I-2-1-1- Tổng sản phẩm quốc dân GNP (Gross National Product)
Đây là con số thống kê phổ biến nhất, thường được nêu ra trước tiên để so sánh, đánh giá quy mô, trình độ phát triển kinh tế và mức sống giữa các nước với nhau. GNP là tổng giá trị toàn bộ các thành phẩm và các hoạt
15 động dịch vụ được tạo ra trong một khoảng thời gian nào đó, thường là 1 năm của mỗi nước, không kể các sản phẩm trung gian và các phần giá trị phải chi trả cho người nước ngoài, nhưng lại bao gồm cả phần giá trị được tạo ra ở nước ngoài mà sở hữu thuộc về người trong nước.
I-2-1-2- Tổng sản phẩm nội địa GDP (Gross Domestic Product)
Đây cũng là con số thống kê thường dùng với GNP hay thay thế GNP. GDP cũng giống như GNP, chỉ khác là GDP không bao gồm các phần giá trị của người trong nước được tạo ra ở nước ngoài, nhưng lại bao gồm những phần giá trị của người nước ngoài được tạo ra trong lãnh thổ quốc gia.
Các quốc gia trên thế giới hoặc là rơi vào trường hợp GNP lớn hơn GDP hoặc là rơi vào trường hợp ngược lại. Trường hợp thứ nhất thường là những nước có nền kinh tế mạnh, thâm nhập sâu vào tổng thể nền kinh tế thế giới, đầu tƣ vào nhiều quốc gia, nguồn thu từ nước ngoài đem về hàng năm rất lớn, điển hình là các nước có kinh tế phát triển như Mỹ, Nhật, Tây Âu... Trường hợp thứ hai là những nước có nền kinh tế còn kém phát triển hay đang phát triển, chấp nhận thu hút vốn đầu tư nước ngoài và hàng năm phải để cho các nhà đầu tư nước ngoài lấy đi những phần giá trị đáng kể được tạo ra trên lãnh thổ, nhưng bù lại, giá trị đầu tƣ đem tới một nguồn thu lớn tính vào GDP.
Tuy nhiên hai chỉ tiêu nêu trên chỉ có giá trị so sánh khi tính đến cùng một quy mô dân số. Với hai giá trị GNP (hoặc GDP) như nhau, một nước có dân số lớn chắc chắn sẽ không phát triển bằng nước có dân số ít hơn. Muốn tránh sự hiểu lầm này, phải tính GNP (GDP) bình quân theo đầu người. Người ta thường dùng GNP bình quân đầu người để biểu thị thực chất sức mạnh kinh tế của một nước và GDP bình quân đầu người để biểu thị quy mô kinh tế trong nội bộ quốc gia. Cho tới đầu thập niên 1990 của thế kỷ trước, nhiều nước phát triển trong đó có Mỹ và Tây Âu vẫn còn dùng chỉ tiêu GNP đầu người, nhưng hiện nay tất cả đều đã chuyển qua dùng
16 GDP/người làm chỉ tiêu chính của nền kinh tế. Nhiều nhà kinh tế đã công nhận việc dùng GDP/người để đánh giá mức sống của dân cư một quốc gia, khu vực. Chỉ số này được chuyển qua đô la Mỹ bằng cách tính tỷ giá hối đoái vào thời điểm chuyển đổi (phương pháp Atlas) để có cơ sở chung để so sánh các nước với nhau mà không quan tâm đến giá cả sinh hoạt (cost of living) của từng nước. Nếu chỉ số này hàng năm tăng phần trăm nhiều hơn tỷ lệ tăng dân số thì có nghĩa mức sống tăng, còn ngược lại thì mức sống giảm. Dựa vào GDP/người năm 1990, Ngân hàng Thế giới (WB) phân các nước thành 6 loại khác nhau:
Loại GDP/người
Rất giàu > 25.000USD
Giàu Từ 20.000 USD - 25.000 USD
Khá Từ 10.000 USD - 20.000 USD
Trung bình Từ 2.500 USD - 10.000 USD Nghèo Từ 500 USD - 2.500 USD Rất nghèo < 500 USD
