Các giải pháp tăng cường phòng ngừa tình hình tội phạm do người chƣa thành niên thực hiện trên địa bàn các tỉnh Tây Nam bộ

Một phần của tài liệu Luận án tiến sĩ Luật học: Phòng ngừa tình hình tội phạm do người chưa thành niên thực hiện trên địa bàn các tỉnh Tây Nam Bộ (Trang 110 - 113)

CHƯƠNG 3 TÌNH HÌNH VÀ THỰC TRẠNG PHÒNG NGỪA TỘI PHẠM DO NGƯỜI

4.2. Các giải pháp tăng cường phòng ngừa tình hình tội phạm do người chƣa thành niên thực hiện trên địa bàn các tỉnh Tây Nam bộ

4.2.1. Hoàn thiện cơ sở lý luận về phòng ngừa tình hình tội phạm do người chưa thành niên thực hiện trên địa bàn các tỉnh Tây Nam Bộ

Trong luận án này bước đầu xây dựng hệ thống lý luận về phòng ngừa THTP, PNTP do NCTN gây ra, mục đích, nguyên tắc, nội dung biện pháp phòng ngừa THTP do NCTN thực hiện, tuy nhiên với phạm vi của một luận án tiến sĩ, tác giả chỉ mới đặt ra những vấn đề nền tảng cho việc nghiên cứu nguyên nhân và điều kiện của THTP do NCTN thực hiện làm tiền đề cho việc hoàn thiện lý luận về phòng ngừa nhóm tội phạm này, nó mang tính đặc thù riêng của khu vực TNB. Do vậy, để tiếp tục hoàn thiện cơ sở lý luận về phòng ngừa tội phạm vừa phù hợp với quan điểm chung của hệ thống lý luận về phòng ngừa THTP của thế giới, trong nước đồng thời gắn với đặc điểm của từng địa phương, từng nhóm tội phạm và từng loại tội phạm cụ thể, đây là một yêu cầu cấp thiết cần đƣợc hoàn thiện trong thời gian tới để bổ sung cho hệ thống lý luận về khoa học tội phạm học của Việt Nam. Những vấn đề lý luận này phải là cơ sở quan trọng để phòng ngừa THTP, phòng ngừa nhóm tội phạm, PNTP cụ thể trong đó có tội phạm do NCTN thực hiện trên địa bàn các tỉnh khu vực Tây Nam Bộ.

Muốn hoàn thiện hệ thống lý luận về phòng ngừa tội phạm hiện nay tại các tỉnh khu vực miền TNB thì cần có một cơ quan chuyên trách về phòng ngừa THTP.

Để tạo nền tảng làm tiền đề cho việc xây dựng các cơ quan chuyên trách nghiên cứu và thực hiện nhiệm vụ về PNTP ở khu vực TNB, trước hết các trường đại học giảng dạy môn tội phạm học cần phải tạo điều kiện thành lập bộ môn tội phạm học và hoạt động độc lập theo hình mẫu nhƣ một trung tâm tội phạm học. Đây là nơi tập trung được nguồn nhân lực là những người được đào tạo chuyên sâu về chuyên ngành tội phạm học, có trình độ lý luận, khả năng nghiên cứu và khả năng giảng dạy. Để sử dụng độ ngũ cán bộ này cho hoạt động nghiên cứu khoa học, xây dựng hệ thống lý luận PNTP trong lứa tuổi CTN thì cần có sự liên kết giữa chính quyền

106

các đơn vị, địa phương nhằm tạo điều kiện về kinh phí, cơ sở vật chất cho việc nghiên cứu các đề tài khoa học.

Các địa phương xem xét kí kết hợp đồng với các trường, nhóm khoa học, nhà khoa học phụ trách nghiên cứu từng đề tài khoa học về phòng ngừa THTP để phục vụ cho địa phương, đơn vị mình, như vậy sẽ tạo được sự chủ động của từng địa phương đồng thời những vấn đề nghiên cứu đặt ra cũng sát với nhu cầu thực tiễn hơn. Bên cạnh đó, Ban chỉ đạo PCTP của từng tỉnh, thành phố cần quan tâm đầu tƣ, khuyến khích những cán bộ công tác thực tiễn trên lĩnh vực PCTP nhƣ: Công an, Viện kiểm sát, Tòa án tích cực tham gia nghiên cứu khoa học đặc biệt là trên lĩnh vựcPCTP. Khi có những chính sách và đầu tƣ hợp lý thì hệ thống lý luận về PCTP, phòng ngừa THTP do NCTN thực hiện sẽ từng bước được hoàn thiện

Mặc khác, thì Ban chỉ đạo 138 quốc gia, Ban chỉ đạo PCTP và xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ an ninh tổ quốc các tỉnh khu vực miền TNB thường xuyên tổ chức tổng kết thực tiễn, hội thảo, tọa đàm để bổ sung cho hệ thống lý luận về tội phạm học và phòng ngừa tội phạm ngày càng hoàn thiện hơn.

