Thực trạng phòng ngừa tình hình tội phạm do người chưa thành niên thực hiện trên địa bàn các tỉnh Tây Nam bộ

Một phần của tài liệu Luận án tiến sĩ Luật học: Phòng ngừa tình hình tội phạm do người chưa thành niên thực hiện trên địa bàn các tỉnh Tây Nam Bộ (Trang 74 - 101)

CHƯƠNG 3 TÌNH HÌNH VÀ THỰC TRẠNG PHÒNG NGỪA TỘI PHẠM DO NGƯỜI

3.2. Thực trạng phòng ngừa tình hình tội phạm do người chưa thành niên thực hiện trên địa bàn các tỉnh Tây Nam bộ

3.2.1. Thực trạng về hệ thống lý luận

Lênin đã chỉ ra rằng, giải quyết nhiệm vụ tiêu diệt nguồn gốc trong xã hội của tội phạm không phải chỉ tiến hành bằng cuộc đấu tranh chống tội phạm với sự giúp đỡ của pháp luật và hoạt động của các cơ quan trừng phạt, mà là một kế hoạch rộng lớn hơn: tổ chức lại xã hội, hoàn thiện hệ thống và các tổ chức xã hội, giải phóng nó khỏi các lề thói xấu của những hình thức kinh tế- xã hội của giai cấp bóc lột, giáo dục con người mới. Theo chủ nghĩa Mác Lênin, chính lối sống cộng sản chủ nghĩa sẽ loại trừ hành vi phạm tội, nhƣ vậy không thể loại trừ tội phạm bằng con đường cải cách những mặt riêng lẻ của đời sống xã hội, mà chỉ bằng con đường

70

thay đổi toàn bộ hệ thống các quan hệ xã hội: cải tạo những quan hệ xã hội bóc lột thành quan hệ xã hội cộng sản chủ nghĩa. Tư tưởng chủ nghĩa Mác- Lênin đã đặt nền móng cho lý luận trong cuộc đấu tranh loại từ tội phạm ra khỏi đời sống xã hội

Trãi qua nhiều hình thái kinh tế xã hội của xã hội loài người và hệ tư tưởng của giai cấp thống trị xã hội trong từng hình thái kinh tế xã hội có những đặc trƣng riêng, trong đó có những quan điểm về đấu tranh với các hành vi vi phạm pháp luật và tội phạm. Lịch sử đã chứng minh tính hiệu quả của các biện pháp PCTP và vi phạm pháp luật đã từng đƣợc áp dụng qua các giai đoạn phát triển của xã hội loài người. Trong nhiều thế kỷ qua nhận thức của con người vẫn quan niệm: Nếu như nhà nước có một hệ thống pháp luật nghiêm khắc, tòa án sử dụng hình phạt rộng rãi, lực lƣợng trấn áp của giai cấp thống trị mạnh mẽ thì chắc chắn tội phạm sẽ đƣợc chấm dứt. Tư tưởng này thịnh hành vào thời kì chiếm hữu nô lệ, phong kiến và ngày nay vẫn còn tồn tại. Trong lịch sử, các biện pháp trừng phạt kẻ phạm tội hết sức dã man đã từng áp dụng phổ biến vào thời kỳ trung cổ nhƣ chém đầu, ném vào vạc dầu, cho thú vật xé xác, chu di tam tộc ... nhƣng tội phạm vẫn tồn tại, thậm chí gia tăng. Các Mác đã khẳng định "tính tàn bạo đặc trƣng cho những pháp luật để trừng phạt sự hèn nhát bởi vì sự hèn nhát chỉ có thể năng động khi nó trở thành tàn bạo". Thực tế đã chứng minh, Sự tàn bạo này sẽ làm nảy sinh ra sự tàn bạo khác tương ứng. Những hình phạt đau đớn và chà đạp tâm hồn con người không bao giờ làm giảm được tội phạm. Hơn nữa, gieo rắc sự tàn bạo sẽ ảnh hưởng cực kỳ bất lợi trong nhận thức xã hội, nó làm chai sạn tình cảm con người, nó xa lạ với chủ nghĩa nhân đạo đang mong muốn ở xã hội loài người. Lênin đã viết: "Trong lý tưởng của chúng ta không có chỗ cho bạo lực đối với con người".

