Tổ chức bộ máy và phân công, phối hợp thực hiện chính sách

Một phần của tài liệu Luận án Tiến sĩ Quản lý công: Thực hiện chính sách đào tạo nghề cho lao động nông thôn ở vùng đồng bằng sông Cửu Long (Trang 90 - 94)

Chương 3: THỰC TRẠNG THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH ĐÀO TẠO NGHỀ CHO LAO ĐỘNG NÔNG THÔN Ở VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG

3.2. Tổ chức thực hiện chính sách đào tạo nghề cho lao động nông thôn

3.2.2. Tổ chức bộ máy và phân công, phối hợp thực hiện chính sách

Tổ chức bộ máy thực hiện chính sách ở vùng ĐBSCL được thực hiện theo mô hình cơ cấu tổ chức tương đối thống nhất từ trung ương cho đến địa phương với ban chỉ đạo các cấp (Sơ đồ 3.1).

80

Sơ đồ 3.1. Tổ chức bộ máy thực hiện chính sách ĐTN cho LĐNT Nguồn: Tổng hợp của tác giả

Trung ương xây dựng và quyết định chính sách, xây dựng môi trường pháp lí cần thiết, hỗ trợ và tạo điều kiện thuận lợi để các địa phương hoàn thành các mục tiêu, kiểm tra, giám sát và điều chỉnh chính sách phù hợp. Cấp tỉnh chịu trách nhiệm toàn diện về mục tiêu quản lý, tổ chức chỉ đạo thực hiện, huy động, lồng ghép sử dụng các nguồn vốn liên quan và cung cấp các

UBND cấp huyện

Ban Chỉ đạo huyện

Phòng Nội vụ

Phòng NNPTNT Phòng Các Phòng khác

LĐTBXH

UBND cấp xã

Tổ công tác xã

Cán bộ phụ trách LĐTBXH UBND cấp tỉnh

Ban Chỉ đạo tỉnh

Sở Nội vụ

Sở NNPTNT Sở LĐTBXH Các Sở khác

81

nguồn lực theo sự phân bổ của trung ương, nhất là nguồn ngân sách. Các sở, ban, ngành của tỉnh được phân công đã phối hợp cùng với các huyện để thực hiện khảo sát, điều tra, tư vấn học nghề và xây dựng các kế hoạch thực hiện, hướng dẫn việc triển khai kế hoạch được thông qua. Cấp huyện và cấp xã giữ vai trò xây dựng các kế hoạch hành động cụ thể và tổ chức thực hiện mục tiêu chính sách tại địa phương.

Như vậy, ở địa phương, UBND các cấp là cơ quan quản lý chung tất cả các lĩnh vực tại địa phương trong đó có công tác triển khai chính sách ĐTN cho LĐNT. UBND các cấp giao cho các cơ quan chuyên môn thuộc cấp tỉnh và UBND cấp huyện tương ứng trực tiếp quản lý công tác này. Theo quy định, Phòng Dạy nghề thuộc Sở LĐTBXH đã được thành lập và bố trí cán bộ theo dõi công tác ĐTN. Ngoài ra, biên chế sự nghiệp cho các Trung tâm dạy nghề công lập cấp huyện cũng được bổ sung. Nhìn chung, việc thực hiện chính sách ở vùng ĐBSCL đang được thực hiện và quản lý theo ngành dọc và theo địa giới hành chính.

Theo hướng dẫn tại Thông tư liên tịch số 39/2015/TTLT-BLĐTBXH- BGDĐT-BNV ngày 19/10/2015 của Liên Bộ LĐTBXH, Bộ Giáo dục và Đào tạo và Bộ Nội vụ, các địa phương trong Vùng đã tiến hành sáp nhập, bổ sung chức năng cho các trung tâm công lập trên địa bàn thành Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên.

