối với NCTN phạm tội. Với những nét về THTP nêu trên cho chúng ta thấy, nếu không có những biện pháp phòng ngừa, ngăn chặn kịp thời thì tình trạng NCTN phạm tội trong thời gian tới vẫn tiếp tục có chiều hướng gia tăng và sẽ ngày càng phức tạp hơn.
* Dự báo về tình hình tội phạm chƣa thành niên.
Từ những cơ sở nêu trên, có thể dự báo về THTP do NCTN gây ra trên địa bàn các tỉnh khu vực miền TNB thời gian tới về số vụ và số NCTN bị bắt giữ, xử lý sẽ tăng, giảm theo từng năm. Tuy nhiên, xu hướng tăng so với những năm gần đây là chủ yếu; phương thức, thủ đoạn hoạt động phạm tội ngày càng tinh vi và liều lĩnh manh động hơn; các loại tội phạm xâm phạm sở hữu và gây rối sẽ chiếm tỷ lệ cao trong đó tập trung vào một số nhóm tội phạm sau:
** Nhóm tội phạm xâm phạm sở hữu: các tội trộm cắp tài sản, cướp giật sẽ chiếm tỷ lệ cao nhất trong các tội danh do NCTN gây ra. Bởi vì, Đây là nhóm tội phạm và vi phạm dễ thực hiện, dể che dấu hành vi và tài sản dễ tiêu thụ. Hơn nữa tài sản của các nạn nhân vừa là tác động trực tiếp vào lòng ham muốn của đối tượng, vừa là để giải quyết những nhu cầu thực tế của người thực hiện, trong khi đó NCTN là những người chưa có những suy nghĩ chính chắn nên dễ bị tác động và thực hiện để đạt mục đích. Mặt khác, theo quy luật của sự phát triển, một khi đời sống của người dân được nâng lên thì của cải nhiều ra và nhu cầu đi lại mua sắm, tham quan du lịch và hưởng thụ ngày càng cao. Trong khi đó, do tác động của mặt trái cơ chế thị trường nên nhiều em không được quan tâm, giáo dục và quản lý chặt chẽ sẽ hình thành xu hướng sống tự do, coi trọng giá trị vật chất, thích hưởng thụ và không muốn lao động... hoặc phát sinh nhiều gia đình, nhiều trẻ em lâm vào hoàn cảnh nghèo khó, bỏ học, sống lang thang... Từ nhu cầu bản năng sẽ dần trở thành người phạm tội hoặc vi phạm pháp luật có tính chất phổ biến. Tội phạm trộm cắp
102
mà NCTN thực hiện sẽ tập trung chủ yếu vào những đồ gọn nhẹ, dễ tiêu thụ nhƣ đồ dùng sinh hoạt, phương tiện đi lại... tiếp tục phát triển. Chính điều này là một trong những yếu tố làm cho tội phạm NCTN gây ra trong nhóm tội phạm xâm phạm sở hữu có điều kiện gia tăng.
** Nhóm tội phạm xâm phạm trật tự công cộng: gồm các tổ chức gây rối trật tự công cộng, vi phạm các quy định về điều khiển phương tiện giao thông, chống người thi hành công vụ cũng sẽ có chiều hướng gia tăng. Bởi vì, với sự phát triển mạnh mẽ của các loại hình dịch vụ giải trí quán bar, nhà hàng, khách sạn, karaoke, vũ trường... sẽ là nguyên nhân, điều kiện làm phát sinh tội phạm, trong đó có các tội nhƣ trên. Mặt khác, do kinh tế phát triển, nhiều gia đình có điều kiện kinh tế luôn chiều chuộng, mua sắm cho con cái mình các loại phương tiện giao thông đắt tiền, cung cấp tiền một cách phung phí... với sự bồng bột và hiếu động của tâm lý lứa tuổi, các em rất dễ vi phạm vào các tội danh gây rối trật tự công cộng, vi phạm các quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ, đua xe trái phép, chống người thi hành công vụ...
** Nhóm các tội xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự nhân phẩm con người: gồm các tội cố ý gây thương tích, hiếp dâm, cưỡng dâm, giết người có chiều hướng gia tăng, tăng giảm thất thường không bền vững tùy tình hình triển khai công tác đấu tranh phòng chống của địa phương, xong cơ bản sẽ là gia tăng. Bởi do tình hình xã hội phát triển, các loại hình giải trí phát triển mạnh mẽ. Song song đó, các loại hình phim ảnh có tính chất kích động, bạo lực cũng tác động đến suy nghĩ, hành động của NCTN. Máu " yêng hùng" cùng với sự kích động các trang mạng sẽ khiến các em gây ra các vụ gây thương tích, thậm chí giết người chỉ vì những mâu thuẫn rất nhỏ, chỉ vì các em sĩ diện, muốn tự khẳng định mình. Sự phát triển mạnh mẽ của khoa học công nghệ, internet, điện thoại di động thông minh... không thể quản lý đƣợc đã kéo theo các loại hình giải trí, phim ảnh đồi trụy kích thích sự tò mò khám phá của lớp trẻ, dẫn các em phạm vào các tội hiếp dâm, cƣỡng dâm, giao cấu trẻ em. Hiện nay, việc quản lý của các cơ quan chức năng ở địa bàn các tỉnh TNB