2-2-3-1- Các giải pháp nhằm phát triển kinh tế một cách bền vững

Một phần của tài liệu Luận án Thạc sĩ Khoa học Địa lý: Mức sống dân cư thành phố Hồ Chí Minh - thực trạng và giải pháp (Trang 122 - 126)

CHƯƠNG III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO MỨC SỐNG DÂN CƯ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

III- 2-2-3-1- Các giải pháp nhằm phát triển kinh tế một cách bền vững

Hiện nay tăng trưởng GDP của thành phố đang ở mức khá nhưng chuyển dịch cơ cấu trong nội bộ các ngành kinh tế còn chậm, hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế còn thấp. Thực tế tại nhiều nước trong giai đoạn chuyển đổi nền kinh tế cho thấy không phải trong mọi trường hợp tốc độ GDP cao là có tác dụng tích cực mà còn liên quan đến hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế. Nếu GDP tăng cao mà hiệu quả kinh tế giảm thì cần xem xét lại cơ cấu đầu tƣ và quản lý đầu tƣ. Tình hình hiện nay cho thấy nếu không có những giải pháp và biện pháp mạnh mẽ tác động đến sự chuyển dịch cơ cấu trong nội bộ các ngành kinh tế trên địa bàn TP.HCM thì lợi thế so sánh của kinh tế thành phố đối với khu vực sẽ giảm dần.

Để đạt được mức tăng trưởng GDP hàng năm trong giai đoạn 2001-2005 từ 11% trở lên và trên 12 % trong giai đoạn 2006-2010, cơ cấu ngành

116 kinh tế sẽ được đầu tư theo phương án là ngành công nghiệp sẽ được chú trọng đầu tư vào các ngành mũi nhọn nhƣ cơ khí chế tạo, điện tử - công nghệ thông tin, công nghệ sinh học và sản xuất vật liệu mới, tiếp tục phát triển các nhóm sản phẩm đang có lợi thế cạnh tranh và đang chiếm ưu thế trong công nghiệp thành phố trong những năm trước mắt như chế biến thực phẩm, dệt, may, da, hoá chất. Phấn đấu xây dựng môi trường kinh doanh thật thuận lợi cho sự phát triển của mọi doanh nghiệp và tạo điều kiện cho các doanh nghiệp xuất khẩu hàng hoá và dịch vụ ra nước ngoài. Cơ cấu kinh tế thành phố cho đến năm 2010, tính theo tỷ trọng GDP, vẫn là dịch vụ - công nghiệp - nông nghiệp, trong đó dịch vụ chiếm tỷ trọng cao nhưng xu hướng chuyển dịch theo việc tăng tốc độ phát triển công nghiệp vẫn chiếm ưu thế.

Cụ thể trước mắt tới năm 2005, tỷ trọng GDP của khu vực công nghiệp xây dựng là 48,80%, khu vực nông nghiệp là 1,40% và dịch vụ sẽ là 49,60%. Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế này trước hết nhằm mục tiêu tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về năng suất, chất lượng và hiệu quả của từng ngành và toàn bộ nền kinh tế, nâng cao sức cạnh tranh, chiếm lĩnh thị trường trong nước, mở rộng thị trường xuất khẩu. Do đó mọi ngành, mọi giới sẽ tập trung đầu tư đổi mới công nghệ, nâng cao chất lƣợng các ngành công nghiệp hiện có, hoàn chỉnh các khu công nghiệp tập trung, phát triển các ngành, các lĩnh vực dịch vụ then chốt như thương mại, thương mại điện tử, xuất nhập khẩu, tài chính - ngân hàng, bảo hiểm, du lịch, vận tải, công nghệ kỹ thuật cao, thông tin viễn thông, khoa học công nghệ, giáo dục đào tạo... Về nông nghiệp, với đặc thù của một đô thị lớn với hướng phát triển thành một đô thị hiện đại, bền vững theo mô hình đô thị sinh thái, vai trò của ngành nông nghiệp sẽ không còn đơn thuần sản xuất nông sản phẩm cho tiêu dùng dân cư mà sẽ chuyển hướng sang nông nghiệp sinh thái, bảo vệ môi trường và kết hợp khai thác du lịch.

