Khái niệm, chủ thể phòng ngừa tình hình tội phạm do người chưa thành niên thực hiện

Một phần của tài liệu Luận án tiến sĩ Luật học: Phòng ngừa tình hình tội phạm do người chưa thành niên thực hiện trên địa bàn các tỉnh Tây Nam Bộ (Trang 29 - 41)

CHƯƠNG 2 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ PHÒNG NGỪA TÌNH HÌNH TỘI PHẠM

2.1. Khái niệm, chủ thể phòng ngừa tình hình tội phạm do người chưa thành niên thực hiện

2.1.1. Quan điểm về người chưa thành niên phạm tội

Trong quá trình phát triển con người thường trãi qua những giai đoạn với những lứa tuổi khác nhau, vì vậy đã hình thành nên những tên gọi, thuật ngữ khác nhau tương ứng với từng giai đoạn phát triển đó như: trẻ em, thiếu niên, thanh niên, trung niên… Tuy nhiên, trong thuật ngữ khoa học pháp lý của hầu hết các quốc gia đã sử dụng phổ biến cách gọi là thành niên và CTN. Đó là cách phân loại dựa vào độ tuổi, người thành niên là người thuộc lứa tuổi đã trưởng thành, NCTN là người trẻ tuổi, chưa thật sự trưởng thành cả về thể chất và tinh thần. Tuy nhiên, việc quy định ranh giới độ tuổi thành niên và CTN ở mỗi quốc gia không thống nhất nhau.

Tùy thuộc vào điều kiện phát triển kinh tế - xã hội, phong tục, tập quán của mỗi quốc gia, mỗi lĩnh vực khác nhau thì ranh giới về độ tuổi giữa người thành niên và NCTN cũng khác nhau.

Thuật ngữ NCTN đƣợc sử dụng rộng rãi trong các ngành khoa học khác nhau nhƣ tâm lý học, giáo dục học, xã hội học, luật học. Tùy theo từng góc độ nghiên cứu, lĩnh vực nghiên cứu mà các nhà khoa học đƣa ra các quan điểm khác nhau.

Theo các nhà tâm lý học thì cho rằng thời kỳ CTN là thời kỳ quá độ tuổi trẻ em chuyển lên người lớn và là thời kỳ gắn liền với các xung đột, xáo trộn tâm trạng, nó cũng đồng nghĩa với tuổi đang lớn, đang trưởng thành. Xét về góc độ pháp luật thì cũng có các quan điểm như: Điều 161 của Bộ luật Lao động 2016 quy định “người lao động CTN là người lao động dưới 18 tuổi” [87, tr.37]; Điều 21 Bộ luật dân sự 2015 quy định “người từ đủ 18 tuổi trở lên là người thành niên, người chưa đủ 18 tuổi là người chưa thành niên” [86, tr.5]; BLHS năm 2015 ( sửa đổi bổ sung 2017)

25

dành trọn chương XII để quy định đối với người dưới 18 tuổi [130, tr.59-70];

BLTTHS 2015 dành trọn chương XXVIII từ điều 413 đến 430 để quy định thủ tục tố tụng đối với người dưới 18 tuổi [89, tr.340-354]… như vậy hệ thống pháp luật Việt Nam thống nhất quy định NCTN là người dưới 18 tuổi.

Theo Công ƣớc Liên hợp quốc về quyền trẻ em 1989 thì: “trẻ em có nghĩa là bất kỳ người nào dưới 18 tuổi, trừ trường hợp pháp luật có thể được áp dụng với trẻ em đó quy định tuổi thành niên sớm hơn” [57, tr.1] và điều 11 của quy tắc tối thiểu phổ biến của Liên hợp quốc về bảo vệ NCTN bị tước quyền tự do 1990 quy định

“những NCTN là những người dưới 18 tuổi” [164, tr.2].

Nhƣ vậy theo các quy định của pháp luật Việt Nam và công ƣớc của Liên hợp quốc thì NCTN là những người dưới 18 tuổi, còn NCTN phạm tội chỉ bao gồm những người từ đủ 14 tuổi đến dưới 18 tuổi thực hiện những hành vi nguy hiểm cho xã hội đƣợc BLHS quy định là tội phạm. Quan điểm trên hoàn toàn phù hợp giữa luật pháp của Việt Nam và những khái niệm về trẻ em đƣợc quy định trong các công ƣớc của Liên hợp quốc về quyền trẻ em.

