Kết quả thực hiện chính sách đối với lao động nông thôn tham gia học nghề

Một phần của tài liệu Luận án Tiến sĩ Quản lý công: Thực hiện chính sách đào tạo nghề cho lao động nông thôn ở vùng đồng bằng sông Cửu Long (Trang 106 - 109)

Chương 3: THỰC TRẠNG THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH ĐÀO TẠO NGHỀ CHO LAO ĐỘNG NÔNG THÔN Ở VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG

3.3. Kết quả thực hiện các chính sách hợp phần

3.3.1. Kết quả thực hiện chính sách đối với lao động nông thôn tham gia học nghề

Kể từ khi Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định 1956 đến nay, chính sách ĐTN cho LĐNT đã được triển khai hơn 7 năm và đã đạt được nhiều kết quả đáng ghi nhận. Từ báo cáo của các địa phương vùng ĐBSCL cho thấy, số lượng người tham gia học nghề tăng lên đáng kể qua các năm.

Trong giai đoạn 2011-2015, số LĐNT học nghề là 794.147 người. Tính đến hết năm 2016, theo báo cáo của các địa phương, kết quả ước thực hiện được 80.050 LĐNT được hỗ trợ học nghề, đạt 98,7% kế hoạch (Phụ lục 2). Trong đó số LĐNT sau học nghề có việc làm mới hoặc tiếp tục làm nghề cũ nhưng có năng suất chất lượng cao hơn đạt khoảng 80% [91]. Công tác ĐTN cho người nghèo, người khuyết tật, người dân tộc thiểu số, lao động nữ và các đối tượng chính sách khác được chú trọng đã góp phần thực hiện chính sách của Đảng, nhà nước về đảm bảo an sinh xã hội, giảm nghèo bền vững. Hiệu ứng tiên phong – lan tỏa trong cộng đồng giúp tăng hiệu quả tạo việc làm sau ĐTN.

Tại Trà Vinh, kết quả được ghi nhận như sau:

96

Bảng 3.4. Các đối tượng tham gia học nghề tại Trà Vinh (2010-2014) Đơn vị tính: %

Đối tượng Nhóm đặc thù

Nhóm I Nhóm II Nhóm III Người

nghèo Phụ nữ Người dân tộc thiểu số

45 24,5 30,5 17,7 45,5 24

Nguồn: Oxfam (2017)

Theo bảng 3.4, tỷ lệ nữ tham gia học nghề tương đương nam giới. Tuy nhiên, tỷ lệ người nghèo, người dân tộc thiểu số tham gia học nghề vẫn thấp (tỷ lệ người nghèo tham gia học nghề ít hơn 20%) do nhiều lý do khác nhau.

Trong khi đó đây chính là các đối tượng cần nhà nước hỗ trợ hơn các đối tượng LĐNT khác.

Các địa phương đã triển khai xây dựng các mô hình ĐTN hiệu quả gắn với thế mạnh của địa phương như chế biến thủy hải sản, chế biến các sản phẩm từ dừa (ép dầu, than hoạt tính, tơ xơ dừa…). Đơn cử, An Giang đã ban hành danh mục nghề đào tạo cho LĐNT tính đến 2014 gồm 85 nghề (trong đó: nghề nông nghiệp: 15; nghề phi nông nghiệp: 70); Cần Thơ 60 nghề (nghề nông nghiệp: 25; nghề phi nông nghiệp: 35); Hậu Giang 60 nghề (nghề nông nghiệp: 32; nghề phi nông nghiệp: 28)… [93], [97], [101].

Hình thức tổ chức đào tạo chủ yếu là vừa làm vừa học, truyền nghề, cầm tay chỉ việc, dạy thực hành là chính và được thực hiện tại xã, nơi sản xuất, doanh nghiệp, trung tâm học tập cộng đồng… giúp cho người lao động thuận tiện trong việc tham gia học nghề phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh của bản thân và gia đình. Thời gian đào tạo phù hợp với nghề đào tạo, đặc điểm của quy trình sản xuất, quy trình sinh trưởng của cây trồng, vật nuôi ở từng địa phương và phù hợp với nhu cầu của người học.

97

Kết quả khảo sát về sự tích cực của người dân tại biểu đồ 3.8 cũng có kết quả tương tự nhận định trên: chỉ có 3% người lao động không tích cực tham gia; 75% tham gia nhưng không tích cực; 22% tham gia rất tích cực. Đây chính là nhìn nhận của những người thực thi công vụ.

Biểu đồ 3.8. Sự tham gia học nghề của người dân Nguồn: Kết quả khảo sát người LĐNT năm 2017

Tuy nhiên, kết quả ĐTN cho LĐNT mặc dù có tăng nhưng vẫn chưa đạt được mục tiêu, kế hoạch đề ra. Tỷ lệ người lao động có việc làm sau học nghề thấp. Lao động học một số nghề phi nông nghiệp chưa tìm được việc làm, do thị trường tại chỗ không có nhu cầu hoặc do tay nghề chưa đáp ứng được yêu cầu. Một số lao động học nghề nông nghiệp, sản phẩm làm ra không tiêu thụ được hoặc tiêu thụ rất khó khăn. Việc xác định danh mục nghề đào tạo cho LĐNT, nhất là danh mục nghề nông nghiệp ở một số địa phương vẫn còn dàn trải, chưa bám sát nhu cầu thực tiễn của thị trường, chưa xuất phát từ quy hoạch sản xuất nông nghiệp, quy hoạch xây dựng nông thôn mới và yêu cầu làm nông nghiệp tiên tiến hiện đại gắn với tái cơ cấu ngành nông nghiệp dẫn đến hiệu quả sau học nghề không cao.

98

Bên cạnh đó, kết quả, hiệu quả ĐTN cho LĐNT không đồng đều giữa các địa phương trong Vùng. Hiện nay, một số tỉnh làm tốt công tác này như Cần Thơ, Bến Tre, Đồng Tháp với tỷ lệ LĐNT có việc làm sau học nghề cao hơn so với mặt bằng chung của Vùng và ngược lại một số tỉnh chưa làm tốt công tác này. Do vậy, nâng cao hiệu quả thực hiện chính sách ĐTN cho LĐNT vẫn là một yêu cầu mang tính cấp thiết hiện nay tại vùng ĐBSCL.

Một phần của tài liệu Luận án Tiến sĩ Quản lý công: Thực hiện chính sách đào tạo nghề cho lao động nông thôn ở vùng đồng bằng sông Cửu Long (Trang 106 - 109)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(227 trang)