Tuy nhiên, trong tình hình hiện nay và giai đoạn sắp tới để xây dựng một xã hội không còn tội phạm thì hình phạt nghiêm khắc vẫn và sẽ luôn là công cụ quan trọng để góp phần ngăn chặn sự gia tăng của THTP và trong nhiều trường hợp nó có ý nghĩa quyết định đối với việc giáo dục và cải tạo kẻ phạm tội, ngăn ngừa họ và những người khác không tiếp tục phạm tội hoặc tái phạm. Tuy vậy, hình phạt chỉ đƣợc áp dụng khi mà một tội phạm hay một hành vi vi phạm pháp luật đã xảy ra và

71

điều có nghĩa là xã hội đã không biết cách, không còn cách hoặc không kịp thời phòng ngừa chúng. Đối với toàn xã hội, điều quan trọng hơn cả là không để lọt bất cứ một hành vi phạm tội nào, ngăn ngừa những hành vi không tuân thủ pháp luật có thể xảy ra. Nếu làm đƣợc điều này xã hội sẽ đỡ mất công sức, của cải để khắc phục những hậu quả do tội phạm gây ra và cũng không phải tiến hành các hoạt động phát hiện, điều tra, truy tố, xét xử, giam giữ, trừng phạt kẻ phạm tội. Nhƣ Các Mác đã nói "người làm luật thông thái cần phải phòng ngừa tội phạm làm sao để khỏi phải trừng phạt nó".

Trong lý luận cũng nhƣ trong thực tiễn đấu tranh với hiện tƣợng tội phạm, các thuật ngữ phòng ngừa hay chống hay đấu tranh chống tội phạm vẫn đƣợc sử dụng thường xuyên thành một cụm từ như: cuộc đấu tranh PCTP hay đấu tranh chống và PNTP nhƣng chƣa có sự phân biệt, giải thích một cách rõ ràng. Tình trạng lẫn lộn giữa khái niệm cũng diễn ra phổ biến, sự nhầm lẫn giữa khái niệm PNTP và chống tội phạm có thể dẫn đến những hậu quả nhất định. Khi đó, chúng ta sẽ thiếu những cơ sở lý luận để soi sáng những hoạt động thực tiễn, cải tạo thực tiễn, tổng kết thực tiễn và tiếp tục phát triển lý luận khoa học về PNTP; Không xác định đƣợc phương hướng chính của cuộc đấu tranh với hiện tượng tội phạm và làm lu mờ mặt này hay mặt khác của cuộc đấu tranh; phương hướng và các mục đích cần đạt được của cuộc đấu tranh cũng không xác định đƣợc và không có cơ sở để đánh giá hiệu quả của nó... Nhƣ vậy, việc làm sáng tỏ bản chất của khái niệm PNTP và chống tội phạm đã đặt ra nhƣ một nhu cầu vừa có ý nghĩa lý luận vừa mang ý nghĩa thực tiễn.

Phòng ngừa tội phạm không để cho tội phạm xảy ra và gây nên những hậu quả nguy hiểm cho xã hội, không để cho các thành viên của xã hội phải gánh chịu những hình phạt nghiêm khắc của pháp luật. Mục tiêu xuyên suốt của phòng ngừa chính là không để cho tội phạm xảy ra, và điều này đã quy định phương hướng chủ yếu của phòng ngừa là tập trung vào việc hạn chế, kiềm tỏa, tiến tới loại trừ và triệt tiêu những hiện tƣợng, quá trình là nguyên nhân và điều kiện dẫn đến tội phạm.

Khác với PNTP, chống tội phạm thực chất chỉ đƣợc áp dụng khi mà tội phạm đã xảy ra, điều đó có nghĩa là PNTP chƣa triệt để. Mục đích của chống tội phạm xét

72

cho cùng là mỗi tội phạm không tránh khỏi hình phạt và ngăn chặn không cho hậu quả tiếp tục xảy ra. Mục đích này đã quy định phương hướng chính của chống tội phạm là kịp thời phát hiện tội phạm, nhanh chóng điều tra, truy tố, xét xử, thi hành hình phạt đối với kẻ phạm tội trước pháp luật.