Đặc điểm tâm lý của NCTN có những biểu hiện khá phức tạp và mang những đặc trƣng riêng tùy theo từng giai đoạn của sự phát triển. Qua việc nghiên cứu những đặc trƣng về tâm sinh lý xã hội của NCTN, có thể thấy một số điểm khác biệt so với người thành niên: Về mặt sinh lý trẻ em phát triển rất nhanh về chiều cao và thể trạng, khá hoàn chỉnh về giới tính. Điều này có ảnh hưởng đến đời sống tâm lý của các em, là cơ sở gây ra mất tính cân bằng chung, tính dễ kích thích, tính hiểu động, tính nổi nóng, đặc biệt trên lĩnh vực tình cảm. Đây là giai đoạn chuyển tiếp giữa NCTN trở thành người thành niên.Về mặt tâm lý: sự phát triển tâm lý ở lứa tuổi này mang tính chuyển tiếp giữa giai đoạn phát triển tâm lý của tuổi nhỏ và giai đoạn phát triển tâm lý của tuổi đang trưởng thành. Ở tuổi CTN, những tiền đề cơ bản của một nhân cách hoàn chỉnh đang đƣợc tạo thành và là cơ sở cho sự phát triển của các em đến tuổi trưởng thành.Vì vậy, sự biến đổi trong thời kỳ này là vô cùng quan trọng cần đƣợc tính đến.Những biến đổi này đôi khi mang tính chất phá vỡ tận

26

gốc những đặc điểm, những hứng thú và quan hệ đã có từ trước. Sự phát triển này có tính mạnh mẽ và nhảy vọt. Nếu không biết và không tính đến thì quá trình giáo dục, phòng ngừa sẽ không có hiệu quả và sự hình thành nhân cách có thể sẽ diễn ra một cách tự phát gây khó khăn lớn cho công tác giáo dục, cho quan hệ giữa trẻ em và người lớn.Vì vậy, đã có một số em vi phạm pháp luật và trở thành kẻ phạm tội, cho nên cần phải xem xét đến năng lực trách nhiệm hình sự. Ở mỗi quốc gia trên thế giới, căn cứ vào tình hình cụ thể mà pháp luật quy định tuổi chịu trách nhiệm hình sự ở những độ tuổi có khác nhau.

Người chưa thành niên chưa có đầy đủ quyền và nghĩa vụ công dân. Độ tuổi của NCTN là ranh giới để phân biệt họ với người thành niên. Theo đó người chưa đủ 18 tuổi là NCTN, chưa có đầy đủ quyền và nghĩa vụ công dân. Còn người từ đủ 18 tuổi trở lên về nguyên tắc có đầy đủ quyền và nghĩa vụ của công dân. Từ những phân tích trên tác giả đƣa ra khái niệm về NCTN nhƣ sau: Người chưa thành niên là người dưới 18 tuổi, chưa phát triển hoàn thiện về thể chất và tinh thần, chưa có đầy đủ các quyền và nghĩa vụ pháp lý như người đã thành niên.

Khi phân loại, thống kê những người phạm tội (chủ thể của tội phạm) thường đƣợc sử dụng theo nhiều cách khác nhau nhƣ theo giới tính, tiền án, tiền sự, dân tộc, địa bàn… trong đó có cách chia theo mức độ (lứa tuổi). Trong cách phân loại này thường được chia ra theo 2 loại: người thành niên phạm tội (tội phạm do người lớn gây ra) và những NCTN phạm tội (tội phạm do những NCTN gây ra). Trong khoa học Luật hình sự và Tội phạm học luôn luôn xem xét NCTN phạm tội hoặc làm trái pháp luật là một chủ thể đặc biệt cần phải đƣợc nghiên cứu và áp dụng biện pháp phòng ngừa, xử lý phù hợp.

