3-2-5- Phân hóa thu nhập theo 5 nhóm hộ

Một phần của tài liệu Luận án Thạc sĩ Khoa học Địa lý: Mức sống dân cư thành phố Hồ Chí Minh - thực trạng và giải pháp (Trang 78 - 111)

CHƯƠNG II: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG MỨC SỐNG DÂN CƯ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NHÌN TỪ GÓC ĐỘ ĐỊA LÝ

II- 3-2-5- Phân hóa thu nhập theo 5 nhóm hộ

Những phân tích ở đây dựa trên cơ sở là tổng số hộ đƣợc điều tra đƣợc chia thành 5 nhóm dân cƣ có số nhân khẩu bằng nhau. Nhóm 1 đại diện cho 20 % dân cƣ có mức thu nhập thấp nhất (nhóm cực nghèo). Nhóm 2 đại diện cho 20% dân cƣ có mức thu nhập thấp thứ hai (nhóm cận nghèo). Nhóm 3 đại diện cho 20% dân cư có mức thu nhập tương đối cao hơn nhóm 2 (nhóm trung bình). Nhóm 4 gồm 20% dân cƣ có thu nhập cao hơn. nhóm 3 (nhóm trung lưu) Và nhóm 5 đại diện 20% dân cư có thu nhập cao nhất (có thể gọi là nhóm giàu).

Đây cũng là cách chia phổ biến của các nước có tính theo tình hình riêng của mỗi nước và cũng đƣợc Tổng cục Thống kê Việt Nam áp dụng trong các cuộc điều tra. Kết quả điều tra cho thấy hộ sản xuất nông nghiệp phân bố ở các nhóm từ 1 đến 4, tuy nhiên chiếm đến 37,5%

ởnhóm 1, ở nhóm 2 có 20%, nhóm 3 có 17,5% và thấp nhất ở nhóm 4 là 8,8 %. Hộ làm công ăn lương phân bố ở cả 5 nhóm, cao nhất là ở nhóm 4-trung lưu với 58,8 %. Hộ buôn bán nhỏ - tự tạo việc làm chiếm tỷ lệ cao ở nhóm 5 là 48,8 %. Hộ sản xuất kinh doanh chỉ có ở nhóm 4 và nhóm 5 với các tỷ lệ tương ứng là 2,5 % và 17,5%.

72

Bảng 16: Phân hóa thu nhập theo 5 nhóm dân cư đại diện cho mỗi 20% dân số có thu nhập từ thấp đến cao

Nhóm1 Nhóm2 Nhóm 3 Nhóm 4 Nhóm 5 Chung

Thu nhập bình quân hộ/tháng (triệu đồng)

1,09 1,80 2,44 3,88 7,65 3,97

Thu nhập bình quân hộ/năm (triệu đồng)

13,10 21,65 29,30 46,51 91,85 40,48

Hệ số khoảng cách chênh lệch TNBQ hộ (số lần)

1,00 1,65 2,24 3,55 7,01

Thu nhập bình quân nhân khẩu/tháng (triệu đồng)

0,22 0,35 0,49 0,89 2,05 0,73

Thu nhập bình quân nhân khẩu/năm (triệu đồng)

2,59 4,20 5,89 10,72 24,66 8,71

Hệ số khoảng cách chênh lêch TNBQ NK (số lần)

1,00 1,62 2,27 4,13 9,51

Tổng thu nhập năm theo nhóm 20% dân số (triệu đồng)

80 130 183 332 764 1.490

Tỷ trọng thu nhập năm theo nhóm 20 % dân số(%)

5,40 8,75 12,25 22,31 51,30 100,

Hệ số chênh lệch tổng thu nhập (số lần)

1,00 1,62 2,27 4,13 9,51

Tỷ lệ hộ nghèo theo tiêu chuẩn TP (250.000 đ/nguời/tháng) (%)

62,5 12,5

Tỷ lệ hộ nghèo theo tiêu chuẩn

NHPTCÁ (30

USD/người/tháng) (%)

