2-2-2- Lĩnh vực sức khoẻ- chăm sóc sức khoẻ - dịch vụ y tế

Một phần của tài liệu Luận án Thạc sĩ Khoa học Địa lý: Mức sống dân cư thành phố Hồ Chí Minh - thực trạng và giải pháp (Trang 30 - 34)

Sức khỏe là một trong ba lĩnh vực chính hợp với thu nhập và giáo dục tạo thành một tam giác tiến bộ trong việc nâng cao mức sống của dân cư một nước. Cả 3 hợp phần này đều có thể tác động 2 chiều và nhiều chiều lên nhau để cùng nhau tăng trưởng. Một người có thu nhập cao sẽ có điều kiện chăm sóc sức khỏe, nâng cao tuổi thọ, nâng cao trình độ. Có sức khỏe tốt, tuổi thọ cao sẽ có nhiều cơ hội để tăng thu nhập và học vấn... Trình độ văn hóa cao sẽ giúp cá nhân có nhiều ƣu thế trong việc làm, ngăn ngừa bệnh tật… Đó chỉ là những thí dụ đơn giản trong phạm vi một cá nhân. Nếu suy ra trên bình diện rộng của một địa phương, một đất nước, ta sẽ thấy những tác động hữu cơ giữa ba yếu tố trên còn có ý nghĩa to lớn như thế nào! Đó là lý do vì sao UNDP đã xếp các chỉ tiêu thuộc 3 lĩnh vực kể trên vào một hệ thống tính toán để tìm ra một chỉ số chung nhất về phát triển con người. Trong lĩnh vực sức khỏe, chúng tôi xin đƣợc nêu ra những chỉ tiêu cơ bản sau đây :

- Tuổi thọ bình quân hay kỳ vọng sống (Life expectancy) là số năm mà một trẻ sinh ra có thể sống nếu tình trạng cơ thể tại thời điểm khi sinh đƣợc giữ nguyên trong suốt cuộc đời của trẻ. Căn cứ vào tuổi thọ bình quân, có thể đánh giá trình độ phát triển kinh tế, mức thu nhập, điều kiện chăm sóc sức khỏe của một quốc gia. Tuy nhiên chỉ số này không phản ánh đúng mức sống thực của từng khu vực địa phương trong nước.

Tuổi thọ bình quân của toàn thế giới tăng lên là một trong 3 cuộc cách mạng của dân số (thứ nhất là sự tăng lên về số lượng, thứ hai là thái độ của con người đối với việc sinh đẻ).

Cho tới thế kỷ 17, người thuộc tầng lớp

24 trên ở những vùng tương đối trù phú của thế giới như châu thổ sông Dương Tử (Trung Quốc) hoặc nước Anh, tuổi thọ bình quân chỉ từ 25-40, còn ở những nới khác chỉ vào khoảng từ 25 đến 33. Ấy vậy mà đến nay con số này đã là 75 ở các nước phát triển. Qua nhiều tài liệu khảo sát nghiên cứu của nhiều cơ quan khác nhau, qua nhiều thời kỳ khác nhau, người ta thấy rằng trong những nước phát triển có thu nhập bình quân đầu người cao thì tuổi thọ bình quân cũng cao.

Vấn đề nào cũng đều có ngoại lệ. Và trường hợp Việt Nam là một ngoại lệ trong mối tương quan này mà chúng tôi sẽ nêu rõ ở các phần sau.

- Tỷ suất tử vong trẻ sơ sinh IMR (Infant Mortality Rate) là một chỉ tiêu quan trọng hàng đầu trong việc đánh giá sức khỏe của một dân số và có liên hệ chặt chẽ với tuổi thọ bình quân. Tỷ suất này đƣợc tính bằng số ca trẻ em tử vong trong năm đầu tiên trên 1000 ca sinh.

Nước nào có IMR cao thì tuổi thọ bình quân thấp và ngược lại. Ở các nước kém phát triển, IMR thường trên dưới 100/1000, còn ở các nước phát triển, tỷ suất này khoảng từ 10 /1000 đến 15/1000 hoặc thấp hơn

Bảng 4 : Mối quan hệ giữa IMR, tuổi thọ bình quân và GDP bình quân đầu người ở một số nước tiêu biểu

Nước IMR Tuổi thọ GDP

PPP$(1999) Malawi

Rwanda Pakistan

Việt Nam Trung Quốc Đan Mạch Hoa Kỳ

130 119 87

>

34 37 5 7

39,6 40,2 53,8

<

66,9 69,1 74,2 74,6

39 41,7 58,8

<

71,6 73,5 79,1 80,4

570 880 1.860

1.860 3.550 25.600 31.910

Nguồn : UNFPA, The state of World Population 2001, 2002 (Tổng hợp)

25 Qua bảng 4, có một điểm đáng lưu ý là giữa Pakistan và Việt Nam có cùng GNP/người theo PPP, nhưng tuổi thọ bình quân của cả nam và nữ Việt Nam đều cao hơn của Pakistan, và ngƣợc lại IMR của Việt Nam thấp hơn của Pakistan rất nhiều. Đây là một vấn đề ngoại lệ mà các nhà khoa học thế giới rất quan tâm, và chỉ có thể giải thích đƣợc bằng tình hình thực tế tại Việt Nam và bằng những lý do thật thuyết phục từ những chính sách kinh tế - xã hội của Đảng và Nhà nước Việt Nam trong vấn đề chăm lo sức khỏe cho người dân đã và đang đạt đƣợc những kết quả rất tốt.

