Huy động và sử dụng nguồn lực thực hiện chính sách

Một phần của tài liệu Luận án Tiến sĩ Quản lý công: Thực hiện chính sách đào tạo nghề cho lao động nông thôn ở vùng đồng bằng sông Cửu Long (Trang 98 - 102)

Chương 3: THỰC TRẠNG THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH ĐÀO TẠO NGHỀ CHO LAO ĐỘNG NÔNG THÔN Ở VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG

3.2. Tổ chức thực hiện chính sách đào tạo nghề cho lao động nông thôn

3.2.4. Huy động và sử dụng nguồn lực thực hiện chính sách

Trước đây, ĐTN cho lao động nông thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia Việc làm và Dạy nghề giai đoạn 2012 – 2015 được ban hành tại Quyết định số 1201/QĐ-TTg ngày 31/8/2012 của Thủ tướng Chính phủ. Từ năm 2016, chính sách hỗ trợ cho người LĐNT học nghề thuộc Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới tại Quyết định số 1600/QĐ-TTg ngày 16/8/2016 của Thủ tướng Chính phủ. Sau thời gian triển khai, việc quản lý, phân bổ, huy động và sử dụng nguồn kinh phí ghi nhận một số kết quả sau:

3.2.4.1. Công tác quản lý nguồn kinh phí

Đối với nguồn kinh phí ĐTN, hiện nay được phân cho hai sở quản lý đó là Sở LĐTBXH quản lý nguồn kinh phí ĐTN phi nông nghiệp và Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (NNPTNN) quản lý nguồn kinh phí ĐTN nông nghiệp. Các nguồn kinh phí này được giao trực tiếp cho các cơ sở ĐTN để tổ chức ĐTN cho LĐNT tại các địa phương trên cơ sở quyết định phê duyệt kế hoạch thực hiện hàng năm của UBND tỉnh.

3.2.4.2. Công tác phân bổ và sử dụng kinh phí

Trong 5 năm (2011-2015), ngân sách trung ương hỗ trợ đầu tư cho ĐTN vùng ĐBSCL từ nguồn kinh phí chương trình mục tiêu quốc gia việc làm và dạy nghề (thông qua hai dự án: đổi mới và phát triển dạy nghề và dự án ĐTN cho LĐNT) là 1.175,367 tỷ đồng, chiếm 17% so với tổng kinh phí các dự án phân bổ cho các địa phương trong cả nước. Ngoài nguồn trung ương hỗ trợ trong 5 năm qua, các tỉnh đã phân bổ 307 tỷ đồng từ nguồn ngân sách địa phương để đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy nghề, đào tạo giáo viên ĐTN và hỗ trợ LĐNT học nghề [89] [92].

Năm 2016, theo thông báo của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, kinh phí do trung ương hỗ trợ các tỉnh vùng Tây Nam Bộ để thực hiện các mục tiêu xây dựng

88

nông thôn mới (trong đó có ĐTN) là 415,3 tỷ đồng, trong đó, vốn đầu tư phát triển 203 tỷ đồng, vốn sự nghiệp 212,3 tỷ đồng. Theo báo cáo của các địa phương, hiện nay các tỉnh vùng Tây Nam Bộ đã bố trí 92,735 tỷ đồng để hỗ trợ ĐTN cho 75.522 LĐNT, bằng 69,7% kinh phí bố trí ĐTN cho LĐNT năm 2015 trong đó: Ngân sách trung ương: 40,298 tỷ đồng, bằng 9,7% tổng kinh phí trung ương bố trí cho các tỉnh Tây Nam Bộ thực hiện các mục tiêu xây dựng nông thôn mới, chiếm 43,4% tổng số kinh phí bố trí ĐTN cho LĐNT năm 2016 toàn Vùng, đạt 39,48% so với cùng kỳ năm 2015. Ngân sách địa phương: 52,437 tỷ đồng, chiếm 56,6% tổng số kinh phí bố trí ĐTN cho LĐNT năm 2016 toàn Vùng, đạt 170% so với cùng kỳ năm 2015.

Về phân bổ kinh phí ĐTN: Đa số tỉnh trong Vùng chú trọng phân cấp ngân sách dạy nghề về huyện (chiếm trên dưới 60%). Năm 2016, do chưa có hướng dẫn về tiêu chí, cơ cấu phân bổ kinh phí sự nghiệp Chương trình nông thôn mới (trong đó có kinh phí ĐTN) nên mỗi tỉnh thực hiện cách thức phân bổ ngân sách ĐTN khác nhau. Đơn cử, cơ cấu phân bổ ngân sách của tỉnh Trà Vinh như bảng 3.2 dưới đây:

Bảng 3.2. Cơ cấu phân bổ ngân sách hỗ trợ ĐTN tại Trà Vinh Đơn vị tính: %

Sở LĐTBXH Sở NNPTNT Các huyện

2014 2015 2016 2014 2015 2016 2014 2015 2016

21 4 19,4 19 29 3,2 60 67 77,4

Nguồn: Oxfam (2017)

Tại Trà Vinh, mặc dù kinh phí ĐTN năm 2016 giảm so với 2 năm trước nhưng mức độ phân cấp ngân sách cho huyện vẫn chiếm tỉ lệ cao 77,4%. Điều

89

này tạo điều kiện cho chính quyền cấp dưới chủ động hơn trong công tác ĐTN.

