Người chưa thành niên từ đủ 14 tuổi đến dưới 18 tuổi phạm tội phải chịu trách nhiệm hình sự theo những quy định của Chương này, theo những quy định khác của phần thứ nhất của Bộ luật này không trái với những quy định của chương này.
Thứ hai, về việc miễn TNHS đối với NCTN phạm tội: khoản 2 Điều 91 BLHS năm 2015 quy định: “ Người dưới 18 tuổi phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây và có nhiều tình tiết giảm nhẹ, tự nguyện khắc phục phần lớn hậu quả, nếu không thuộc trường hợp quy định tại điều 29 của Bộ luật này, thi có thể đƣợc miễn trách nhiệm hình sự và áp dụng các biện pháp quy định tại mục 2 chương này ( gồm Khiển trách; Hòa giải tại cộng đồng; Giáo dục tại xã, phường, thị trấn); Người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi phạm tội ít nghiêm trọng, phạm tội
109
nghiêm trọng, trừ tội phạm quy định tại các điều 134, 141,171, 248, 249, 250, 251, 252 của Bộ luật này; Người từ đủ 14 đến dưới 16 tuổi phạm tội rất nghiêm trọng quy định tại khoản 2 điều 12 của Bộ luật này, trừ tội phạm quy định tại các điều 123, 134, 141, 142, 144, 150, 151, 168, 171, 248, 249, 250, 251, 252 của Bộ luật này; Người dưới 18 tuổi là đồng phạm có vai trò không đáng kể trong vụ án” [130] . Như vậy, theo quy định như trên thì người dưới 18 tuổi có thể được miễn trách nhiệm hình sự hoặc có thể không đƣợc miễn trách nhiệm hình sự khi phạm tội ít nghiêm trọng hoặc tội nghiêm trọng.
Trong khi đó, khoản 2 Điều 12 BLHS năm 2015 quy định: “Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm rất nghiêm trọng hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng quy định tại một trong các điều 123, 134, 141, 142, 143, 144, 150, 151, 168, 169,170, 171, 173,178, 248, 249, 250, 251, 252, 265, 266, 286, 287, 289, 290, 299, 303,304” [88]. Nhƣ vậy họ không phải chịu trách nhiệm hình sự đối với tội phạm ít nghiêm trọng và tội nghiêm trọng. Do vậy, khoản 2 Điều 12; khoản 2 Điều 91 và các quy định về miễn TNHS đã bộc lộ mâu thuẫn và bất cập trong quy định của BLHS nên cần thiết phải sửa đổi, bổ sung hoặc cần có hướng dẫn chi tiết để thực hiện cho phù hợp. Vì vậy, tác giả đề nghị sửa đổi, bổ sung nhƣ sau:
Khoản 2 Điều 91: “NCTN từ đủ 16 tuổi, nhƣng chƣa đủ 18 tuổi có thể đƣợc miễn trách nhiệm hình sự, nếu người đó phạm tội ít nghiêm trọng hoặc tội nghiêm trọng, gây hại không lớn, có nhiều tình tiết giảm nhẹ và đƣợc gia đình, cơ quan, tổ chức nhận giám sát, giáo dục”.
Thứ ba, BLHS nên liệt kê cụ thể các loại tội danh có thể đƣợc thực hiện bởi NCTN và phải dành cho NCTN phạm tội một chương riêng biệt. Với quy định như vậy trước tiên thể hiện sự minh bạch trong chính sách hình sự đối với NCTN phạm tội. Hơn nữa, điều này thuận tiện cho việc áp dụng pháp luật của các cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng. Việc liệt kê như trên là cần thiết vì trên thực tế NCTN do độ tuổi và đặc điểm tâm, sinh lý không phạm vào một số tội nhất định,
110
và trên thực tế các cơ quan áp dụng pháp luật cũng không xử lý hình sự NCTN đối với một số tội danh nhất định. Luật cần phải quy định rõ chủ thể của loại tội phạm này không phải là người chưa thành niên.