GDP/đầu người không phải là con số để ta suy ra thu nhập của từng cá nhân mà chỉ đơn giản là cách tính cho thấy mức độ chia sẻ có thể có cho từng cá nhân trong toàn bộ thu nhập quốc dân mà thôi. Do đó cách tính GDP/ đầu người bộc lộ những sai lệch khá rõ khi so mức sống thực tế các nước với nhau, nhất là đối với những nước có nền kinh tế nông nghiệp tự cấp, tự túc. Hơn nữa việc quy đổi các giá trị ra đô la Mỹ theo tỷ giá hối đoái không phản ánh chính xác được sức mua của các nước khác nhau do mỗi nước có một thực tế giá cả sinh hoạt (cost of living) khác nhau. Có thể hiểu đơn giản nhƣ thế này: ở Việt Nam, một chai Coca cola giá 2000 đồng Việt
17 Nam tức khoảng 0,15 USD trong khi ở Mỹ muốn mua một chai nước như vậy phải trả 0,75 USD, đắt hơn khoảng 5 lần. Nếu các mặt hàng khác cũng có giá tương đương thì có thể nói Cost of living tại Việt Nam rẻ hơn ở Mỹ 5 lần. Nếu giả sử GDP/ người của Việt Nam bằng 1/5 của Mỹ thì có thể nói một cách chung nhất là mức sống người Việt Nam bằng với người Mỹ. Dĩ nhiên là những dẫn chứng trên đều phiến diện, nhƣng dù sao đi nữa thì cách tính GDP/người cho thấy sự bất cập trong việc so sánh mức sống (tính riêng phần thu nhập).
I-2-1-3- GDP/người theo sức mua tương đương PPP (Purchasing Power Parity) tính bằng USD
Đầu thập niên 1990, Chương trình Phát triển Liên Hiệp Quốc (UNDP) đưa ra cách tính GDP của mỗi nước theo sức mua tương đương PPP có nghĩa là tính tới giá cả sinh hoạt (cost of living) của từng nước. Phương pháp này được thừa nhận rộng rãi để làm cơ sở xem xét mức sống của các quốc gia, hợp lý hơn là việc lấy GDP/người chuyển sang ngoại tệ mạnh (chủ yếu là USD). Cách tính có thể tóm gọn đơn giản là : trước hết tìm tỷ số sức mua tương đương các loại nhu yếu phẩm và dịch vụ thiết yếu của 1 USD tại quốc gia đang xét so với 1 USD ngay tại Mỹ. Thí dụ 1 USD tại Turkmenistan vào năm 1998 có sức mua gấp 10 lần tại Mỹ (Nguồn: World Development Index, World Banh, 2000). Sau đó nhân GDP /người với tỷ số này ta sẽ có GDP/người theo PPP, đơn vị tính là đô la quốc tế (International dollar) với ngầm ý 1 đô la quốc tế có sức mua tương đương với 1 USD tại Mỹ.
Hai cách tính Atlas của Ngân hàng thế giới (WB) và của UNDP cho ra những nhận định khác nhau về mức sống. Nếu chuyển đổi qua USD theo tỷ giá hối đoái của từng nước thì GDP/người của Úc và Anh chỉ gần bằng 50% của Thụy Sỹ. Nhưng nếu tính GDP/người theo phương pháp PPP thì sẽ
18 thấy mức sống ở Anh và Úc hơn Thụy Sĩ tới 76% (Nguồn: Microsoft Encarta Encyclopedia 2002).
Sau đây là bảng so sánh mức sống theo GNP bình quân đầu người và điều chỉnh theo sức mua tương đương của một số nước và vùng lãnh thổ
I-2-1-4- Tiêu thụ năng lượng theo đầu người
Đây là một chỉ tiêu khá phổ biến để phản ánh trình độ phát triển công nghệ của một nước. Các nước công nghiệp hóa sử dụng năng lượng tính theo đầu người gấp 10 lần các nước đang phát triển. Tỷ lệ giữa sản xuất và tiêu thụ năng lượng cũng đáng quan tâm. Các nước phát triển thường tiêu thụ năng lượng nhiều hơn là sản xuất với thí dụ điển hình là Nhật Bản, trong khi các nước xuất khẩu dầu lửa có mức sản xuất rất cao nhưng chỉ xuất dầu thô và mức độ tiêu thụ năng lượng theo đầu người lại rất kém như Libi, Nigieria...