100 100 7,5 41,5

Nguồn: Viện kinh tế TP.HCM, Kết quả điều tra mức sống dân cƣ năm 2000

II-3-2-6- Diễn biến mức sống dân cư TP.HCM theo thu nhập giai đoạn 1995-2000 Để đánh giá về diễn biến mức sống theo thu nhập, người viết dùng số liệu của hai cuộc điều tra năm 1995 và năm 2000 để làm cơ sở phân tích. Chỉ tiêu về thu nhập qua 2 cuộc điều tra được thể hiện qua bảng 17. Theo bảng so sánh này, mức sống của người dân thành phố dựa trên chỉ tiêu thu nhập đã tăng đáng kể. Mức thu nhập bình quân đầu người đã tăng trên 40%, chưa loại trừ yếu tố trượt giá, trong khi đó mức chi bình quân đầu người tăng chỉ 15 %. Điều này có nghĩa là mức thu nhập bình quân tăng với tốc độ

73

Bảng 17: So sánh chỉ tiêu thu nhập và mức độ phân hóa giàu nghèo qua 2 cuộc điều tra 1995 và 2000

Chỉ tiêu phân hóa Đơn vị Kết quả điều Kết quả điều Mức tăng lính tra năm 1995 tra năm 2000 +, giảm- Mức thu nhập bình quân tháng Đ/người/

tháng

517.043 726.000 +40,4%

Mức chi bình quân tháng “ 342.640 394.000 + 15 %

Mức tích lũy bình quân tháng “ 174.403 331.000 + 89,8 % Tỷ lệ hộ nghèo theo ngƣỡng

thu

% 17,5 12,5 -5 %

nhập 250.000 đ/tháng Khoảng cách phân hóa thu nhập theo :

-Lĩnh vực hoạt động (hộ SXKD so với hộ NN)

Lần 11,1 7,39 (-)

-Nội thành, ngoại thành “ 3,3 1,73 (-)

-Năm nhóm hộ (Nhóm 5 so với nhóm 1)

“ 14,3 9,51 (-)

Nguồn: Viện Kinh tế TP. HCM, Kết quả Điều tra mức sống dân cƣ năm 1995 và năm 2000

bình quân gấp hơn 2,6 lần tốc độ tăng bình quân mức chi đã làm cho mức tích lũy bình quân đầu người tăng cao (89,8%). Tuy nhiên nếu tính đến mức độ trượt giá thì những con số này sẽ có thay đổi. Theo Niên giám Thống kê TP.HCM, chỉ số giá sinh hoạt năm 1999 tăng so với năm 1995 là trên 21%. Nhƣ vậy nếu tính đến yếu tố khá quan trọng này thì mức tăng thu nhập bình quân đầu người qua 5 năm là trên 16%, nhưng mức chi tiêu bình quân đầu người lại giảm trên 4%. Mức độ giảm chi tiêu này cũng phù hợp với mức độ giảm tốc độ về quỹ tiêu dùng dân cƣ là một trong những nguyên nhân dẫn đến giảm phát trong giai đoạn vừa qua tại Việt Nam cũng nhƣ TP.HCM.

Tỷ lệ hộ có mức thu nhập dưới ngưỡng nghèo cũng giảm đáng kể, từ 17,5% còn 12,5%. Theo báo cáo của Ban Xóa đói Giảm nghèo TP.HCM thì tỷ lệ hộ nghèo tại TP.HCM cuối năm 2000 là 8,1%(1). Nhƣ vậy có sự khác biệt đáng kể giữa số liệu từ kết quả điều tra của mức sống dân cƣ của

(1)Con số này theo báo cáo tổng hợp số liệu kinh tế-xã hội của Cục Thống kê TP.HCM cuối năm 2001 là 7,5 %

74

Hình 7: Diễn biến mức sống theo thu nhập và chi tiêu giữa năm 1995 và 2000

Mức thu nhập bình quân Mức chi bình quân tháng

Nguồn: Viện kinh tế TP.HCM (2001)

Viện Kinh tế TP.HCM và số liệu công bố của Ban XĐGN thành phố về tỷ lệ người nghèo. Sự khác biệt này theo người viết một phần là do cách tiếp cận trong điều tra, cách thức chọn mẫu và đặc biệt là do cách xác định khác nhau về ranh giới nghèo (Poverty Line).