Ngoài hai chỉ tiêu cơ bản kể trên dùng để đánh giá tình trạng sức khỏe chung của một quốc gia, người ta còn dùng những chỉ tiêu khác về chăm sóc sức khỏe, các dịch vụ y tế.

Tổ chức Sức khỏe thế giới WHO định nghĩa sức khỏe nhƣ là một trạng thái của con người hoàn hảo về mặt thể chất, trí tuệ và xã hội. Đây là một khái niệm rất khái quát, bởi vì sức khỏe của một người phụ thuộc vào các điều kiện chung của xã hội, là biểu hiện tổng hợp trình độ kinh tế-xã hội ở một nước. Các yếu tố này không đồng đều theo mỗi quốc gia, mỗi khu vực. Sức khỏe của mỗi cá nhân có thể đƣợc xác định qua kiểm tra lâm sàng nhƣng điều này rất khó thực hiện thường xuyên, đặc biệt là ở những nước nghèo. Thông thường người ta đánh giá tình trạng sức khỏe chung dựa trên các con số thống kê của toàn bộ dân cƣ ở hai chỉ tiêu: tỷ lệ người có bệnh và tỷ lệ chết. Song nhiều người cho rằng xét tỷ lệ chết sẽ phản ánh đúng tình trạng sức khỏe của một bộ phận dân cƣ và nó thể hiện những thông tin chi tiết về tuổi, giới tính, cư trú, nguyên nhân tử vong...Trong khi đó việc xác định tỷ lệ người đau ốm rất khó thực hiện, nhất là ở các nước nghèo, nơi đa số người dân không có đủ điều kiện vào điều trị ở các bệnh viện.

Một lần nữa có thể nói rằng yếu tố bảo đảm sức khỏe tùy thuộc vào nhiều yếu tố và liên quan hữu cơ với nhau nhƣ điều kiện phát triển kinh tế, thu nhập, phát triển dân số...

26

Bảng 5: Tình hình sức khỏe thế giới theo khu vực phát triển và thu nhập thập niên 1990

Tỷ lệ trẻ em trên 1 tuổi đƣợc chủng ngừa (%)

Số dân / 1 bác sĩ

Tỷ lệ chi y tế so với GDP

(%)

Toàn thế giới 5.260 4,5

Khu vực

Các nước phát triển 98 390 9,4

Các nước đang phát triển 80 6.670 2,2

Các nước kém phát triển 55 19.110 2,0

Thu nhập

Thu nhập thấp 79 7.690 1,7

Thu nhập trung bình 81 2.640 2,2

Thu nhập cao 99 500 9,4

Nguồn: Nguyễn Minh Tuệ, Dân số và sự phát triển kinh tế xã hội.Trường Đại học Sư phạm Hà Nội.

Hà Nội, 1996.

Bảng 5 cho thấy ở các nước có nền kinh tế phát triển, thu nhập bình quân đầu người cao thì mức độ đầu tư cho y tế cao và việc chăm sóc sức khỏe tốt. Ở những nước đang phát triển thường là những nước nghèo, mức thu nhập bình quân đầu người thấp, dân số phát triển nhanh cho nên việc đầu tƣ phát triển y tế và chăm sóc sức khỏe không thể theo kịp. Hơn nữa, các dịch vụ y tế thường quá ít và phân bố không đều, tập trung ở khu vực thành thị nhiều hơn gấp nhiều lần so với nông thôn. Việc quan tâm tới các loại bệnh nhất là bệnh truyền nhiễm tại các nước này chưa được chú trọng. 3 nhóm bệnh phổ biến nhất là bệnh truyền nhiễm, bệnh hô hấp, bệnh do ký sinh trùng chiếm gần phân nửa số nguyên nhân tử vong.

Tình trạng sức khỏe của cá nhân, gia đình và cộng đồng phụ thuộc vào nhiều yếu tố, trước hết phải thỏa mãn nhu cầu về lương thực, dinh dưỡng cộng với điều kiện sống môi trường, nhà ở, điện, nước, chăm sóc sức khỏe, chủng ngừa, thuốc chữa bệnh, bác sĩ… Thỏa mãn được những yếu tố trên thì con người sẽ phát triển về thể chất, tinh thần, thúc đẩy xã hội phát triển.

Một phần của tài liệu Luận án Thạc sĩ Khoa học Địa lý: Mức sống dân cư thành phố Hồ Chí Minh - thực trạng và giải pháp (Trang 30 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(148 trang)