Điều 31 BLHS năm 2015 quy định mục đích của hình phạt là: "Hình phạt không chỉ nhằm trừng trị người, pháp nhân thương mại phạm tội mà còn giáo dục họ ý thức tuân tuân theo pháp luật và các quy tắc của cuộc sống, ngăn ngừa họ phạm tội mới; Giáo dục người, pháp nhân thương mại khác tuân thủ theo pháp luật, phòng ngừa và đấu tranh chống tội phạm" [88, tr.22]. Quy định này có ý nghĩa to lớn của các biện pháp chống tội phạm tức là việc phát hiện, điều tra, truy tố, xét xử, thi hành hình phạt đối với việc ngăn ngừa tội phạm trong điều kiện xã hội hiện nay mà nhiều người cho rằng: chống tội phạm là một bộ phận cần thiết và quan trọng của PNTP nhằm đảm bảo tính triệt để của các biện pháp phòng ngừa, có hiệu quả.

Bởi vì ai cũng thấy rõ: khi áp dụng hình phạt đối với kẻ phạm tội, hình phạt không chỉ tác động trực tiếp đối với người đó để đảm bảo cho tính bắt buộc phải chịu trách nhiệm pháp lý khi gây ra tội phạm mà còn ngăn chặn chính họ khỏi tiếp tục phạm tội và phạm tội mới. Đồng thời, hình phạt còn có ý nghĩa phòng ngừa chung thông qua việc tuyên truyền tác động giáo dục xã hội tích cực tham gia đấu tranh với tội phạm, thức tính, răn đe những người chưa vi phạm pháp luật và phạm tội.

Do thấu hiểu sâu sắc ý nghĩa của hình phạt, nắm đƣợc bản chất của hành vi chống đối xã hội của con người và niềm tin vô hạn vào khả năng có thể loại trừ tội phạm ra khỏi đời sống xã hội, Lê Nin đã nêu lên quan điểm nổi tiếng nhƣ sau: “kết án có điều kiện; lên án trước xã hội; thay thế việc tù giam bằng lao động cưỡng bức ở nhà; thay thế nhà tù bằng các cơ quan giáo dục; đƣa ra các tòa án đồng chí kể cả trong quân đội và công nhân” [153, tr.490]. Quan điểm này cho thấy không thể thủ tiêu nguồn gốc của tội phạm chỉ bằng hình phạt mà phải cải thiện hệ thống hình phạt theo hướng phòng ngừa. Quan điểm này đã trở thành kim chỉ nam cho các hoạt động xây dựng hệ thống hình phạt của pháp luật hình sự các nước XHCN để nó ngày càng năng động hơn, trong nhiều trường hợp nó mất đi tính chất cưỡng chế

73

trừng phạt và chuyển sang cƣỡng chế giáo dục. Những hình phạt dạng đó đang đƣợc quy định trong pháp luật hình sự Việt Nam và đã phát huy tác dụng tích cực trong đời sống xã hội đó là các hình phạt: cảnh cáo, phạt tiền, cải tạo không giam giữ, tù nhưng cho hưởng án treo, quản chế, đưa vào cơ sở giáo dục, trường giáo dưỡng...

Có thể khẳng định không thể phủ nhận vai trò quan trọng của hình phạt đối với công tác PCTP trong giai đoạn hiện nay. Các loại hình phạt mang tính chất cƣỡng chế giáo dục để gây tác động giáo dục phòng ngừa đối với người không vững bền về tính cách và khẳng định vai trò đặc biệt của pháp luật hình sự trong PNTP. Ngay cả các cơ quan bảo vệ pháp luật như hoạt động thanh tra nhà nước, thanh tra chuyên ngành thì vấn đề nổi cộm vẫn chỉ là kịp thời phát hiện những hành vi vi phạm pháp luật hoặc có dấu hiệu phạm tội để xử lý và kiến nghị xử lý, còn việc phát hiện nguyên nhân, điều kiện để kiến nghị khắc phục nhằm đảm bảo cho những hành vi đó không xảy ra nữa thì ít đƣợc quan tâm. Hoạt động của các cơ quan Tòa án, Kiểm sát, Điều tra chỉ chú trọng về hướng phát hiện, điều tra, truy tố, xét xử thi hành án đối với kẻ phạm tội và nhƣ vậy các hoạt động có mục đích nhằm loại trừ hoặc cô lập các nhân tố là nguyên nhân và điều kiện dẫn đến phạm tội hay biến đổi xấu về nhân cách của những cá nhân có nguy cơ phạm tội đã ít đƣợc chú ý và hoặc đƣợc giải quyết nhƣ những nhiệm vụ thứ yếu. Đó là biểu hiện của quan điểm cho rằng PNTP chỉ là một bộ phận của chống tội phạm.