Mặc dù vậy, do kinh phí sự nghiệp từ nguồn ngân sách trung ương trong Chương trình nông thôn mới dành cho hoạt động ĐTN giảm, các địa phương khó huy động thêm nguồn lực từ bên ngoài, không bố trí được kinh phí địa phương cho ĐTN khiến cho việc phân bổ ngân sách năm 2016 càng trở nên khó khăn. Trong các tỉnh vùng Tây Nam Bộ: Tỉnh Long An, Cần Thơ, Đồng Tháp đã bố trí kinh phí vượt mức bố trí năm 2015; Tỉnh Tiền Giang, Vĩnh Long, Hậu Giang, Sóc Trăng, An Giang, Cà Mau bố trí đạt mức trên 50% so với năm 2015; Các tỉnh Bến Tre, Trà Vinh, Kiên Giang, Bạc Liêu chỉ bố trí được phần kinh phí rất thấp, từ 30 – 50% so với năm 2015.

Sử dụng kinh phí: trong giai đoạn đầu mới triển khai chính sách, hầu hết kinh phí trung ương cấp được các địa phương dành phần lớn đầu tư cho trang thiết bị, xây dựng trung tâm ĐTN. Gần đây, từ năm 2015-2016, nguồn kinh phí này được sử dụng chủ yếu cho hỗ trợ LĐNT học nghề. Đặc biệt có địa phương còn không có kinh phí để đầu tư nâng cấp, xây dựng cơ sở mới như tỉnh Trà Vinh.

Bảng 3.3. Cơ cấu phân bổ ngân sách thực hiện Đề án 1956 tại Trà Vinh Đơn vị tính: %

2010-2014 2015-2016

Tăng cường CSVC,

trang thiết bị

Hỗ trợ LĐNT học nghề

Các hoạt động khác

Tăng cường CSVC,

trang thiết bị

Hỗ trợ LĐNT học nghề

Các hoạt động khác

68,7 27,7 3,6 0 99 1

Nguồn: Oxfam (2017)

Thời gian phân bổ kinh phí: kinh phí ĐTN hàng năm giao về huyện vào khoảng tháng 3-4, qua các bước chuẩn bị, các lớp nghề được khai giảng sớm

90

nhất từ tháng 5. Hai năm 2015 và 2016, thời điểm phân bổ kinh phí ĐTN còn chậm hơn so với năm 2014 do thời gian cân đối ngân sách ĐTN với các nội dung khác thuộc nguồn vốn sự nghiệp của Chương trình nông thôn mới cũng kéo dài hơn do vậy ảnh hưởng đến việc triển khai các lớp đào tạo.

3.2.4.3. Công tác huy động nguồn lực

Việc huy động nguồn lực là việc cần thiết vì bản thân ngân sách nhà nước không thể đảm bảo cho quá trình thực hiện chính sách. Làm thế nào để các doanh nghiệp, các hộ kinh doanh tham gia vào công tác ĐTN? Điều này cần sự phối hợp các cơ quan chức năng trong huy động các nguồn lực.

Chủ trương xã hội hóa hoạt động ĐTN của các địa phương bước đầu đạt hiệu quả, đã huy động được nguồn lực từ các tổ chức, cá nhân đầu tư thành lập cơ sở ĐTN để góp phần cùng các cơ sở ĐTN công lập đào tạo nguồn nhân lực kỹ thuật phục vụ phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Các dự án ODA trong 5 năm qua đã hỗ trợ đầu tư cho các cơ sở dạy nghề vùng ĐBSCL là 3.470.000 EURO và 13.153.144 USD.

Theo thống kê, đến nay đã có 39 cơ sở dạy nghề ngoài công lập, chiếm 22,16%, nhiều mô hình dạy nghề đa dạng, sáng tạo như dạy nghề tại các doanh nghiệp, dạy nghề cho các khu công nghiệp… đã góp phần xóa đói, giảm nghèo, tạo việc làm cho người lao động [89].

Tuy nhiên, tỷ trọng nguồn vốn đầu tư thành lập cơ sở dạy nghề của khu vực ngoài công lập vẫn còn thấp so với tiềm năng và yêu cầu. Công tác xã hội hóa dạy nghề chủ yếu tập trung ở khu vực đô thị, ở những địa phương kinh tế phát triển như Cần Thơ số lượng cơ sở dạy nghề ngoài công lập chiếm 64%

tổng số cơ sở dạy nghề, Long An 53%; trong khi đó tỷ lệ này ở các tỉnh Sóc Trăng, Bạc Liêu chỉ chiếm 7% ảnh hưởng nhất định đến công tác ĐTN cho LĐNT [90], [92].

91

Một phần của tài liệu Luận án Tiến sĩ Quản lý công: Thực hiện chính sách đào tạo nghề cho lao động nông thôn ở vùng đồng bằng sông Cửu Long (Trang 98 - 102)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(227 trang)