Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
1.2. Các công trình liên quan đến thực hiện chính sách đào tạo nghề cho lao động nông thôn
1.2.2. Các công trình trong nước
Nghiên cứu của Oxfam (2017), Nâng cao hiệu quả ĐTN cho LĐNT hướng đến giảm nghèo ở vùng dân tộc thiểu số [31] được thực hiện trên phạm vi cả nước với 7 tỉnh thuộc địa bàn khảo sát và đối tượng khảo sát khá đa dạng. Những kết luận đưa ra dựa trên nhiều phương pháp nghiên cứu khác nhau cho nên mang tính khách quan và có giá trị tham khảo cao. Nhóm tác giả đã phân tích thực trạng triển khai công tác ĐTN ngắn hạn cho LĐNT vùng dân tộc thiểu số giai đoạn 2014-2016 với những bằng chứng hết sức thuyết phục từ đó đưa ra khuyến nghị cụ thể đối với trung ương và chính quyền địa phương. Đây là những cứ liệu quan trọng để luận án tham khảo.
Cuốn sách Chính sách việc làm cho LĐNT trong bối cảnh di dân tại một số tỉnh Bắc Trung Bộ của tác giả Nguyễn Hoài Nam (2016) [26]. Đây là công trình nghiên cứu công phu với việc hệ thống hóa lý luận về chính sách việc làm cho LĐNT trong bối cảnh di dân. Đồng thời, tác giả khá dày công trong việc thu thập các số liệu thứ cấp và sơ cấp để đưa ra những dẫn chứng mang tính khoa học trong đánh giá thực trạng của chính sách này ở một số tỉnh Bắc Trung Bộ từ đó đề xuất các giải pháp hoàn hiện chính sách. Tác giả đã khẳng định một trong những giải pháp quan trọng để giải quyết việc làm cho LĐNT hiện nay đó là ĐTN. Trong nghiên cứu của mình, tác giả cũng đã trình bày những vấn đề lý luận và thực tiễn cơ bản về chính sách hỗ trợ học nghề - một trong những chính sách thành phần của chính sách việc làm. Tại các tỉnh Bắc Trung Bộ, chính sách này được triển khai thực hiện còn nhiều hạn chế như: hệ thống các cơ sở dạy nghề chưa đáp ứng nhu cầu ở những vùng khó khăn, đối
21
tượng hỗ trợ còn hạn hẹp, chưa hoàn thiện các chính sách đào tạo cho lao động bị mất đất do chuyển mục đích sử dụng đất, thiếu hụt giáo viên có kinh nghiệm dạy nghề, công tác lãnh đạo, chỉ đạo, tuyên truyền, quy hoạch, định hướng nghề đào tạo chưa phù hợp… Để chính sách này hoàn thiện trong bối cảnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và di dân, tác giả đề xuất các gợi ý cụ thể đó là: nâng cao nhận thức và huy động sự tham gia của cả hệ thống chính trị ở địa phương; đề cao vai trò của công tác điều tra, khảo sát nhu cầu việc làm cho LĐNT; thiết kế và tổ chức các chương trình và nội dung đào tạo linh hoạt và sát thực tế; gắn kết với các chính sách khác.
Cuốn sách Giảm nghèo đối với đồng bào Khmer Tây Nam Bộ trong quá trình phát triển bền vững của tác giả Nguyễn Quốc Dũng và Võ Thị Kim Thu, nhà xuất bản Chính trị quốc gia, 2016 [7]. Cách tiếp cận gắn với quá trình phát triển bền vững và đối tượng là đồng bào Khmer là một hướng đi mới và có giá trị. Nhóm tác giả giải quyết được nhiều nội dung về lý luận và thực tiễn về vấn đề nghèo và hoạt động giảm nghèo hiện nay ở các tỉnh Tây Nam Bộ.
Quan tâm lớn nhất ở đây được tác giả chỉ ra đó là người nghèo Khmer có trình độ học vấn và tay nghề rất thấp (tỷ lệ nhân lực chưa qua đào tạo là 97,7%) tuy nhiên công tác ĐTN còn nhiều hạn chế. Trong phương hướng và giải pháp giảm nghèo cho đồng bào dân tộc Khmer, nhóm tác giả mạnh dạn đề xuất các giải pháp mang tính đột phá và gắn liền với đặc thù của Vùng, một trong số đó là nhóm giải pháp về giáo dục, ĐTN. Tác phẩm cũng cho rằng cần điều chỉnh một số điểm chưa hợp lý của chính sách ĐTN để thu hút thực sự người nghèo học nghề và đẩy mạnh việc đào tạo gắn với cơ chế cho người lao động nghèo có việc làm và xuất khẩu lao động.
