Phổ biến, tuyên truyền chính sách

Một phần của tài liệu Luận án Tiến sĩ Quản lý công: Thực hiện chính sách đào tạo nghề cho lao động nông thôn ở vùng đồng bằng sông Cửu Long (Trang 94 - 98)

Chương 3: THỰC TRẠNG THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH ĐÀO TẠO NGHỀ CHO LAO ĐỘNG NÔNG THÔN Ở VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG

3.2. Tổ chức thực hiện chính sách đào tạo nghề cho lao động nông thôn

3.2.3. Phổ biến, tuyên truyền chính sách

Để chính sách đi vào thực tiễn cuộc sống không thể thiếu khâu vận động, tuyên truyền về chính sách. Trong thời gian đầu chính sách được ban hành, các địa phương tập trung các điều kiện tiền đề thực hiện chính sách. 100%

84

Tỉnh ủy, UBND đã chỉ đạo và tập trung tuyên truyền, phổ biến, quán triệt chính sách tới cán bộ chủ chốt các cấp (tỉnh, huyện, xã). Ngoài ra, các địa phương đã tổ chức tập huấn đối với cán bộ cấp huyện, xã nhằm thực hiện thay đổi căn bản nhận thức của cán bộ về mục đích, ý nghĩa về ĐTN cho LĐNT và hướng dẫn, thực hiện các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn của Ban Chỉ đạo Trung ương, Bộ LĐTBXH về công tác dạy nghề cho LĐNT.

Bên cạnh đó, công tác thông tin, tuyên truyền, tư vấn học nghề cho người dân cũng được quan tâm thường xuyên. Các địa phương đã chủ động xây dựng, tổ chức thực hiện kế hoạch tuyên truyền, tư vấn học nghề, việc làm và chỉ đạo xây dựng chương trình, chuyên trang, chuyên mục riêng trên đài phát thanh, truyền hình, báo đài địa phương. Nhiều địa phương do làm tốt công tác tuyên truyền mà đã nhận được sự hưởng ứng nhiệt tình của người LĐNT trong việc học nghề, sự tham gia của các tổ chức, doanh nghiệp trong ĐTN.

Nội dung tuyên truyền ngoài chính sách, pháp luật về ĐTN, chính sách hỗ trợ học nghề, tạo việc làm còn giới thiệu các mô hình, cá nhân điển hình trong ĐTN cho LĐNT để bà con học tập và nhân rộng. Việc tổ chức tuyên truyền, tư vấn học nghề còn mang tính định hướng nghề nghiệp, gắn với quy hoạch phát triển kinh tế xã hội ở địa phương, quy hoạch sản xuất, đặc biệt là quy hoạch xây dựng nông thôn mới.

Phổ biến tuyên truyền chính sách được thực hiện thường xuyên liên tục để các đối tượng củng cố lòng tin vào chính sách. Phổ biến tuyên truyền chính sách bằng nhiều hình thức khác nhau như trực tiếp tiếp xúc, trao đổi với các đối tượng, thông qua phương tiện thông tin đại chúng, các cuộc họp dân…

Chủ thể tiến hành bao gồm nhiều cơ quan nhà nước, trong đó vai trò của các ban, ngành, đoàn thể là vô cùng quan trọng. Kết quả ghi nhận như sau:

Hội Nông dân tỉnh tổ chức công tác tuyên truyền, vận động nông dân tham

85

gia học nghề, tư vấn miễn phí về học nghề, việc làm, phát triển gia trại, trang trại và cơ sở sản xuất kinh doanh, tham gia dạy nghề và giám sát tình hình thực hiện chính sách; Tỉnh Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh tổ chức lồng ghép các hoạt động tuyên truyền, tư vấn học nghề và tạo việc làm cho thanh niên nông thôn vào các nội dung phù hợp của Đề án “Hỗ trợ thanh niên học nghề và tạo việc làm”; Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh tổ chức lồng ghép các hoạt động tuyên truyền, tư vấn học nghề và tạo việc làm cho phụ nữ nông thôn vào các nội dung phù hợp của Đề án “Hỗ trợ phụ nữ học nghề, tạo việc làm”; Mặt trận tổ quốc tỉnh, các hội, đoàn thể tỉnh tiếp tục phát huy vai trò nòng cốt trong công tác tuyên truyền, vận động sâu rộng trong toàn thể cán bộ, đảng viên, hội viên các cấp đến nhân dân thực hiện kế hoạch ĐTN cho LĐNT.

Để có đánh giá đa chiều về công tác này, luận án tiến hành khảo sát người dân về mức độ công tác tuyên truyền tại địa phương hiện nay. Kết quả khảo sát ở biểu đồ 3.4 cho thấy, công tác tuyên truyền được thực hiện thường xuyên và rất thường xuyên chiếm 48%; 42% ý kiến cho rằng thỉnh thoảng;

9% ý kiến trả lời là hiếm khi thực hiện và 1% cho rằng không thực hiện.

Biểu đồ 3.4. Mức độ tuyên truyền chính sách Nguồn: Kết quả khảo sát người LĐNT năm 2017

86

Cũng với đối tượng khảo sát trên về chất lượng công tác tuyên truyền chính sách, ý kiến người dân được thể hiện bằng biểu đồ 3.5 như sau:

Biểu đồ 3.5. Chất lượng công tác tuyên truyền chính sách Nguồn: Kết quả khảo sát người LĐNT năm 2017

Mặc dù là cảm nhận chủ quan nhưng kết quả trên đã cho thấy phần nào thực trạng công tác tuyên truyền của các cơ quan nhà nước hiện nay. Tỷ lệ 76% người dân đánh giá công tác này có chất lượng tốt thực sự là một tín hiệu đáng mừng cần được phát huy. Ngoài ra, từ kết quả trên cũng cho thấy tần suất tuyên truyền của đội ngũ cán bộ, công chức sẽ tỉ lệ thuận với cảm nhận của người dân về chất lượng công tác này. Do vậy, tăng cường mức độ tuyên truyền chính sách là một gợi ý cho các cơ quan nhà nước nếu muốn công tác này thực sự hiệu quả.

Đối với từng địa phương, có nhiều phương thức tuyên truyền và cách làm hay đã được tiến hành. Từ các số liệu cụ thể (Xem phụ lục 4) cho thấy các địa phương khác nhau đã có cách làm không giống nhau để chuyển tải nội dung, mục tiêu của chính sách đến với người LĐNT. Điều này cho phép khẳng định: ở đâu cấp ủy và chính quyền quan tâm chỉ đạo tốt thì nơi đó hoạt động tuyên truyền sẽ đa dạng hơn, chất lượng hơn và nhờ vậy công tác ĐTN đạt nhiều kết quả tích cực.

87

Một phần của tài liệu Luận án Tiến sĩ Quản lý công: Thực hiện chính sách đào tạo nghề cho lao động nông thôn ở vùng đồng bằng sông Cửu Long (Trang 94 - 98)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(227 trang)