Vấn đề NCTN phạm tội phổ biến ở tất cả các nước trên thế giới do những nguyên nhân và lý do khác nhau. Giai đoạn hiện nay nó đã trở thành mối quan tâm lớn của các quốc gia và các tổ chức quốc tế có liên quan, không chỉ đòi hỏi sự ngăn ngừa phạm pháp bằng các biện pháp tƣ pháp hay hình phạt mà còn phải đảm bảo

27

việc bảo vệ phúc lợi và các quyền của tất cả những NCTN làm trái pháp luật nói chung và tội phạm nói riêng.

Những điều kiện xác định chủ thể của tội phạm là người phải đạt đến một độ tuổi nhất định. Ở mỗi nước, Luật hình sự đều quy định một độ tuổi khác nhau tùy thuộc vào sự phát triển của trẻ em, nhận thức xã hội của các em, về THTP và yêu cầu đấu tranh PCTP ở trẻ em.

* Quy tắc Bắc Kinh (Điều 4) đều khuyến nghị các nước có quy định độ tuổi tối thiểu chịu trách nhiệm hình sự ở trẻ em không được ở mức quá thấp và phải “lưu ý đến thực tế của độ tuổi trưởng thành về trí tuệ tinh thần và tình cảm của người phải chịu trách nhiệm hình sự” [164, tr.4]. Liên hợp quốc tiến hành khảo sát tình hình về việc PNTP ở NCTN trên thế giới, kết quả cho thấy là: tuổi chịu trách nhiệm hình sự quy định khác nhau giữa các nước: từ 7 tuổi (Bănglađét, Brunây, Ai Cập, Thụy Sĩ, Thái lan, Tuynidi, Ấn Độ, Xingapo…); đến 18 tuổi (Cônggô, Irắc, Mêhicô, Vênêzuêla). Nhiều nước có quy định hai độ tuổi (Achentina, Trung Quốc, Cuba, Nhật Bản, Gioócđani, Mali, Mêhicô, Xênêgan, Urugoay, Nam Tƣ (cũ), Thái Lan…) Có những nước (Ấn Độ, Pakixtan) lại quy định tuổi chịu trách nhiệm hình sự là 16 tuổi ở nữ, tức là sớm hơn so với nam giới 2 năm. Tuy nhiên, có những nước không quy định độ tuổi tối thiểu chịu trách nhiệm hình sự nhƣ Chile, Côtxta Rica, Tây Ban Nha… Ở Mêhicô và Mỹ, nhiều bang không quy định độ tuổi này, song ở nhiều bang khác tuổi quy định là từ 6 đến 12 tuổi.

*Đối với Việt Nam, các nhà làm luật cũng đƣa ra các điều luật làm rõ khái niệm NCTN phạm tội để có sự ngăn ngừa phạm pháp bằng biện pháp tƣ pháp hay hình phạt cho đúng mức. BLHS 2015 dành trọn Chương XII quy định đối với NCTN phạm tội từ Điều 90 đến Điều 107. Nghiên cứu về những quy định đó có thể khái quát rút ra khái niệm về NCTN phạm tội nhƣ sau:

Người chưa thành niên phạm tội là người từ đủ 14 tuổi đến dưới 18 tuổi, có hành vi vi phạm vào các quy định trong Bộ luật hình sự và họ phải chịu trách nhiệm

28

hình sự về hành vi của mình theo quy định của pháp luật hình sự nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

2.1.2. Khái niệm phòng ngừa tình hình tội phạm do người chưa thành niên thực hiện

Tình hình tội phạm nói chung là một hiện tƣợng xã hội tiêu cực, trái pháp luật hình sự, mang tính giai cấp và thay đổi theo quá trình lịch sử xã hội; đƣợc thể hiện ở một tổng hợp các tội phạm cụ thể đã xảy ra trong xã hội và trong một khoảng thời gian nhất định.

Phòng ngừa THTP là việc áp dụng một cách tổng thể các biện pháp kinh tế, chính trị, tư tưởng, pháp luật… do các cơ quan, các tổ chức và công dân tiến hành dưới sự lãnh đạo của Đảng nhằm xóa bỏ hoặc vô hiệu hóa các nguyên nhân, điều kiện phạm tội; không để cho tội phạm xảy ra; làm giảm tội phạm và tiến tới loại trừ hoàn toàn THTP ra khỏi đời sống xã hội.