Thứ tư, nguyên tắc xử lý đối với NCTN phạm tội, các quy định của pháp luật hình sự về nguyên tắc xử lý đối với NCTN phạm tội phải triệt để tôn trọng nguyên tắc: chỉ xử lý về hình phạt đối với NCTN nếu xét thấy việc miễn trách nhiệm hình sự và áp dụng các biện pháp khiển trách, hòa giải tại cộng đồng, giáo dục tại xã, phường, thị trấn hoặc áp dụng biện pháp giáo dục tại trường giáo dưỡng không bảo đảm hiệu quả giáo dục, phòng ngừa; tránh việc áp dụng các chế tài hạn chế các quyền tự do của NCTN. Trên cơ sở những nguyên tắc và tư tưởng nói trên thì quy định tại điều 91 BLHS về nguyên tắc xử lý đối với NCTN phạm tội có một số vấn đề cần phải hoàn thiện thêm. Vì xử lý NCTN phạm tội không thuần túy là vấn đề pháp lý mà còn là vấn đề xã hội nên trong các nguyên tắc về xử lý NCTN phạm tội phải có qui định cụ thể về vấn đề này. Thực tiễn cho thấy môi trường xã hội có ảnh hưởng rất lớn đối với việc phạm tội cũng như là việc tái hòa nhập cộng đồng của NCTN. Có một số trường hợp, các chủ thể không mang tính Nhà nước như: Gia đình, nhà trường, các tổ chức xã hội lại có vai trò quan trọng hơn các chủ thể công quyền trong việc xử lý NCTN phạm tội. Mặc dù vậy, BLHS của nước ta chưa đưa ra nguyên tắc hoặc quy định cụ thể để phát huy vai trò của các chủ thể phi Nhà nước trong xử lý NCTN phạm tội. Thiết nghĩ rằng Điều 91 BLHS nên được bổ sung một khoản nhƣ sau: “các cơ quan tiến hành tố tụng có trách nhiệm phối hợp chặt chẽ với gia đình, nhà trường, các tổ chức xã hội trong việc xử lý NCTN phạm tội”.
Cũng bàn về nguyên tắc xử lý đối với NCTN phạm tội, theo “Báo cáo đánh giá các quy định của BLHS liên quan đến NCTN và thực tiễn thi hành” do nhóm chuyên gia pháp lý thuộc Vụ pháp luật hình sự - hành chính, Bộ Tƣ pháp phối hợp với các chuyên gia của UNICEF thực hiện đã đƣa ra các khuyến nghị sửa đổi Điều 91 BLHS cho phù hợp với các tiêu chuẩn và quy định quốc tế có liên quan về quyền trẻ em, đặc biệt là Công ƣớc Liên hợp quốc về Quyền trẻ em nhƣ sau: Sửa Điều 91 BLHS, bổ sung các quy định “…lợi ích tốt nhất của trẻ em phải là mối quan tâm
111
hàng đầu trong tất cả các hoạt động có liên quan đến NCTN, bao gồm điều tra, truy tố và xét xử các hành vi phạm tội do NCTN gây ra”; “việc tước quyền tự do chỉ là biện pháp cuối cùng và trong khoảng thời gian ngắn nhất có thể” và “tất cả cơ quan và cán bộ nhà nước phải tôn trọng và bảo đảm quyền được nêu ra trong BLHS này đối với mỗi NCTN thuộc quyền tài phán của họ mà không có bất cứ một sự phân biệt đối xử nào, bất kể trẻ em, cha mẹ hay người giám hộ pháp lý của trẻ em đó thuộc chủng tộc, màu da, giới tính, ngôn ngữ, tôn giáo, chính kiến gì khác, nguồn gốc quốc gia, dân tộc hay xã hội, tài sản, khuyết tật, xuất thân gia đình và những mối tương quan khác” [166]
Thứ năm, về áp dụng hình phạt đối với NCTN phạm tội. Hình phạt cảnh cáo và hình phạt tiền quy định tại Điều 98, Điều 99 BLHS năm 2015. Đối với hình phạt cảnh cáo, từ khi BLHS có hiệu lực thi hành các Tòa án thường ít áp dụng hình phạt cảnh cáo đối với NCTN. Nếu tính chất, mức độ do hành vi phạm tội của họ gây ra ở mức độ thấp thì có thể miễn trách nhiệm hình sự hoặc miễn hình phạt cho họ theo quy định tại Điều 29 BLHS nên mục đích của hình phạt cảnh cáo không đạt đƣợc.
