CHƯƠNG III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO MỨC SỐNG DÂN CƯ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
III- 2-1-3- Mục tiêu về phát triển theo vùng lãnh thổ
- Đô thị hoá: Với vai trò là trung tâm kinh tế, khoa học, kỹ thuật của cả nước, TP.HCM sẽ gắn kết sự phát triển kinh tế với các tỉnh thuộc Đông Nam bộ, Đồng bằng sông Cửu Long, Tây Nguyên... Với chức năng là trung tâm của vùng, TP.HCM sẽ phát triển đô thị đặt trong tổng thể sự phát triển các đô thị đối trọng là Biên Hòa, các đô thị mới nhƣ Tam Phước, Nhơn Trạch, Nam Bình Dương (Thủ Dầu Một - Tân Định - Dĩ An, Tân Uyên), Nam Sài Gòn, Hiệp Phước, Bến Lức, Tân An và các đô thị vệ tinh mới cùng các đô thị lớn như Vũng Tàu, Bà Rịa và Phú Mỹ, các đô thị vừa và nhỏ ở Đồng Nai, Bình Phước và Tây Ninh.
Dự kiến đến năm 2010, thành phố sẽ có khoảng 7-7,5 triệu dân, trong đó dân cƣ nội thành đƣợc giới hạn ở mức 2,5 - 3 triệu, các quận ven mới tách ra sẽ có khoảng 2 triệu dân và vùng ngoại thành có 1 triệu dân.
- Phát triển bền vững khu vực nông thôn : Trong thời gian qua đời sống người dân ở các huyện ngoại thành đã đƣợc cải thiện rõ rệt. Tuy nhiên từ nay cho tới 2010, đây vẫn là địa bàn sinh sống của đa số người nghèo tại TP.HCM trong điều kiện khoảng cách về mức sống giữa thành thị và nông thôn có nguy cơ gia tăng mạnh với độ chênh lệch cao giữa tốc độ tăng
112 trưởng kinh tế giữa hai khu vực. Triển vọng phát triển bền vững khu vực ngoại thành trong tổng thể toàn thành phố đang đặt ra không ít vấn đề và cũng khá nhiều những mục tiêu cần đạt tới. Việc tiếp tục đổi mới thể chế và đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu, nâng cao năng lực cạnh tranh có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong chuyển dịch có hiệu quả các nguồn lực, tạo thêm điều kiện thuận lợi cho nông nghiệp và nông thôn phát triển, hạn chế sự gia tăng cách biệt giữa nông thôn và thành thị.
III-2-2- Những giải pháp nhằm đạt được các mục tiêu cụ thể nhằm nâng cao mức sống dân cư TP.HCM
Trước khi đưa ra các giải pháp để thực hiện các mục tiêu định hướng cụ thể nhằm nâng cao mức sống dân cƣ cần phải xác định rằng việc nâng cao mức sống dân cƣ thực chất là tăng trưởng kinh tế và tiến bộ, công bằng xã hội trong đó tiến bộ, công bằng xã hội vừa là mục tiêu vừa là động lực phát triển bền vững theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Đối với TP.HCM, việc nâng cao mức sống dân cƣ, nhƣ đƣợc đề cập ở trên, là phải tập trung vào bộ phận dân cƣ còn nghèo và chƣa có cơ hội tiếp nhận những tiến bộ của xã hội và mục tiêu lúc đó sẽ là tạo điều kiện cho họ có những công bằng xã hội. Vấn đề cốt lõi của các giải pháp nâng cao mức sống dựa trên đặc thù của TP.HCM là giảm khoảng cách chênh lệch giàu nghèo. Muốn đưa ra được giải pháp đúng đắn, trước tiên phải hiểu sâu về nguyên nhân dẫn tới sự nghèo và chênh lệch giàu nghèo.
III-2-2-1- Các nguyên nhân dẫn tới nghèo đói
Từ thực trạng về việc còn có một bộ phận dân cƣ TP.CM sống trong cảnh nghèo hoặc thuộc diện nghèo, có thể đúc kết các nguyên nhân dẫn tới nghèo đói ở TP.HCM nhƣ sau.