Sách tham khảo Xây dựng nông thôn mới ở Việt Nam hiện nay (nghiên cứu vùng duyên hải Nam Trung Bộ) của tác giả Phạm Đi, nhà xuất bản Chính trị quốc gia, 2016 [11]. Khi đánh giá về thực trạng xây dựng nông thôn mới ở vùng duyên hải Nam Trung Bộ, tác giả đề cập đến thực trạng thực hiện nhóm
22
tiêu chí “phát triển giáo dục - đào tạo” trong đó có công tác ĐTN cho nông dân tại các tỉnh trên còn nhiều hạn chế, hiệu quả chương trình ĐTN chưa cao.
Giải pháp được tác giả đề xuất là cần phải có sự gắn kết giữa giáo dục và đào tạo; đào tạo gắn với số đầu việc tương ứng tại địa phương; quan tâm đến chất lượng đào tạo.
Cuốn sách Những điều cần biết về ĐTN và việc làm đối với LĐNT (2015) của tác giả Hà Anh, nhà xuất bản Chính trị quốc gia [1]. Công trình nghiên cứu đã hệ thống hóa một cách đầy đủ cơ sở lý luận và pháp lý về ĐTN và việc làm nói chung, đối với LĐNT nói riêng. Luận án có thể tham khảo những nội dung liên quan trực tiếp đến ĐTN cho LĐNT như khái niệm ĐTN, hình thức ĐTN, loại hình cơ sở giáo dục nghề nghiệp, người học nghề, LĐNT, vai trò của ĐTN cho LĐNT, hình thức ĐTN cho LĐNT… Tác giả cũng đã khái quát hóa các chính sách ĐTN và hỗ trợ việc làm đối với LĐNT bao gồm: chính sách ĐTN ngắn hạn cho LĐNT; chính sách hỗ trợ thanh niên học nghề và tạo việc làm; chính sách hỗ trợ phụ nữ học nghề, tạo việc làm;
chính sách hỗ trợ bộ đội xuất ngũ học nghề; chính sách dạy nghề cho học sinh dân tộc thiểu số nội trú; chính sách hỗ trợ chuyển đổi nghề cho các hộ đồng bào dân tộc thiểu số nghèo và hộ nghèo ở các xã, thôn, bản đặc biệt khó khăn;
chính sách hỗ trợ người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng;
chính sách hỗ trợ giải quyết việc làm và ĐTN cho người lao động bị thu hồi đất nông nghiệp; chính sách vay vốn quỹ quốc gia về việc làm. Một nội dung cũng đáng quan tâm trong tác phẩm này đó là công tác tổ chức, quản lý hoạt động ĐTN ngắn hạn cho LĐNT ở cấp xã trong đó đề cập đến trách nhiệm của UBND cấp xã và công chức cấp xã trong triển khai đề án “ĐTN cho LĐNT”.
Bùi Hồng Đăng (2015), Thực trạng và giải pháp nâng cao chất lượng ĐTN cho LĐNT tỉnh Nam Định, Tạp chí Khoa học và Phát triển, số 7/2015 [10]. Tác giả đã tiến hành các phương pháp nghiên cứu thu thập thông tin sơ cấp và thứ cấp để đưa ra một bức tranh khá toàn diện về thực trạng ĐTN cho
23
LĐNT tỉnh Nam Định với những nội dung cơ bản: chính sách đối với người học nghề, chính sách đối với người dạy nghề, mạng lưới và quy mô ĐTN, chương trình, giáo trình, học liệu học nghề, đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý dạy nghề, cơ sở vật chất và tài chính. Bên cạnh đó, nghiên cứu cũng đưa ra những nhận định khách quan về chất lượng ĐTN cho LĐNT tỉnh Nam Định thông qua đánh giá của cơ sở dạy nghề, của đội ngũ giáo viên, người học nghề, người lao động đã qua ĐTN, người sử dụng lao động. Nhóm tác giả khẳng định rằng nguyên nhân của các kết quả đánh giá chất lượng đào tạo không tốt là do chương trình đào tạo của các cơ sở dạy nghề vẫn quá đề cao lý thuyết, trang thiết bị cơ sở vật chất còn nhiều hạn chế. Đồng thời, nghiên cứu kiến nghị một số giải pháp cụ thể nhằm nâng cao chất lượng ĐTN cho địa phương thời gian tới.