Các nước phát triển có nền kinh tế mạnh dựa trên việc sử dụng các nguồn năng lượng rẻ tiền và áp dụng vào trong quá trình sản xuất. Điều này đòi hỏi phải có vốn đầu tƣ để có thể sản xuất ra nguồn năng lượng một cách rẻ nhất. Trong khi đó các nước kém phát triển thường thiếu vốn đầu tƣ hoặc thiếu tài nguyên dẫn đến việc phải sử dụng các nguồn năng lƣợng vừa đắt tiền vừa nhanh chóng cạn kiện nhƣ củi chẳng hạn. Điều này khiến cho sự phát triển công nghiệp ở các nước nghèo luôn phải đối đầu với sự căng thẳng về năng lượng.
I-2-1-5- Tỷ lệ lao động gắn với nông nghiệp
Một tỷ lệ lớn người lao động trong nông nghiệp hầu như dẫn tới GNP theo đầu người thấp và tiêu thụ năng lƣợng rất khiêm tốn. Sự phát triển kinh tế có nghĩa là cơ hội lựa chọn việc làm ngoài nông nghiệp phải thật nhiều và phong phú cho lực lƣợng lao động. Việc cơ giới hóa nông nghiệp làm
19
Bảng 2: GNP bình quân và PPP của một số nước
GNP DẦU NGƯỜI (ĐÔ LA MỸ) TỐC ĐỘ TĂNG TRƯỞNG GDP TRUNG BÌNH HÀNG NĂM 1980-
1990 DANH NGHĨA (1999) SỨC MUA TƯƠNG
ĐƯƠNG (PPP)
Mức sống phát triển chậm Bangladesh
Campuchia Haiti Indonesia Lào
Siera Leone Việt Nam
370 260 460 580 280 130 370
1.475 1.296 1.407 2.439 1.726 414 1.755
4,5 4,8 -1,9
5,4 5,0 -1,6
6,3 Mức sống phát triển nhanh chóng
Hong Kong Trang Quốc Hàn Quốc Malaysia Singapore Thái Lan
23.520 780 8.490 3.400 29.610
1.960
20.399 3.291 14.637
7.963 27.024
5.599
5,5 10,4 7,6 5,8 7,3 6,2 Mức sống cao phát triển ổn định
Australia Canada Đan Mạch Pháp Đức Nhật Mỹ
Vương quốc Anh
20.050 19.320 32.030 23.480 25.350 32.230 30.600 22.640
22.448 23.725 24.280 21.897 22.404 24.041 30.600 20.883
3,6 2,8 2,5 2,0 1,9 2,8 3,2 2,7
Nguồn: Tổng hợp từ World Banh, World Development Index 2000-2000 ; Ngân hàng phát triển châu Á (ADB), Các chỉ số chính của các nước đang phát triển châu Á-Thái Bình Dương
20 tăng nhanh năng suất đồng thời làm giảm bớt sức lao động đồng áng. Nguồn lao động ở nông thôn dôi ra sẽ được cung cấp cho thị trường lao động công nghiệp và dịch vụ ở thành thị. Và nếu đủ việc làm cho số này thì thu nhập của lao động sẽ tăng lên, có nghĩa là đất nước cũng sẽ giàu lên.
Trên bình diện toàn thế giới, số lao động nông nghiệp chiếm hơn phân nửa tổng số lao động của thế giới. Các nước phát triển có tỷ lệ này tương đối thấp và nếu tính chung các nước thuộc khối "phía Bắc" thì vào khoảng 15%. Sự tương phản ở chỉ tiêu này giữa các nước phát triển và kém phát triển đang giảm bớt. Sự gia tăng dân số trong các nước thuộc thế giới thứ ba dẫn tới tình trạng không có đất canh tác ở nông thôn và tình trạng đói nghèo gia tăng. Một bộ phận lớn người lao động nông thôn di chuyển ra thành phố làm cho tỷ lệ lao động trong nông nghiệp giảm bớt. Tuy nhiên đó là một dấu hiệu tiêu cực của nền kinh tế, bởi vì số lao động không có đất canh tác này đổ dồn về thành phố làm giảm tỷ lệ lao động nông nghiệp chỉ là hình thức “san sẻ" nạn thất nghiệp và đói nghèo từ nông thôn ra thành thị chứ không phải là sự tiến bộ về kinh tế.