Khoảng cách phân hóa giàu nghèo theo lĩnh vực hoạt động cũng giảm đáng kể.

Khoảng cách giữa loại hộ sản xuất kinh doanh và hộ nông nghiệp đã giảm từ 11,1 lần năm 1995 còn 7,39 lần vào năm 2000. Mức độ phân hóa mức sống theo thu nhập giữa nội thành và ngoại thành giảm rất mạnh từ 3,3 lần năm 1995 còn 1,73 lần vào năm 2000. Nguyên nhân chính có thể thấy được là việc phân lại ranh giới hành chánh đưa một phần lớn lãnh thổ các huyện ngoại thành năm 1995 trở thành các quận mới nội thành vào năm 2000.

Khoảng cách phân hóa thu nhập giữa 5 nhóm hộ đại diện cho 20% dân số có mức thu nhập từ thấp đến cao cũng giảm đáng kể giữa hai lần điều tra. Năm 1995, khoảng cách này giữa nhóm "giàu nhất" là nhóm 5 và nhóm "nghèo nhất" (nhóm 1) là 14,3 lần. Đến năm 2000 con số này giảm còn 9,51 lần.

75 II-3-2-7- So sánh mức sống dân cư TP.HCM với cả nước qua chỉ tiêu thu nhập

Nếu so sánh với kết quả cuộc điều tra toàn quốc năm 1997-1998 thì nhiều chỉ tiêu về mức sống ở TP.HCM cao hơn so với mức trung bình cả nước. Về thu nhập, mức thu nhập bình quân của cả nước là 282.416 đồng/người/tháng (Theo Viện Kinh tế TP.HCM, 2000), và 295.000 đồng/người/tháng (Theo Tổng cục Thống kê, Niên giám thống kê 2000.NXB Thống kê, Hà Nội.2001), trong khi của TP.HCM là 726.416 đồng /người/tháng, cách biệt khoảng 2,7 lần. Khoảng cách phân hóa thu nhập theo 5 nhóm dân cƣ của TP.HCM là 9,51 lần (Theo Viện kinh tế TP.HCM, Kết quả điều tra mức sống dân cư TP.HCM 2000) so với khu vực Đông Nam bộ là 10,3 lần và cả nước vào năm 1999 là 8,9 lần (Theo Tổng cục Thống kê, Niên giám thống kê 2000.NXB Thống kê, Hà Nội,2001). Điều này cho thấy dù sao đi nữa thì tình hình phân hóa giàu nghèo theo thu nhập ở TP.HCM còn sâu sắc hơn so với khu vực và cả nước.

Tuy nhiên nếu xét theo diễn biến qua các năm thì kết quả sẽ cho thấy một cách nhìn hoàn toàn lạc quan về điều này ở thành phố.

Bảng 18: So sánh chênh lệch mức sống qua thu nhập giữa TP.HCM, vùng Đông Nam bộ và cả nước

Khoảng cách phân hóa thu nhập giữa nhóm hộ 5&1

TP. HCM Vùng ĐNB Cả nước Năm 1995

Năm 1999-2000 14,3

9,51

7,6 10,3

7,0 8,9

Nguồn: Đã dẫn ở trên

Chỉ tính riêng về mặt thu nhập, có thể nói diễn biến sự chênh lệch giữa các nhóm hộ nghèo nhất và giàu nhất ở TP.HCM có chiều hướng giảm đáng kể (33,5%) qua hai cuộc điều tra của Viện Kinh tế TP.HCM cách nhau khoảng 6 năm. Tuy nhiên theo số liệu của Tổng cục Thống kê, sự phân hóa này lại tăng tương ứng ở khu vực Đông Nam bộ (35,5%) và tăng nhẹ trong phạm vi cả nước (27%). Tại sao lại có sự trái ngược nhau về xu hướng chênh lệch ở một chỉ tiêu đƣợc coi là khá đồng bộ nhƣ thu nhập bình quân.