Một vấn đề đặt ra cũng rất quan trọng đó là để tiếp cận và lĩnh hội những kiến thức về tội phạm học và PNTP của thế giới, các cấp, các ngành cần quan tâm đầu tƣ hợp tác quốc tế, trao đổi kinh nghiệm với những nhà khoa học hàng đầu trên lĩnh vựcPCTP, liên kết đào tạo nguồn nhân lực có chất lượng cao, cử cán bộ ra nước ngoài học tập, nghiên cứu lý luận về PNTP ở những nước phát triển, từ đó xây dựng hệ thống lý luận về PNTP phù hợp với tình hình của Việt Nam nói chung và khu vực TNB nói riêng.

4.2.2. Hoàn thiện cơ sở chính trị - pháp lý của hoạt động phòng ngừa tình hình tội phạm do người chưa thành niên thực hiện trên dịa bàn các tỉnh Tây Nam bộ

- Các cấp ủy Đảng, chính quyền cần chủ động hơn nữa trong việc ban hành các chính sách, nghị quyết, chương trình PCTP nói chung, PCTP trong trẻ em, lứa tuổi CTN để chỉ đạo triển khai tổ chức thực hiện. Tuy nhiên, qua tổng kết đánh giá

107

chúng ta cũng nhìn nhận rằng chƣa có nhiều chính sách, kế hoạch mang tính sáng tạo, đột phá, đặc thù của từng địa phương. Để có cơ sở cho các chủ thể tiến hành các hoạt động phòng ngừa THTP do NCTN thực hiện trên địa bàn các tỉnh khu vực miền TNB, Tỉnh ủy, Thành ủy, UBND các tỉnh khu vực miền TNB cần chủ động hơn nữa trong việc ban hành các chủ trương, chính sách về PNTP trong dó có tội phạm CTN. Với những đặc thù riêng về địa lý, dân cƣ, phong tục tập quán,... của vùng TNB, Tỉnh ủy, HĐND, UBND các tỉnh khu vực miền TNB cần linh hoạt ban hành các chủ trương, chính sách về phòng ngừa tội phạm do NCTN thực hiện.

Chính sách phát triển kinh tế, đào tạo nghề, giải quyết việc làm, thu hút cán bộ về vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn... nhằm mục đích kéo giảm, tiến tới xóa bỏ THTP. Những chủ trưởng chính sách đó là cơ sở vững chắc để các chủ thể tiến hành các nội dung, giải pháp phòng ngừa tình hình tội phạm.

Bên cạnh đó,UBND các tỉnh TNB, các ngành chức năng cần xây dựng qui chế phối hợp đồng bộ giữa các tỉnh, thành trong nước, giữa các tỉnh có đường biên giới An Giang, Đồng Tháp, Kiên Giang, Long An với các địa phương của các nước Campuchia, Thái Lan trong phòng chống tội phạm ở những địa bàn biên giới, khu vực giáp giới nhằm kịp thời hỗ trợ, hợp tác giao lưu học hỏi kinh nghiệm, hỗ trợ trong hoạt động phòng ngừa tình hình tội phạm.

- Hội đồng nhân dân, UBND các tỉnh khu vực miền TNB cần kịp thời kiến nghị Quốc hội, Chính phủ, các bộ, ngành liên quan ban hành, sửa đổi, bổ sung và hướng dẫn thực hiện những qui định của pháp luật liên quan đến công tác phòng ngừa THTP do NCTN thực hiện.Để tạo hành lang pháp lý cho hoạt động phòng ngừa THTP do NCTN thực hiện trên địa bàn cả nước nói chung, các tỉnh khu vực TNB nói riêng. Cấp ủy, Chính quyền các tỉnh khu vực TNB cần tham mưu, đề xuất Quốc hội, Chính phủ, các bộ, ngành có liên quan sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện và hướng dẫn thực hiện các văn bản pháp luật có liên quan như: Luật trẻ em, BLHS, BLTTHS, Luật xử lý vi phạm hành chính... cụ thể ở một số điểm nhƣ sau:

108

* Về pháp luật hình sự

Bộ luật hình sự năm 2015 hiện hành đã dành một chương XII quy định về NCTN phạm tội (người dưới 18 tuổi phạm tội) với phương châm nhân đạo hóa chính sách hình sự đối với NCTN phạm tội; giúp các em nhận thức, sửa chữa sai lầm, phát triển lành mạnh và trở thành công dân có ích cho xã hội. Những qui định trên tuy đã đƣợc điều chỉnh, bổ sung nhƣng vẫn bộc lộ một số hạn chế, cần phải sửa đổi, hoàn thiện để bảo đảm việc thực thi đƣợc thống nhất, thuận lợi đồng thời tuân thủ hơn nữa chuẩn mực quốc tế đối với tư pháp cho người chưa thành niên.

Thứ nhất: về khái niệm NCTN, đây là vấn đề có ý nghĩa hết sức quan trọng vì nó xuyên suốt quá trình điều tra, truy tố, xét xử và thi hành án hình sự đối với NCTN phạm tội. Trong BLHS năm 2015 chƣa có khái niệm cụ thể về NCTN nên cần bổ sung Điều 90 khái niệm NCTN sau đó mới nên nêu việc áp dụng BLHS đối với NCTN phạm tội. Vì vậy tác giả đề xuất sửa đổi nhƣ sau:

Một phần của tài liệu Luận án tiến sĩ Luật học: Phòng ngừa tình hình tội phạm do người chưa thành niên thực hiện trên địa bàn các tỉnh Tây Nam Bộ (Trang 110 - 113)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(187 trang)