Đối với hình phạt tiền, trên thực tế NCTN thường không có tài sản hoặc thu nhập ổn định nên việc áp dụng hình phạt tiền đối với NCTN cũng bộc lộ những hạn chế nhất định và không hợp lý.
Về hình phạt tù có thời hạn Điều 101 và tổng hợp hình phạt trong trường hợp NCTN phạm nhiều tội theo Điều 103, tổng hợp hình phạt của nhiều bản án Điều 104 BLHS năm 2015 quy định: Mức hình phạt tù cao nhất đối với NCTN phạm tội từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi là mười tám năm tù; mức hình phạt tù cao nhất được áp dụng đối với NCTN phạm tội từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi là mười hai năm tù.
Nhƣ vậy, đối với NCTN phạm một tội hay phạm nhiều tội thì mức hình phạt đƣợc áp dụng đối với họ cũng không vƣợt quá mức hình phạt trên là bất hợp lý. Vì vậy cần sửa đổi bổ sung cho phù hợp vừa thể hiện chính sách khoan hồng nhân đạo của Nhà nước vừa đảm bảo tính công bằng trong xã hội.
112
Với quy định trên chỉ chấp nhận đƣợc khi tội nặng nhất đƣợc thực hiện khi người phạm tội dưới 18 tuổi, sau khi đủ 18 tuổi người này lại phạm một hoặc nhiều tội mà hình phạt đối với tội hoặc hình phạt tổng hợp của các tội thấp hơn hoặc bằng mức hình phạt tối đa quy định tại Điều 101 BLHS năm 2015. Đối với trường hợp áp dụng hình phạt đối với tội hoặc các tội được thực hiện khi người phạm tội đã thành niên cao hơn mức hình phạt tối đa theo quy định, thì quy định tại khoản 1 Điều 103 đã bộc lộ sự bất hợp lý. Bởi vì hình phạt của tội hoặc các tội đƣợc thực hiện khi người phạm tội đã thành niên đã cao hơn mức hình phạt cao nhất theo quy định tại Điều 101 BLHS, nhƣng khi tổng hợp hình phạt với hình phạt của tội nặng nhất được thực hiện khi người phạm tội CTN thì hình phạt chung của tất cả các tội lại thấp hơn hình phạt của tội hoặc các tội được thực hiện khi người phạm tội đã thành niên (chỉ bằng mức tối đa quy định tại Điều 101 BLHS).
Trường hợp các tội đều được thực hiện khi người phạm tội CTN được phân chia làm hai nhóm độ tuổi:
Nhóm độ tuổi thứ nhất: người chưa thành niên từ đủ 14 đến dưới 16 tuổi thì hình phạt chung không đƣợc vƣợt quá mức cao nhất quy định tại khoản 2 Điều 101 BLHS năm 2015. Nếu khung hình phạt đối với tội nặng nhất của điều luật đƣợc áp dụng là chung thân, tử hình thì mức phạt tù không quá 12 năm tù; nếu là tù có thời hạn thỡ mức hỡnh phạt tự tổng hợp cao nhất khụng quỏ ẵ mức phạt tự của khung hình phạt đối với tội nặng nhất.
Nhóm độ tuổi thứ hai: các tội đều được thực hiện khi người phạm tội từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi thì hình phạt chung không vượt quá mức cao nhất quy định tại khoản 1 Điều 101 BLHS năm 2015. Nếu khung hình phạt của tội nặng nhất đƣợc áp dụng quy định tù chung thân hoặc tử hình thì hình phạt chung cao nhất không vƣợt quỏ 18 năm tự; nếu tự cú thời hạn thỡ hỡnh phạt chung khụng quỏ ắ mức phạt tự của khung hình phạt đối với tội nặng nhất.