Cuốn sách Mô hình đào tạo dạy nghề cho LĐNT do Tổng cục Dạy nghề chủ biên, nhà xuất bản Chính trị quốc gia, 2014 [43]. Tác phẩm đã phân tích sự tác động của quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đối với nông nghiệp, nông thôn và khẳng định: ĐTN cho LĐNT là thành tố quan trọng để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực ở khu vực nông thôn. Nhóm tác giả cũng khá dày công tổng hợp rất nhiều mô hình ĐTN cho LĐNT hiện nay trên cả nước.
Trong mỗi mô hình, nhóm tác giả đã trình bày nội dung và điều kiện, giải pháp thực hiện mô hình. Từ việc phân tích thực tiễn triển khai các mô hình thí điểm ĐTN gắn với giải quyết việc làm cho LĐNT tại một số địa phương, nhóm tác giả xác định những kết quả đạt được, những hạn chế và đúc kết các kinh nghiệm làm bài học tham khảo cho các địa phương khác.
Nguyễn Sóng Hiền (2013), ĐTN cho LĐNT Việt Nam trong giai đoạn hiện nay: thực trạng và giải pháp, Tạp chí Kinh tế Châu Á – Thái Bình Dương, số 392 [17]. Tác giả đã khái quát thực trạng ĐTN cho LĐNT qua 3 năm từ 2011-2013 thực hiện Đề án 1956 của Thủ tướng Chính phủ với việc chỉ ra các kết quả đạt được và những hạn chế tồn tại. Đồng thời tác giả cũng
24
đề xuất một số giải pháp nâng cao chất lượng dạy nghề cho LĐNT Việt Nam đến năm 2020 cụ thể: tăng cường công tác tuyên truyền, tư vấn cho LĐNT và xã hội; đầu tư đồng bộ mạng lưới cơ sở ĐTN; đổi mới phương pháp dạy nghề theo phương thức “cầm tay chỉ việc”; tạo sự gắn kết chặt chẽ giữa cơ sở đào tạo, chính quyền địa phương, các doanh nghiệp và người lao động; tăng cường sự lãnh đạo của các cấp ủy Đảng, sự chỉ đạo điều hành của các cấp chính quyền.
Sách chuyên khảo Quản lý nhà nước về đầu tư phát triển ĐTN ở Việt Nam của Nguyễn Đức Tĩnh làm chủ biên, nhà xuất bản Dân trí, 2012 [41].
Tác phẩm là một công trình công phu trong đó tác giả đã xây dựng hệ thống lý luận về quản lý nhà nước về đầu tư phát triển ĐTN. Đặc biệt, tác giả trình bày nhiều kinh nghiệm quốc tế về quản lý nhà nước về đầu tư phát triển ĐTN và những giá trị Việt Nam có thể tham khảo vận dụng. Bên cạnh đó, cuốn sách cũng trình bày khái lược về thực trạng quản lý nhà nước về đầu tư phát triển ĐTN và kiến nghị các giải pháp hoàn thiện hoạt động này.
Luận án tiến sỹ ĐTN cho LĐNT vùng đồng bằng sông Hồng thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa của tác giả Nguyễn Văn Đại, Trường Đại học Kinh tế quốc dân, 2012 [9]. Luận án đã xây dựng hệ thống lý thuyết về ĐTN cho LĐNT với các nội dung cơ bản đó là khái niệm ĐTN cho LĐNT, sự cần thiết ĐTN cho LĐNT, nội dung và các hình thức đào tạo, yêu cầu ĐTN cho LĐNT thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Tác giả đã phân tích rất chi tiết thực trạng ĐTN cho LĐNT vùng đồng bằng sông Hồng hiện nay và đưa ra những đánh giá có căn cứ khoa học. Cuối cùng, tác giả cũng đề xuất nhiều giải pháp đẩy mạnh công tác này trong thời kỳ công nghiệp hóa như: nâng cao nhận thức của các cấp, các ngành và từng người dân về chủ trương, chính sách của Đảng và nhà nước trong hoạt động ĐTN cho LĐNT; hoàn thiện quy hoạch, kế hoạch dạy nghề; phát triển mạng lưới ĐTN và đa dạng hóa hoạt động ĐTN;
đầu tư phát triển đội ngũ cán bộ và giáo viên dạy nghề; đổi mới và phát triển
25
chương trình dạy nghề cho LĐNT; đổi mới và hoàn thiện các chính sách khuyến khích đầu tư, huy động nguồn vốn dạy nghề; kết hợp giữa đào tạo với sử dụng lao động qua ĐTN.