117 - Giải pháp tái phân phối thu nhập qua các chính sách thuế và ngân sách

Thuế không chỉ là công cụ quản lý và điều chỉnh vĩ mô của Nhà nước mà nó còn góp phần điều hòa thu nhập, thực hiện công bằng xã hội qua phân phối. Có thể nói các sắc thuế của ta hiện nay đều cao nhƣng thiếu sự kiểm soát chặt chẽ do đó dẫn tới tình trạng thất thu do trốn thuế, đặc biệt là thất thu các loại thuế trực thu nhƣ thuế thu nhập, thuế lợi tức... Hiện tại thuế thu nhập cá nhân áp dụng theo mức thuế lũy tiến là thể hiện đƣợc chính sách điều tiết theo hướng khắc phục sự phân hóa thu nhập trong các tầng lớp dân cư. Mức miễn trừ lúc đầu là 1,2 triệu/ tháng tăng lên 2 triệu và hiện nay là 3 triệu. Kinh tế xã hội càng phát triển thì mức miễn trừ phải đƣợc nâng cao hơn nữa. Khi đó một bộ phận lớn của nhóm dân cƣ trung bình và khá sẽ có mức thu nhập cao hơn. Nếu nâng cao mức miễn trừ thuế thu nhập cá nhân có tác động tích cực tới thu nhập của nhóm trung lưu thì biện pháp nâng cao mức lương tối thiểu sẽ góp phần nâng cao mức sống của nhóm nghèo (nhóm có thu nhập thấp). Mức lương tháng tối thiểu hiện tại là 210.000 đồng còn thấp so với nhu cầu mức sống tối thiểu và kém xa so với khu vực có vốn đầu tư nước ngoài. Muốn nâng thu nhập của một bộ phận nhóm nghèo, biện pháp của nhà nước có thể là nâng cao mức lương tháng tối thiểu theo một mức chung, không phân biệt các khu vực kinh tế.

Hiện nay thuế thu nhập chỉ đóng khoảng từ 6-9% tổng các nguồn thu trên địa bàn TP.HCM, một con số còn rất hạn chế. Trong khi đó, cơ cấu chi cho phúc lợi xã hội (giáo dục - y tế, văn hoá xã hội) chiếm khoảng 15% tổng chi ngân sách của địa phương. Ngân sách hạn hẹp một phần là do do quy định của luật ngân sách hiện hành, một phần do thất thu nên phần trích tỷ lệ để lại chưa tương xứng với tiềm năng và rất thấp so với biến động gia tăng dân số và giới hạn các chính sách yểm trợ người nghèo thông qua các định chế xã hội. Để tạo nguồn thu cho ngân sách trung ƣơng đồng thời có tỷ lệ và

118 quy mô lớn hơn cho ngân sách địa phương nhằm tạo nguồn phúc lợi cho xã hội, thành phố cần kiến nghị với Trung ƣơng cải cách chính sách thuế tiến tới bình đẳng giữa các thành phần kinh tế. Đặc biệt đối với thuế thu nhập cá nhân, cần phải từng bước tiến tới tạo sự bình đẳng giữa lao động trong và ngoài nước. Mặt khác trong thẩm quyền của thành phố, cần tăng cường cải tiến công tác thu thuế, nhất là thuế thu nhập để tránh thất thu.

Để tiến tới một xã hội công bằng, giảm đƣợc khoảng cách khá lớn về thu nhập của các tầng lớp dân cƣ, theo chúng tôi thì chính sách thuế và ngân sách phải tạo đƣợc các quỹ xã hội mà nguồn thu thường thông qua sự điều tiết bằng sắc thuế thu nhập. Nhất thiết một phần từ nguồn thuế này phải đƣợc dành cho các quỹ an sinh xã hội.