Bảng 3. Quan hệ của 3 tiêu chí GNP đầu người, tiêu thụ năng lượng, và tỷ lệ lao động trong nông nghiệp Nhóm nước GNP đầu người (*) Tiêu thụ năng lượng theo
đầu người (**)
Tỷ lệ lao động trong nông nghiệp
Kém phát triển 213 48 74
Đang phát triển (chung) 982 527 58
Công nghiệp 16065 4834 10
*Đô la Mỹ, 1992
**Kí lô gram tương đương dầu hỏa, 1992 : chỉ tính năng lượng thương mại Nguồn : UNDP, Báo cáo phát triển con người, 1995
I-2-1-6- Nhu cầu tiêu thụ calori bình quân theo đầu người
Mức độ dinh dƣỡng là một chỉ số phản ánh trung thực nhất sự phát triển của một nền kinh tế hơn bất cứ chỉ số nào có liên quan tới đồng đô la
21 trong sản xuất và tiêu dùng. Không có một chỉ tiêu kinh tế nào đo lường mức độ thịnh vượng hay phát triển của một nước lại có ý nghĩa bằng sự cung cấp lương thực, thực phẩm đủ đáp ứng nhu cầu calorie hàng ngày và bảo đảm cân đối giữa các hàm lƣợng chất đạm, chất béo, chất đường và các loại khoáng chất, vi ta min trong bữa ăn. Lương thực, thực phẩm chính là nhu cầu mang tính toàn cầu và là mục tiêu của hầu hết các hoạt động sản xuất của con người.
Đó là một chỉ số quan trọng để đánh giá mức sống.
Nhu cầu calorie cần cho các hoạt động con người thay đổi theo từng dân tộc, giới tính, tuổi tác, tầm vóc và điều kiện khí hậu. Tổ chức Lương Nông của Liên Hiệp Quốc FAO (The Food and Agriculture Organization) định lượng nhu cầu tối thiểu về calorie cho một người là 2360 calori. Con số này hoàn toàn không thống nhất cho mọi vùng trên thế giới. Thí dụ ở Mỹ, con số này được chia trung bình theo đầu người là gần 3700 trong khi ở nhiều nước châu Phi (vùng hạ Sahara) là dưới 2000.
I-2-2- Nhóm các chỉ tiêu phi kinh tế
Ngày nay, để đo lường sự phát triển cũng như mức sống, người ta không chỉ dùng những chỉ tiêu thuần tuý mang tính kinh tế mặc dù không ai chối cãi là nguồn thu nhập quốc dân to lớn có thể ảnh hưởng mạnh tới việc đầu tư vào các lĩnh vực như giáo dục, y tế, vệ sinh...và những yếu tố liên quan tới phúc lợi cá nhân hay tập thể. Sự liên hệ giữa các chỉ tiêu về kinh tế và xã hội là trực tiếp và hữu cơ với nhau. Thu nhập quốc dân bình quân đầu người ở một nước càng cao thì nước đó có khuynh hướng tập trung đầu tư vào các vấn đề như môi trường, tăng cường số bác sĩ và giường bệnh, nâng cao trình độ văn hoá... Ở một khía cạnh khác, sự liên quan giữa các yếu tố kinh tế - xã hội với sự thay đổi về dân số học cũng dễ thấy.
Trình độ văn hóa và thu nhập cao thường kéo theo tỷ lệ tử vong trẻ sơ sinh, sinh suất, tử suất và tỷ lệ tăng dân số tự nhiên đều thấp. Tuy nhiên theo các số liệu thống kê gần đây thì khoảng cách giữa các nước phát triển nhất và các nước kém
22 phát triển nhất lại là ở chỗ các đặc điểm phi kinh tế này chứ không phải ở các chỉ tiêu kinh tế.
I-2-2-1- Lĩnh vực giáo dục
Một đất nước có lực lượng lao động có trình độ văn hóa và được đào tạo tốt sẽ tiếp nhận có hiệu quả các chuyển giao công nghệ từ các nước tiên tiến sang. Thực tế cho thấy ở các nước nghèo, khoảng 2/3 số người trưởng thành bị mù chữ trong khi ở các nước phát triển, tỷ lệ này thường ít hơn 1%. Vấn đề các nước nghèo đang gặp phải là ngân sách không đủ dành cho việc đào tạo giáo viên, xây trường, in sách và các vấn đề thiết yếu để tổ chức nên một nền giáo dục. Ngoài ra sự thiếu giáo viên cũng cho thấy việc đào tạo không theo kịp sự phình ra quá nhanh của bộ phận dân số trong độ tuổi đến trường. Tỷ lệ giáo viên trên số học sinh trong độ tuổi đi học ở các nước phát triển thường lớn hơn 25 đến 35 lần so với các nước kém phát triển, ở Đan Mạch, vào giữa thập niên 1990 của thế kỷ trước, tỷ lệ này là 1/12, trong khi ở Burkina Faso là 1/270. Tỷ lệ này cũng chênh lệch ngay trong nội bộ các nước có nền kinh tế phát triển. Cùng là nước xuất khẩu dầu mỏ giàu có nhưng tỷ lệ số giáo viên trên số dân trong độ tuổi đi học của Qatar là 1/11 sovới 1/30 của A Rập Saudi; tỷ lệ này của Israel cũng cao hơn của các nước giàu hơn là Mỹ và Thuỵ Sĩ.