Các tỉnh trong Vùng đều thành lập Ban chỉ đạo cấp tỉnh (do đồng chí Phó Chủ tịch UBND tỉnh làm Trưởng ban), 100% các huyện thuộc tỉnh, thành phố trong Vùng đã có Ban chỉ đạo và 100% các xã đã có Tổ công tác thực hiện Đề án cấp xã. Ban Chỉ đạo các cấp đã được kiện toàn lại ở hầu hết các địa phương, đặc biệt là đơn vị cấp xã để kịp thời chỉ đạo, giám sát việc thực hiện Đề án tại địa phương. Tuy nhiên, từ năm 2016, Ban chỉ đạo ở cấp xã và huyện hoạt động còn mang tính hình thức, chưa thể hiện rõ vai trò “chỉ đạo”

82

và “điều phối” các hoạt động ĐTN. Nguyên nhân là do việc phân bổ ngân sách ĐTN năm 2016 thuộc chức năng của Ban chỉ đạo Chương trình nông thôn mới. Ngày 10/10/2016, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định 41/2016/QĐ-TTg về ban hành Quy chế quản lý, điều hành thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia, trong đó nêu rõ ở cấp tỉnh và huyện chỉ thành lập một Ban chỉ đạo các Chương trình mục tiêu quốc gia, ở cấp xã chỉ thành lập một Ban quản lý các Chương trình mục tiêu quốc gia. Từ đó, Ban chỉ đạo Đề án 1956 các cấp chính thức giải thể.

3.2.2.2. Phân công và phối hợp thực hiện chính sách

ĐTN cho LĐNT là nhiệm vụ của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội. Do đó, để chính sách đạt hiệu quả thiết thực, đúng mục tiêu đặt ra không chỉ cần sự thống nhất chỉ đạo từ trung ương đến địa phương mà còn cần có sự phân công và phối hợp giữa các ban, ngành hữu quan và các bộ phận chức năng.

Pháp luật hiện hành đã quy định khá cụ thể về trách nhiệm của các cơ quan nhà nước ở địa phương trong triển khai chính sách ĐTN cho LĐNT (Xem phụ lục 3).

Trong thời gian qua, các cơ quan trong hệ thống chính trị đã phối hợp với nhau trong công tác chỉ đạo, điều hành tạo nên sức mạnh tổng hợp và sự quyết tâm cao trong triển khai chính sách. Công tác phối hợp được lồng ghép trong tất cả các bước của quy trình thực hiện chính sách từ khâu lập kế hoạch thực hiện, tuyên truyền vận động chính sách đến huy động nguồn lực và giám sát, kiểm tra quá trình thực hiện chính sách. Trong đó, vai trò của các tổ chức chính trị - xã hội đã thể hiện rất rõ nét góp phần tạo nên thành công của chính sách.

Điều bất cập là từ năm 2016, khi Đề án 1956 được ghép vào Chương trình Nông thôn mới, ngành nông nghiệp phát triển nông thôn trở thành cơ quan chủ trì việc phân bổ ngân sách ĐTN (thuộc kinh phí sự nghiệp của

83

Chương trình Nông thôn mới). Mâu thuẫn là ngành LĐTBXH vẫn giữ vai trò chủ trì tổng hợp kế hoạch ĐTN nhưng không còn giữ vai trò phân bổ ngân sách trong khi ngành nông nghiệp phát triển nông thôn chủ trì việc phân bổ ngân sách nhưng lại không nắm khâu tổng hợp kế hoạch ĐTN, chưa có cơ chế phối hợp chặt chẽ với Sở LĐTBXH trong việc phân bổ ngân sách ĐTN.

Về nguyên tắc, chức năng, nhiệm vụ cụ thể của các cơ quan đã được quy định trong các văn bản pháp luật. Nhưng trên thực tế khi tiến hành triển khai chính sách, 31% đội ngũ cán bộ, công chức trực tiếp thực hiện chính sách cho rằng sự phân công như vậy là chưa rõ ràng, khoa học (Biểu đồ 3.3). Khi chức năng, nhiệm vụ còn trùng lắp, chồng chéo thì hiệu quả công việc không được đảm bảo. Kết luận này cũng đưa ra gợi ý cho các cơ quan có thẩm quyền cần sớm hoàn thiện hệ thống pháp luật quy định vấn đề này.

Một phần của tài liệu Luận án Tiến sĩ Quản lý công: Thực hiện chính sách đào tạo nghề cho lao động nông thôn ở vùng đồng bằng sông Cửu Long (Trang 90 - 94)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(227 trang)