76 Theo suy nghĩ của chúng tôi, nguyên nhân của sự mâu thuẫn này có thể đƣợc phân tích nhƣ sau.

- Thứ nhất : Điều tra mức sống dân cƣ là một vấn đề khó, mang tính nhạy cảm cao, các kết quả thu được mang tính tương đối. Đối với từng cuộc điều tra thì cách chọn mẫu, cách xử lý theo tiêu chí khác nhau có thể dẫn đến kết quả khác nhau. Tiêu chí ở đây là thu nhập bình quân của 20% dân số của nhóm hộ có thu nhập cao nhất và 20% của nhóm hộ có thu nhập thấp nhất. 20% dân số này khi đi từ địa bàn hẹp ra địa bàn rộng hơn sẽ có những khác biệt lớn.

- Thứ hai: Mặc dù chƣa có những luận cứ xác thực, nhƣng thực trạng phân hóa giàu nghèo trong phạm vi cả nước theo các cuộc điều tra toàn quốc gần đây cho thấy là đang có chiều hướng gia tăng mặc dù khoảng cách này tương đối nhỏ so với nhiều nước trên thế giới và tốc độ tăng cũng chậm. Dĩ nhiên cũng có một số ý kiến cho rằng tình trạng bất bình đẳng về thu nhập ở Việt Nam không thể gia tăng do kinh tế đang tăng trưởng, song cũng cần phải thấy rằng tăng trưởng kinh tế và bất bình đẳng có thể là hai quá trình diễn ra song song. Việt Nam cũng không là ngoại lệ khi nền kinh tế đang trong giai đoạn chuyển đổi. Tuy còn tương đối thấp nhƣng mức độ bất bình đẳng đang tăng là một thực trạng, dù với tốc độ khiêm tốn (Theo UNDP, Báo cáo đánh giá chung về tình hình VN của LHQ, Hà Nội, 1999).

Vấn đề còn lại là tại sao theo điều tra của Viện kinh tế TP.HCM, điều này dường như không xảy ra ở TP.HCM mà lại diễn ra theo chiều hướng ngược lại với Đông Nam bộ và rộng hơn là cả nước ? Khởi đầu mốc so sánh năm 1995, mức độ chênh lệch này ở TP.HCM cao hơn hẳn Đông Nam bộ và cả nước là do ngưỡng nghèo như nhau nhưng thu nhập bình quân của nhóm 5 ở TP.HCM cao nhất nước nên khoảng cách chênh lệch thu nhập lớn là điều có thể hiểu đƣợc. Trải qua 5 năm, thu nhập bình quân của nhóm

77 5 ở Đông Nam bộ và cả nước tăng cao, số hộ nghèo ở cả nước cũng tăng làm giảm mức bình quân thu nhập (số tăng này vì nhiều lý do có thể là tăng thực tế nhƣng cũng có thể tăng theo thống kê của một số tỉnh muốn được cấp thêm ngân sách). Trường hợp Đông Nam bộ, lượng di dân (chủ yếu là dân nghèo) tăng ồ ạt vào thời gian tương ứng cũng làm giảm thu nhập bình quân của của nhóm 1. Tất cả những lý do này có thể đẩy mức chênh lệch lên cao.

Mức chênh lệch thu nhập ở TP.HCM giảm có thể do những nguyên nhân mà nguyên nhân chủ yếu là các biện pháp khắc phục tình trạng nghèo đói đã đƣợc thực hiện đầu tiên trong cả nước và đạt hiệu quả ngày càng tăng qua các năm cho nên thu nhập bình quân của nhóm 1 cũng không ngừng tăng. Số lƣợng hộ tham gia vào nhóm 5 cũng tăng đáng kể cộng với tỷ lệ chiếm giữ thu nhập của nhóm này giảm từ 63 % năm 1995 còn 52% vào năm 2000 làm cho thu nhập bình quân của nhóm này tăng chậm. Kết hợp 2 xu hướng của nhóm 1 và nhóm 5 lại sẽ ra kết quả là mức chênh lệch ngày càng giảm.