Từ những bất cập nêu trên tác giả kiến nghị sửa đổi, bổ sung Điều 101 và Điều 103 BLHS năm 2015 nhƣ sau:
113 Điều 101. Tù có thời hạn
Người dưới 18 tuổi phạm tội chỉ bị phạt tù có thời hạn theo quy định sau đây:
1. Đối với người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi khi phạm tội, nếu điều luật đƣợc áp dụng quy định hình phạt tù chung thân hoặc tử hình, thì mức hình phạt cao nhất được áp dụng không quá hai mươi năm tù; nếu là tù có thời hạn thì mức hình phạt cao nhất đƣợc áp dụng không quá ba phần tƣ mức phạt tù mà điều luật đó quy định.
2. Đối với người từ đủ 14 tuổi đến dới 16 tuổi khi phạm tội, nếu điều luật đƣợc áp dụng quy định hình phạt tù chung thân hoặc tử hình thì mức hình phạt cao nhất được áp dụng không quá mười lăm năm tù; nếu là tù có thời hạn thì mức phạt cao nhất đƣợc đƣợc áp dụng không quá một phần hai mức phạt tù mà điều luật quy định.
Điều 103. Tổng hợp hình phạt trong trường hợp phạm nhiều tội
1. Đối với người phạm tội, có tội được thực hiện trước khi đủ 18 tuổi, có tội đƣợc thực hiện sau khi đủ 18 tuổi, thì việc tổng hợp hình phạt áp dụng nhƣ sau:
a) Nếu tội nặng nhất được thực hiện khi người đó chưa đủ 18 tuổi, thì hình phạt chung không vƣợt quá mức hình phạt cao nhất quy định tại Điều 101 của Bộ luật này.
Trong trường hợp sau khi đủ 18 tuổi, người này lại phạm một tội hoặc nhiều tội mà hình phạt đối với tội hoặc hình phạt tổng hợp của các tội cao hơn mức hình phạt tối đa quy định tại Điều 101 của Bộ luật này, thì hình phạt chung của tất cả các tội bằng hình phạt của tội hoặc hình phạt tổng hợp của các tội đƣợc thực hiện khi người phạm tội đã đủ 18 tuổi.
b) Nếu tội nặng nhất được thực hiện khi người đó đã đủ 18 tuổi, thì hình phạt chung được áp dụng như đối với người đã thành niên phạm tội.
2. Trong trường hợp các tội đều được thực hiện khi người phạm tội chưa đủ 18 tuổi, thì việc tổng hợp hình phạt đƣợc thực hiện nhƣ sau:
114
a) Nếu các tội hoặc tội nặng nhất được thực hiện khi người phạm tội ở độ tuổi từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi, thì hình phạt chung không vượt quá mức hình phạt cao nhất quy định tại khoản 1 Điều 101 của Bộ luật này.
b) Nếu các tội hoặc tội nặng nhất được thực hiện khi người phạm tội ở độ tuổi từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi, thì hình phạt chung không được vượt quá mức hình phạt cao nhất quy định tại khoản 2 Điều 101 của Bộ luật này.
Thứ sáu, qua nghiên cứu những chế tài pháp luật hình sự đối với NCTN phạm tội còn nặng về giam giữ. Cụ thể, trong số các chế tài áp dụng đối với NCTN phạm tội có 2 chế tài áp dụng đối với NCTN phạm tội đó là đưa vào trường giáo dưỡng hoặc tù có thời hạn, cả hai chế tài này đều tước tự do của người phạm tội. Vì vậy cần nghiên cứu để sửa đổi, bổ sung các quy định về xử lý chuyển hướng vào Chương XII của BLHS cho phù hợp với khung chuẩn mực quốc tế về tư pháp NCTN. Đồng thời xem xét xây dựng các hình phạt khác thay thế cho phạt tiền, cảnh cáo và hình phạt giam giữ nhƣng vẫn đảm bảo tính giáo dục, phòng ngừa hiệu quả như: biện pháp buộc phải chịu thử thách; lao động phục vụ cộng đồng; các chương trình thay thế cho xử phạt tại cộng đồng và các chương trình tư pháp phục hồi.