- Giải pháp tạo việc làm và bảo hiểm thất nghiệp

Hiện nay, tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hoá thành phố đã làm tăng nhu cầu về lao động chuyên môn trong bối cảnh lực lƣợng dân cƣ trong độ tuổi lao động ở thành phố đang tăng nhưng trình độ chuyên môn lại không tăng tương ứng. Thêm vào đó, tình trạng thất nghiệp cơ cấu do đô thị hóa làm cho một số nông dân ngoại thành và các tỉnh bán ruộng đất, bỏ nghề nông để đi tìm việc ở thành phố đã góp phần làm gia tăng tỷ lệ thất nghiệp vốn đã khá cao ở đây. Do vậy vấn đề đặt ra là khuyến khích tăng đầu tƣ nhằm tạo thêm việc làm ở khu vực đô thị cũng nhƣ tạo thêm cơ hội việc làm phi nông nghiệp cho nông dân ở khu vực ngoại thành nhằm đa dạng hóa nguồn thu nhập cho họ. Nói chung, thành phố cần phải theo đuổi một chính sách phát triển những ngành công nghiệp thâm dụng lao động theo hướng xuất khẩu.

Những người nghèo hiện nay tại thành phố phần lớn là những người thất nghiệp hoặc có việc làm không ổn định. Muốn giảm đƣợc số này cần có chính sách tạo thêm nhiều cơ hội việc làm cho họ nhƣ giúp vốn mở thêm

119 việc làm ổn định, đào tạo nghề miễn phí... Trong nền kinh tế thị trường, nhất thiết phải có thị trường lao động đầy cạnh tranh và biến động đòi hỏi người lao động phải được bảo hiểm để có một cuộc sống tối thiểu để duy trì cuộc sống và đi tìm việc làm mới. Đáp ứng đƣợc điều này chỉ có thể bằng con đường bảo hiểm và trợ cấp thất nghiệp. Nguồn tạo quỹ này có thể lấy từ ngân sách, phần khác là do các chủ doanh nghiệp và người lao động đóng góp. TP.HCM là nơi có đủ điều kiện nhất trong cả nước để có thể thiết lập các quỹ dạng này.

Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đang rất khẩn trương để đầu năm 2003 cho thực hiện chế độ bảo hiểm thất nghiệp ở một số trung tâm công nghiệp lớn nhƣ Hà Nội, TP.HCM, Đồng Nai, trước khi đánh giá và triển khai đồng loạt trên cả nước. Dự kiến quỹ Bảo hiểm thất nghiệp sẽ đặt dưới sự quản lý của ngành lao động vì nó không chỉ là việc chi trả hàng tháng mà còn liên quan đến việc đào tạo nghề và giới thiệu việc làm. Người lao động làm việc ở địa phương nào, nếu bị mất việc sẽ đến khai báo và làm đơn xin trợ cấp, xin học nghề tại cơ quan quản lý lao động địa phương. Nếu trong quá trình làm việc trước đó người lao động đóng đủ bảo hiểm 12 tháng (3% lương của người lao động gồm 1,5% do người sử dụng lao động đóng và 1,5% do người lao động đóng, trong đó tính cả 1% người lao động đóng cho quỹ ngắn hạn chuyển qua) thì trợ cấp được hưởng là 6 tháng với 50% mức lương, nếu đóng hơn 12 tháng thì mức hưởng tối đa cũng chỉ lên đến 24 tháng. Đây là quỹ ngắn hạn, mức đóng thấp, tính chất khác với bảo hiểm xã hội nên trợ cấp thất nghiệp có vai trò chính là giúp người thất nghiệp ổn định cuộc sống tạm thời để nhanh chóng tìm việc làm mới (Theo Vụ Bảo hiểm Xã hội, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, 2002).

Một phần của tài liệu Luận án Thạc sĩ Khoa học Địa lý: Mức sống dân cư thành phố Hồ Chí Minh - thực trạng và giải pháp (Trang 122 - 126)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(148 trang)