Một mặt khác tưởng cũng nên đề cập là có thể một bộ phận rất lớn di dân tới TP.HCM (mà đa số là người thuộc nhóm 1 và nhóm 2 về thu nhập) đã bị bỏ quên trong quá trình điều tra của Viện kinh tế. Lực lƣợng đông đảo này với thu nhập gắn liền trên địa bàn TP.HCM có thể làm tăng đáng kể đội ngũ nhóm 1 và qua đó có khả năng kéo mức thu nhập bình quân của nhóm này xuống đáng kể. Khi đó mức độ chênh lệch không thể giảm một cách ấn tƣợng nhƣ kết quả điều tra của đơn vị tiến hành mà chúng tôi đã sử dụng số liệu trong bản luận án này.

78 II-3-3- Mức sống dân cư TP.HCM theo tiêu chí trình độ dân trí

II-3-3-1- Vài nét về hệ thống giáo dục đào tạo

TP.HCM là một trung tâm giáo dục - đào tạo lớn của cả nước. Hiện trên địa bàn thành phố có 38 trường đại học và cao đẳng chiếm 30% so với cả nước, 65 viện và phân viện khoa học-kỹ thuật, 36 trung tâm nghiên cứu ứng dụng khoa học, 27 trường trung học chuyên nghiệp chiếm 10,8% so với cả nước, 14 trường đào tạo công nhân kỹ thuật cùng hàng trăm cơ sở dạy nghề cùng với một đội ngũ cán bộ khoa học kỹ thuật đông đảo hàng chục ngàn người với trình độ cao.

Nếu năm 1976 số học sinh trên 1 vạn dân của thành phố chỉ bằng 99,86 % mức của cả nước thì năm 1980 đã bằng 197,8%. Trong giai đoạn từ năm 1990 đến nay, thành phố ngày càng khẳng định đƣợc vai trò trung tâm giáo dục - đào tạo. Tính đến cuối năm 1999, thành phố có 725 trường phổ thông chiếm 3,06 % so với cả nước trong đó có 81 trường phổ thông trung học chiếm 4,95% của cả nước. Năm học 1999-2000, toàn thành phố có 29.614 giáo viên phổ thông chiếm 4,98% số giáo viên phổ thông của cả nước. Vềsố lượng học sinh, tổng số các em đến lớp năm học 1999-2000 là 847.190 em chiếm 4,8% số học sinh cả nước trong đó số học sinh trung học là 137.123 em (7,2%).

Trong hệ thống giáo dục chuyên nghiệp và dạy nghề, so với cả nước hiện nay thành phố chiếm 14,7% về số giáo viên và 10,2 % số lƣợng học sinh chuyên nghiệp hệ dài hạn, 7,8% số giáo viên và 11,9% số học sinh, công nhân kỹ thuật. Riêng hệ thống đào tạo cao đẳng, đại học trong năm học 1998-1999 thành phố có tới 216.876 sinh viên đang theo học, chiếm 22 4% số sinh viên đại học và cao đẳng dài hạn và chiếm 18,8% lực lƣợng giáo viên đại học - cao đẳng của cả nước. Như vậy trong khi số giáo viên và học sinh phổ thông của thành phố chỉ chiếm một tỷ lệ vừa phải so với cả nước thì các số giáo viên và sinh viên đại học - cao đẳng, trung học chuyên

79 nghiệp cũng nhƣ công nhân kỹ thuật ngày càng chiếm một tỷ lệ rất cao. Điều này chứng tỏ TP.HCM là một trung tâm giáo dục-đào tạo chất lượng cao của cả nước, thu hút một lượng lớn sinh viên các nơi về theo học. Chính điều này cũng là động lực góp phần nâng cao mặt bằng dân trí của dân cƣ thành phố và cả của các vùng lân cận.

II-3-3-2- Mặt bằng dân trí và trình độ học vấn của dân cư TP. HCM

Xét về mặt bằng dân trí, cuộc tổng điều tra dân số và nhà ở TP. HCM năm 1999 cho thấy trình độ học vấn của người dân từ 10 tuổi trở lên nam cao hơn nữ, nội thành cao hơn ngoại thành, cao nhất ở nhóm 40-49 tuổi và thấp dần về hai phía. Trình độ học vấn trung bình (trung bình số năm đến trường của tất cả người lớn từ 25 tuổi trở lên) đã được nâng từ 6,25 vào năm 1979 lên 6,80 trong năm 1989 và đến năm 1999 đã là 7,56.