Tình hình giáo dục ở mỗi nước được thể hiện ở các chỉ tiêu như sau:
- Tỷ lệ người lớn biết chữ (biết đọc hiểu, biết viết những câu ngắn, đơn giản trong cuộc sống hàng ngày) trong dân số từ 15 tuổi trở lên.
- Tỷ lệ nhập học ở các cấp giáo dục: Tỷ lệ giữa số học sinh và dân số ở trong độ tuổi từng cấp học (mẫu giáo, tiểu học, trung học, đại học). Tỷ số này cho thấy mức độ phát triển giáo dục của từng cấp học qua việc thu hút nhiều hay ít số người đến trường ở độ tuổi của từng cấp học.
- Số năm đến trường: Chỉ tiêu này cho thấy số năm trung bình đã đến trường của tất cả người lớn từ 25 tuổi trở lên.
23 Ngoài ra tình hình giáo dục còn đƣợc thể hiện nhƣ đã nói ở trên ở các chỉ tiêu nhƣ số học sinh trên 1 giáo viên, số học sinh trung bình trong một lớp học. Tuy nhiên những chỉ số này càng lớn (mẫu số nhỏ) thì cho thấy nền giáo dục càng phát triển.
I-2-2-2- Lĩnh vực sức khoẻ- chăm sóc sức khoẻ - dịch vụ y tế
Sức khỏe là một trong ba lĩnh vực chính hợp với thu nhập và giáo dục tạo thành một tam giác tiến bộ trong việc nâng cao mức sống của dân cư một nước. Cả 3 hợp phần này đều có thể tác động 2 chiều và nhiều chiều lên nhau để cùng nhau tăng trưởng. Một người có thu nhập cao sẽ có điều kiện chăm sóc sức khỏe, nâng cao tuổi thọ, nâng cao trình độ. Có sức khỏe tốt, tuổi thọ cao sẽ có nhiều cơ hội để tăng thu nhập và học vấn... Trình độ văn hóa cao sẽ giúp cá nhân có nhiều ƣu thế trong việc làm, ngăn ngừa bệnh tật… Đó chỉ là những thí dụ đơn giản trong phạm vi một cá nhân. Nếu suy ra trên bình diện rộng của một địa phương, một đất nước, ta sẽ thấy những tác động hữu cơ giữa ba yếu tố trên còn có ý nghĩa to lớn như thế nào! Đó là lý do vì sao UNDP đã xếp các chỉ tiêu thuộc 3 lĩnh vực kể trên vào một hệ thống tính toán để tìm ra một chỉ số chung nhất về phát triển con người. Trong lĩnh vực sức khỏe, chúng tôi xin đƣợc nêu ra những chỉ tiêu cơ bản sau đây :
- Tuổi thọ bình quân hay kỳ vọng sống (Life expectancy) là số năm mà một trẻ sinh ra có thể sống nếu tình trạng cơ thể tại thời điểm khi sinh đƣợc giữ nguyên trong suốt cuộc đời của trẻ. Căn cứ vào tuổi thọ bình quân, có thể đánh giá trình độ phát triển kinh tế, mức thu nhập, điều kiện chăm sóc sức khỏe của một quốc gia. Tuy nhiên chỉ số này không phản ánh đúng mức sống thực của từng khu vực địa phương trong nước.
Tuổi thọ bình quân của toàn thế giới tăng lên là một trong 3 cuộc cách mạng của dân số (thứ nhất là sự tăng lên về số lượng, thứ hai là thái độ của con người đối với việc sinh đẻ).
Cho tới thế kỷ 17, người thuộc tầng lớp