Phòng ngừa THTP đòi hỏi phải thu hút sự tham gia, phối hợp đồng bộ của các cấp ủy Đảng, Chính quyền, các tổ chức xã hội và mọi công dân. Đồng thời phải sử dụng tổng hợp nhiều biện pháp: Biện pháp kinh tế, biện pháp chính trị xã hội, biện pháp văn hóa tư tưởng, biện pháp hành chính, biện pháp pháp luật…

Hiện nay quan điểm của các nhà nghiên cứu ở Việt Nam về định nghĩa phòng ngừa THTP có hai quan điểm phổ biến nhất đó là: Quan điểm thứ nhất cho rằng phòng ngừa THTP bao gồm cả hoạt động phòng và chống tội phạm; Quan điểm thứ hai cho rằng phòng ngừa THTP chỉ là những hoạt động tác động những nguyên nhân và điều kiện làm phát sinh tội phạm, quan điểm này ít đƣợc sự đồng tình của các nhà khoa học, và theo tác giả nó còn khiếm khuyết, chƣa toàn diện.

Từ những phân tích trên tác giả đƣa ra khái niệm về phòng ngừa THTP do NCTN thực hiện nhƣ sau:

29

Phòng ngừa tình hình tội phạm do người chưa thành niên thực hiện là việc áp dụng đồng bộ các biện pháp kinh tế, chính trị, hành chính, pháp luật, nghiệp vụ chuyên ngành… do các cơ quan, tổ chức và công dân tiến hành dưới sự lãnh đạo của Đảng, sự điều hành quản lý của Nhà nước, nhằm xóa bỏ hoặc vô hiệu hóa các nguyên nhân, điều kiện phạm tội của người chưa thành niên; không để cho tội phạm chưa thành niên xảy ra và tiến hành các biện pháp nhằm kịp thời phát hiện, xử lý tội phạm làm giảm tội phạm và tiến tới loại trừ hoàn toàn tình hình tội phạm trong lứa tuổi chưa thành niên ra khỏi đời sống xã hội.

Từ khái niệm trên có thể rút ra một số nhận xét đặc trƣng của phòng ngừa tình hình NCTN phạm tội:

- Đối tƣợng của hoạt động phòng ngừa tình hình NCTN phạm tội là những nguyên nhân, điều kiện phát sinh, phát triển tội phạm trong lứa tuổi CTN. Đó là tất cả những yếu tố tiêu cực của môi trường gia đình, nhà trường, xã hội tác động tới các đối tượng là người ở lứa tuổi chưa thành niên.

- Chủ thể tham gia phòng ngừa NCTN phạm tội ở nước ta gồm những lực lượng rộng rãi như: các cơ quan Đảng, nhà nước, tổ chức xã hội và mọi công dân đều phải có trách nhiệm thực hiện phòng ngừa, trong đó cơ quan CAND là chủ thể trực tiếp, nòng cốt.

- Các biện pháp tiến hành trong hoạt động phòng ngừa NCTN phạm tội đƣợc sử dụng phù hợp với lứa tuổi CTN. Đó là những biện pháp có tính giáo dục là chính như: giáo dục văn hóa, giáo dục phẩm chất đạo đức, hướng nghiệp, dạy nghề… về bản chất đây là những biện pháp không mang tính cƣỡng chế bắt buột và đƣợc tiến hành rộng rãi, tuân theo các nguyên tắc PNTP. Song song đó, là các biện pháp mang tính cưỡng chế của nhà nước, đó chính là các hoạt động điều tra, truy tố, xét xử, giáo dục, cải tạo bắt buộc…

30

- Mục đích của phòng ngừa NCTN phạm tội nhằm hạn chế, tiến tới xóa bỏ tình trạng phạm tội của lứa tuổi này, giáo dục để các em trở thành những con người có ích cho xã hội.

2.1.3. Chủ thể phòng ngừa tình hình tội phạm do người chưa thành niên thực hiện.

Tội phạm do NCTN thực hiện là một hiện tƣợng xã hội nằm trong cơ cấu tội phạm nói chung. Vì vậy đấu tranh với hiện tƣợng này cần huy động đƣợc lực lƣợng đông đảo của toàn xã hội, phát huy sức mạnh tổng hợp của các chủ thể. Trong quá trình đó, các chủ thể này bao gồm chủ thể lãnh đạo, chủ thể tổ chức thực hiện có mối quan hệ chặt chẽ với nhau.