Trình độ học vấn của người dân có sự thay đổi đáng kể. Nếu tính cho những người trên 5 tuổi chia theo trình độ học vấn của 3 năm 1979, 1989 và 1999, sự tiến bộ có thể dễ dàng đƣợc nhận thấy theo bảng 19.

Bảng 19: Trình độ học vấn dân cư thành phố Hồ Chí Minh (% dân số)

1979 1989 1999

- Chƣa biết chữ 12,0 9,6 5,6

- Phổ thông 80,2 81,1 84,9

- Cao đẳng trở lên 1,3 2,7 5,1

- Trình độ khác 6,5 6,6 4,4

Nguồn: Ban chỉ đạo tổng điều tra dân số và nhà ở TP.HCM, Dân số TP.HCM 1-4-1999, 2000

Tỷ lệ những người chưa bao giờ đến trường đã giảm từ 17,34% năm 1989 còn 6,23%

năm 1999. Ngược lại số người đến trường tăng từ 82,66 % lên 93,77 %. Số người chưa biết chữ đã giảm từ 12% năm 1979 xuống còn 9,6% năm 1989 và 5,6% vào năm 1999. Tuy nhiên tỷ lệ 5,6% (262.223

80 người) từ 5 tuổi trở lên không biết chữ là một con số đáng suy nghĩ trong trường hợp TP.

HCM là một trung tâm kinh tế và văn hoá của cả nước và khu vực. Tỷ lệ không biết chữ ở nữ (6,8%) cao hơn nam (4,4%); nông thôn (7.2%) cao hơn thành thị (5,3%). Đối với những người sinh trước năm 1970, càng lớn tuổi thì tỷ lệ không biết chữ càng cao. Về thành phần dân tộc trong dân cư, tỷ lệ không biết chữ ở người Kinh là thấp nhất (4,87%), kế đến là người Chăm (11,61%), Hoa (13,43%) và cao nhất là Khmer (15,93%).

Từ tỷ lệ người không biết chữ có thể suy ra tỷ lệ người biết chữ (5+) là 94,4% (nam 95,6%, nữ 93,2%, thành thị 94,7%, nông thôn 92,8%). Nếu chỉ tính riêng cho những người từ lớp 3 trở lên và trong độ tuổi từ 15 đến 35 thì tỷ lệ biết chữ sẽ là 95,2%, trong đó 95,8% ở nam, 94,6% ở nữ, 96,5% ở khu vực thành thị và 93,9% ở khu vực nông thôn. Những con số này cũng tương đối phù hợp với công bố của UNDP trong Báo cáo phát triển con người Việt Nam năm 2001. Báo cáo này cho biết tỷ lệ biết chữ của dân số TP.HCM từ 15 tuổi trở lên là 94%. Theo số liệu của Cục Thống kê thành phố năm 1999, nếu xét dân số từ 13 tuổi trở lên thì toàn thành phố có 4.012.599 người và xét số người mù chữ từ 5 tuổi trở lên không thay đổi (do thành phố đã xóa mù chữ trong độ tuổi học tiểu học), bằng với số người từ 13 tuổi trở lên mù chữ thì tỷ lệ người biết chữ sẽ là 93,4 %, gần tương đương với con số của UNDP.

Ngoài ra theo cách tính của người viết, khu vực các quận nội thành có tỷ lệ người biết chữ là 93,3% cao hơn so với các quận nội thành là 91,5%. Các quận nội thành, nơi có nhiều người Hoa sinh sống là quận 5, 6, 11 đều có tỷ lệ thấp trong số các quận nội thành. Quận nội thành có tỷ lệ người lớn biết chữ cao nhất là quận 3 với 96,1%, thấp nhất là quận 11 với 89,1%.

Huyện ngoại thành (nông thôn) có TLNLBC cao nhất là 93,3% ở Hóc Môn và thấp nhất ở Cần Giờ với 84,5 %. Các con số này đều thấp hơn nếu tính cho dân số từ 5 tuổi trở lên.

Một phần của tài liệu Luận án Thạc sĩ Khoa học Địa lý: Mức sống dân cư thành phố Hồ Chí Minh - thực trạng và giải pháp (Trang 78 - 111)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(148 trang)