Thực chất những quan điểm đặt quan niệm phòng ngừa lên trên đã bao hàm cả khái niệm chống tội phạm và coi phòng ngừa chỉ là bộ phận của chống tội phạm, đã có sự nhầm lẫn giữa ý nghĩa và bản chất của vấn đề, giữa thực tiễn và lý luận.

Đây là hai vấn đề có tính năng và tác dụng khác nhau nhưng lại bổ trợ, tương hổ cho nhau.Về mặt lý luận người ta dễ thống nhất với nhau một điểm là PNTP chỉ đạt đƣợc hiệu quả một khi hiểu rõ nguyên nhân và điều kiện dẫn đến phạm tội, chống tội phạm sẽ giảm bớt gánh nặng khi phòng ngừa mang lại kết quả tích cực. Trong thực tiễn, do những nguyên nhân và điều kiện dẫn đến phạm tội rất đa dạng, phức tạp và có thể biến đổi cùng với những thay đổi của đời sống xã hội nên nhận thức của con người nhiều khi không theo kịp. Sự bị động trong PNTP tất yếu sẽ dẫn đến

74

hậu quả tội phạm xảy ra và lúc đó chống tội phạm cần phải phát huy tác dụng. Kinh nghiệm đấu tranh với hiện tượng tội phạm cho biết trong nhiều trường hợp những nguyên nhân và điều kiện dẫn đến phạm tội đƣợc phát hiện và tổng kết thông qua các hoạt động chống tội phạm. Nhƣ vậy, rõ ràng giữa PNTP và chống tội phạm đã có mối quan hệ hữu cơ, ràng buộc lẫn nhau, bổ sung cho nhau nhƣ hai bộ phận cấu thành không thể tách rời của cuộc đấu tranh với hiện tƣợng tội phạm nói chung và tội phạm của NCTN nói riêng. Mối quan hệ này có thể đƣợc hình thành nhƣ mối quan hệ giữa “Xây” và “Chống” trong quan điểm tư tưởng Hồ Chí Minh “ Xây và Chống nhƣ hai bánh xe vững chắc, Chống triệt để đảm bảo cho việc xây thành công, Xây phát triển mạnh mẽ thì đối tƣợng chống sẽ đƣợc xóa bỏ tận gốc”. Tức là thông qua “Chống” để hiểu rõ nguyên nhân và điều kiện phạm tội để “Xây” những điều kiện về Kinh tế, xã hội, môi trường sống tốt đẹp… để lấn át và triệt tiêu những nguyên nhân và điều kiện dẫn đến phạm tội và qua đó để khỏi phải chống tội phạm.

Một khi đã thừa nhận mối quan hệ tương hỗ giữa hai phương hướng cơ bản của cuộc đấu tranh với hiện tƣợng tội phạm thì có ý nghĩa không đƣợc coi trọng hay xem nhẹ bất kỳ một phương hướng nào những hoàn cảnh và điều kiện xã hội cụ thể chƣa cho phép. Trong hoàn cảnh hiện nay của xã hội cần tiến hành đồng thời cả hai phương hướng trên là nhiệm vụ có tính nguyên tắc.