Hoàng Văn Phai (2011), ĐTN cho LĐNT ở nước ta hiện nay: vấn đề cần quan tâm, Tạp chí Kinh tế và Dự báo, số 5/2011 [32]. Bài viết phân tích thực trạng công tác ĐTN cho LĐNT ở nước ta trong thời gian nghiên cứu và tính tất yếu của sự ra đời Đề án “ĐTN cho LĐNT đến năm 2020” do Thủ tướng Chính phủ ban hành với các mục tiêu cụ thể. Đồng thời tác giả cho rằng để thực hiện thành công Đề án, cần thực hiện các giải pháp cấp thiết sau: đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động xã hội; bám sát tình hình phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, địa phương; bổ sung và hoàn thiện cơ chế, chính sách dạy nghề; chú trọng phát triển các ngành nghề thủ công truyền thống;
nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên, giáo trình, cơ sở vật chất.
Sách tham khảo Việc làm của nông dân trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa vùng Đồng bằng sông Hồng của Trần Thị Minh Ngọc, nhà xuất bản Chính trị quốc gia, 2010 [30]. Tác giả đã vẽ nên một bức tranh khá hoàn chỉnh về thực trạng việc làm của LĐNT vùng Đồng bằng sông Hồng hiện nay. Bên cạnh những mặt tích cực do quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa mang lại thì vấn đề nông nghiệp, nông thôn, nông dân ở các địa phương này còn nhiều mảng sẫm màu cần được đặc biệt xem xét giải quyết. Tác giả đã phân tích bối cảnh phát triển của giai đoạn tới và đi đến kết luận: giải quyết việc làm cho nông dân sẽ trở nên phức tạp hơn. Từ đó, tác giả cũng đã mạnh dạn đề xuất phải kết hợp nhiều giải pháp mang tính đồng bộ, quyết liệt nhằm giải quyết vấn đề này trong đó đặc biệt nhấn mạnh giải pháp về tạo năng lực để người nông dân tiếp cận cơ hội việc làm trên cơ sở đào tạo nâng cao chất lượng nguồn lao động. Như vậy, một lần nữa, công trình nghiên cứu đã khẳng định tầm quan trọng của công tác ĐTN và xem đây là điểm chốt trong vấn đề an sinh xã hội cho nông dân trong vùng. Tác giả cho rằng công tác đào tạo
26
nguồn nhân lực cho vùng Đồng bằng sông Hồng phục vụ quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa từ năm 2011-2020 cần chú ý: (1) chú trọng cả trình độ học vấn, trình độ chuyên môn kỹ thuật, kỹ năng làm việc, gắn đào tạo việc làm với nhu cầu của thị trường; (2) đẩy mạnh xã hội hóa công tác đào tạo nguồn lao động, huy động tối đa nguồn lực trong xã hội; (3) nâng cao chất lượng các cơ sở đào tạo về cơ sở vật chất, đội ngũ giáo viên, cập nhật chương trình đào tạo với công nghệ và kiến thức; (4) thiết kế mục tiêu, chương trình đào tạo phù hợp với từng đối tượng, ngành nghề, thực hiện cơ chế kiểm tra, giám sát, đánh giá kết quả đào tạo. Những gợi ý này có thể được vận dụng ở các địa phương trên cả nước trong đó cần phải tính toán đến những đặc thù riêng có của địa phương mình và ĐBSCL cũng không ngoại lệ.
Ngô Tiến Vinh (2010), ĐTN cho LĐNT nhìn từ khu vực đồng bằng sông Cửu Long, Tạp chí Lao động và Xã hội, số 396 [49]. Bài viết khái quát về thực trạng nguồn nhân lực hiện nay ở ĐBSCL và chỉ ra nguyên nhân cơ bản khiến cho chất lượng LĐNT thấp kém là do công tác dạy nghề chưa hiệu quả.
Tác giả cũng đã dẫn liệu sinh động về thực trạng công tác này hiện nay ở địa phương từ đó đề xuất các gợi ý để hoàn thiện. Một số giải pháp được tác giả đưa ra có giá trị tham khảo cho luận án như: gắn dạy nghề với dạy văn hóa;
ĐTN gắn với chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của Vùng, địa phương; xây dựng chương trình theo hướng thực tế và yêu cầu của khách hàng – doanh nghiệp; các trường dạy nghề do tỉnh quản lý tập trung đào tạo lao động kỹ thuật cao; các trường dạy nghề do huyện quản lý tập trung dạy các nghề thủ công đối với nhóm lao động có trình độ thấp.
Ngoài ra còn có nhiều bài viết của các tác giả khác cung cấp rất nhiều thông tin có giá trị tham khảo cho đề tài luận án về thực trạng, các vấn đề đặt ra cũng như các giải pháp nhằm giải quyết vấn đề đó.
Nhìn chung, dưới các góc độ nghiên cứu khác nhau, những công trình nghiên cứu của các tác giả đã tiếp cận và làm rõ nhiều khía cạnh của thực