Thứ bảy, là các biện pháp tƣ pháp đối với NCTN phạm tội, luật hiện hành không quy định trách nhiệm của gia đình trong việc thực hiện biện pháp tƣ pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn. Thay vì không được quy định trong luật, vấn đề này lại đƣợc điều chỉnh bởi quyền lập quy (Nghị định 111/2013/NĐ-CP đƣợc sửa, đổi bổ sung theo nghị định 56/2016/NĐ-CP về chế độ áp dụng biện pháp xử lý hành chính giáo dục tại xã, phường). Chính điều này làm giảm hiệu quả áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn. Trên thực tiễn, đã có những gia đình không phối hợp với chính quyền địa phương trong việc thực hiện biện pháp tư pháp này.
Do đó, Luật chứ không phải Nghị định, phải quy định cụ thể về trách nhiệm của gia đình trong việc phối hợp cùng với các cơ quan Nhà nước thực hiện biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn; đồng thời quy định chế tài áp dụng nếu gia đình không thực hiện trách nhiệm phối hợp của mình với cơ quan thi hành án.
115
* Về pháp luật tố tụng hình sự:
Cũng như pháp luật hình sự, pháp luật TTHS ở nước ta cũng đã thể hiện tương đối đầy đủ chính sách nhân đạo khi xử lý hình sự đối với NCTN. Tuy nhiên, các quy định của BLTTHS về NCTN nhiều khi không đƣợc thực hiện một cách hiệu quả vì thiếu các quy định pháp luật cụ thể hướng dẫn thi hành. Liên quan đến lĩnh vực pháp luật TTHS về NCTN, chúng tôi có những kiến nghị sau:
Thứ nhất, để đảm bảo tính thống nhất của pháp luật cần sửa đổi, bổ sung Điều 413 của BLTTHS quy định về phạm vi áp dụng. Bởi theo quy định của Điều 413 thì “thủ tục tố tụng đối với người bị buộc tội, người bị hại, người làm chứng là người dưới 18 tuổi được áp dụng theo quy định của chương này, đồng thời theo những quy định khác của Bộ luật này không trái với những quy định của Chương này” [89]. Điều này được TAND tối cao hướng dẫn như sau: trường hợp khi phạm tội bị cáo là NCTN nhƣng khi đƣa bị cáo ra xét xử thì bị cáo đã thành niên thì Tòa án áp dụng thủ tục tố tụng thông thường như đối với bị cáo thành niên [102]. Có nghĩa là thủ tục không bắt buộc có một Hội thẩm nhân dân là giáo viên hoặc cán bộ Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh, không bắt buộc phải có Luật sƣ bào chữa cho bị cáo. Về mặt hình thức bản thân bị cáo đến khi xét xử đã là người thành niên, có nghĩa là bị cáo đã đủ suy nghĩ để tự chứng minh có hay không có sự phạm tội của mình và tự bảo vệ các quyền lợi khác cho bản thân trước Tòa án. Nhưng về mặt nội dung, chúng tôi thấy rằng có vấn đề cần phải cân nhắc, bởi vì khi xét xử bị cáo là NCTN, pháp luật hình sự bắt buộc phải áp dụng hình phạt đối với bị cáo là mức hình phạt theo tuổi ở thời điểm bị cáo phạm tội. Trường hợp này cũng vậy, mặc dù khi Tòa án mở phiên tòa xét xử bị cáo đã bước vào tuổi 18, thế nhưng Tòa án không thể áp dụng hình phạt giống như người thành niên được. Nếu về hình phạt, luật bắt buộc Hội đồng xét xử phải áp dụng những quy định đối với NCTN phạm tội, nhƣng về thành phần Hội đồng xét xử, người bào chữa cho bị cáo lại áp dụng theo thủ tục chung là chƣa phù hợp. Vì vậy vấn đề này rất cần thiết phải có quy định cụ thể trong Bộ luật tố tụng hình sự.