Do đặc thù về lịch sử của các tỉnh khu vực TNB, hệ thống lý luận về tội phạm học và PNTP XHCN, trong đó có hệ thống lý luận về tội phạm học ở các tỉnhTNB chỉ ra đời sau năm 1975 và tập trung nghiên cứu ở các trường đại học. Có thể thấy rằng hệ thống lý luận về tội phạm học và PNTP do NCTN thực hiện ở địa bàn các tỉnh TNB còn khá nghèo nàn, lạc hậu, hạn chế. Các công trình nghiên cứu khoa học, luận án tiến sĩ, thạc sĩ, giáo trình về phòng ngừa THTP do NCTN thực hiện ở địa bàn các tỉnh TNB ít đƣợc đề cập và chƣa đƣợc quan tâm, từ đó có rất ít công trình khoa học, luận án, giáo trình về phòng ngừa THTP đƣợc nghiên cứu tại địa bàn các tỉnhTNB đƣợc công bố và áp dụng vào thực tế. Hầu hết hệ thống lý luận về phòng ngừa THTP do NCTN thực hiện đƣợc ứng dụng vào thực tiễn và giảng dạy ở các trường đại học khu vực TNB đều sử dụng kết quả nghiên cứu của thế giới, khu vực

75

và trong nước. Cụ thể, trong chương tổng quan, tác giả có nhắc tới các công trình nhƣ: Sách chuyên khảo của GS.TS Đào Trí Úc, GS.TS Võ Khánh Vinh, Giáo trình Tội phạm học của GS.TS Võ Khánh Vinh, Đề tài khoa học cấp bộ của của TS Lê Thế Tuân, Luận án TS Luật học của Lê Tấn Tới và nhiều công trình khoa học khác có đề cập đến hoạt động phòng ngừa THTP do NCTN thực hiện. Tuy nhiên, điểm dễ nhận thấy là hầu hết các công trình này chƣa xây dựng đƣợc hệ thống hoàn chỉnh về phòng ngừa THTP do NCTN thực hiện ở khu vực TNB mà chỉ dừng lại những vấn đề mang tính tổng quát, áp dụng chung cho cả nước, chưa có một công trình tài liệu nào nghiên cứu chuyên sâu về lý luận phòng ngừa THTP do NCTN thực hiện ở địa bàn các tỉnh Tây Nam Bộ.

Thực trạng trên xuất phát từ những lý do đặc thù về lịch sử vùng đất TNB và những lý do từ tình hình chung của cả nước, đó là Việt Nam chưa có cơ quan PCTP như ở một số nước phát triển mà hoạt động phòng ngừa THTP chủ yếu tập trung ở các lực lƣợng Công an, Viện Kiểm sát, Tòa án, chính vì vậy, hiện nay khu vực TNB chƣa có đội ngũ cán bộ chuyên trách cả về nghiên cứu lý luận lẫn hoạt động thực tiễn. Hiện tại trên địa bàn các tỉnh khu vực TNB có một số trường đại học đã dần hình thành đội ngũ nghiên cứu, giảng viên phụ trách môn tội phạm học. Tuy nhiên, hoạt động của đội ngũ này chỉ dừng lại ở hoạt động giảng dạy, hướng dẫn sinh viên viết khóa luận, luận văn… trong khi đó việc nghiên cứu khoa học nhằm xây dựng hệ thống lý luận về tội phạm học nói chung và phòng ngừa THTP do NCTN thực hiện chƣa đƣợc chú trọng.

Thực trạng này xuất phát từ nhiều lý do nhƣng lý do quan trọng nhất là Chính phủ và các Bộ ngành có liên quan cũng nhƣ các cấp ủy Đảng, chính quyền các tỉnh khu vực TNB chưa có một chủ trương, chính sách sử dụng đội ngũ này trong việc phát triển hệ thống lý luận PNTP, hoạt động của đội ngũ giáo viên hầu hết là mang tính tự phát và chỉ diễn ra trong nội bộ của các trường. Hàng năm, Sở khoa học và công nghệ các tỉnh khu vực TNB đều có triển khai các đề tài nghiên cứu khoa học các cấp nhưng thiếu vắng người chủ nhiệm đề tài là các nhà khoa học, các giảng

Một phần của tài liệu Luận án tiến sĩ Luật học: Phòng ngừa tình hình tội phạm do người chưa thành niên thực hiện trên địa bàn các tỉnh Tây Nam Bộ (Trang 74 - 101)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(187 trang)