*Đảng cộng sản Việt Nam :

Điều 4 Hiến pháp nước CHXHCN Việt Nam năm 2013 đã khẳng định: “Đảng cộng sản Việt Nam- đội quân tiên phong của giai cấp công nhân Việt Nam, đồng thời là đội tiên phong của nhân dân lao động và của dân tộc Việt Nam, là đại biểu trung thành lợi ích của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và của cả dân tộc, lấy chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng, là lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội” [81, tr.2]. Đảng Cộng sản Việt Nam là chủ thể lãnh đạo công tác phòng ngừa THTP do NCTN thực hiện. Đảng Cộng sản Việt Nam chỉ đạo công tác phòng ngừa THTP do NCTN thực hiện thông qua việc hoạch định và ban hành đường lối, chủ trương, chính sách bằng các nghị quyết, chỉ thị của Đảng. Bên cạnh đó, vai trò lãnh đạo của Đảng cộng sản trong hoạt động PNTP do NCTN thực hiện còn thể hiện ở sự tiên phong, giữ vai trò nòng cốt trong hoạt động phòng ngừa THTP do NCTN thực hiện của các tổ chức cơ sở Đảng và đảng viên.

Với vai trò là lực lƣợng tổ chức và lãnh đạo toàn diện các mặt đời sống của nhân dân Việt Nam, Đảng cộng sản Việt Nam luôn luôn đƣợc ghi nhận là chủ thể quan trọng của hoạt động phòng ngừa THTP nói chung và tội phạm trong lứa tuổi CTN nói riêng.

31

* Quốc hội

“ Quốc hội là cơ quan đại biểu cao nhất của nhân dân, cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam; Quốc hội thực hiện quyền lập hiến, quyền lập pháp, quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước và giám sát tối cao đối với hoạt động của nhà nước”. [82, tr.1] Quốc hội là chủ thể phòng ngừa tội phạm có vai trò trong việc ban hành các luật điều chỉnh hoạt động PNTP, trong đó có các tội phạm do NCTN thực hiện nhƣ ban hành Hiến pháp, Các văn bản luật nhƣ Luật Trẻ em, BLHS, BLTTHS, … ngoài ra Quốc hội còn có vai trò trong việc kiểm tra, giám sát các hoạt động của các cơ quan nhà nước, của cán bộ nhằm phòng ngừa các hành vi phạm tội trong đó có các tội về NCTN, tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật nói chung, trong đó có pháp luật liên quan đến phòng ngừa THTP do NCTN thực hiện.

* Hội đồng nhân dân các cấp:

Hội đồng nhân dân các cấp có vai trò trong phòng ngừa THTP do NCTN thực hiện thể hiện trong nhiệm kì hoạt động HĐND tham gia vào hoạt động phòng ngừa THTP dưới các hình thức sau: Tham gia vào chương trình phòng ngừa THTP chung của nhà nước; Kịp thời ra những nghị quyết, quyết nghị tạo điều kiện cho các cơ quan nhà nước và tổ chức xã hội thực hiện vai trò phòng ngừa THTP; Thành lập các tiểu ban chuyên trách về phòng ngừa THTP; Kiểm tra, giám sát hoạt động của các tổ chức cá nhân nhằm phòng ngừa các hành vi phạm tội; Các đại biểu HĐND bằng hoạt động cá nhân tham gia vào hoạt động phòng ngừa THTP; Chủ trì tổ chức các hoạt động phòng ngừa THTP của các HĐND trên thực tế mang tính chất định hướng chung, là loại hoạt động có tính chất thúc đẩy hoạt động phòng ngừa THTP của các chủ thể khác. Tất nhiên, với tính chất là cơ quan đại diện quyền lực địa phương hoạt động phòng ngừa của các HĐND luôn luôn thu hút được sự tham gia đông đảo của các thành phần xã hội và có giá trị thực tiễn rất tích cực.

Một phần của tài liệu Luận án tiến sĩ Luật học: Phòng ngừa tình hình tội phạm do người chưa thành niên thực hiện trên địa bàn các tỉnh Tây Nam Bộ (Trang 29 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(187 trang)