Thứ nhất tỷ lệ nghèo đói chiếm khá cao ở các hộ nông nghiệp. Đó là do đất canh tác ở khu vực ngoại thành thành phố có giới hạn, không có khả năng tăng vụ nhƣ ở các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long, dân số và lao động
113 nông nghiệp vẫn còn chiếm tỷ trọng lớn so với diện tích đất đai đang bị thu hẹp dần do đô thị hoá (trên 10% dân số TP.HCM thuộc khu vực nông nghiệp nhƣng tỷ trọng GDP nông nghiệp chỉ dưới 2%). Ngoài ra thời gian để sản xuất nông nghiệp không cao và thường ở nông thôn không có nghề phụ nên năng suất của người lao động rất kém dẫn tới thu nhập thấp không có khả năng đảm bảo các điều kiện cuộc sống một cách bình thường. Một số lao động bị mất đất canh tác trong quá trình phân hóa làm tăng thêm số lượng những người nghèo và hộ nghèo ở nông thôn.
Thứ hai, đa số những hộ nghèo ở hầu hết các dạng kinh tế đều không có việc làm ổn định và thiếu việc làm, không có thu nhập hoặc thu nhập thấp.
Thứ ba, lao động thuộc các hộ nghèo không có hoặc không đủ việc làm tại chỗ trong lúc trình độ văn hóa thấp, không có trình độ tay nghề làm giảm khả năng kiếm đƣợc việc làm ở các nơi khác trong thành phố để tăng thu nhập cho gia đình.
Thứ tư là do thiếu vốn, thiếu phương tiện sản xuất hoặc khó khăn trong việc tiêu thụ sản phẩm trong nhóm hộ nông nghiệp và tự tạo việc làm.
Một nguyên nhân thuộc về chính sách nhà ở cũng góp phần làm tăng khoảng cách phân hoá giàu nghèo. Các điều tra cho thấy các nhóm giàu (nhóm 4 và nhóm 5) sở hữu nhà có nguồn gốc từ nhà nước hay nhà mua lại của nhà nước chiếm tỷ lệ khá cao, trên dưới 22 % trong khi các nhóm nghèo có tỷ lệ sở hữu loại nhà này rất nhỏ, chỉ khoảng 1%. Phải cần thấy rằng nhà ở là một chỉ tiêu phản ánh mức sống của dân cƣ và tình hình nhà đất trong khoảng 10 năm trở lại đây có nhiều biến động đã tạo điều kiện cho nhóm sở hữu nhà có nguồn gốc của nhà nước thủ đắc một số lợi lớn từ sự chênh lệch giá trị căn nhà giữa giá thị trường rất cao với giá bán hóa giá rất rẻ gần nhƣ vô lý.
114 III-2-2-2- Một Số nét đặc thù của TP.HCM trong việc thực hiện các giải pháp để nâng cao mức sống dân cư.
Từ những nghiên cứu thực tiễn tại TP.HCM, có thể đề xuất một số giải pháp mang tính chiến lược về nâng cao MSDC trên phạm vi cả nước. Tuy nhiên do TP.HCM có những lợi thế nhất định về phát triển kinh tế - xã hội hơn các địa phương khác nên điều kiện để vận dụng có thể sẽ khác nhau. Mặt khác, kinh nghiệm của một số địa phương khác cũng khó có thể áp dụng vào thành phố ở một số khía cạnh do khác biệt về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội nói chung và cả đặc điểm của các cộng đồng dân cƣ hình thành trên những điều kiện khác nhau.
Các lợi thế đặc thù của TP.HCM có thể kể đến là quy mô kinh tế lớn nhất cả nước và mức đóng góp cho nguồn thu ngân sách cũng lớn nhất nên việc thực hiện chính sách điều tiết, phân phối lại sẽ dễ dàng hơn, khả năng tạo các nguồn quỹ phúc lợi cũng dồi dào hơn. Hơn nữa TP.HCM là nơi có MSDC cao nhất nước nên việc định ranh giới nghèo phải ở mức cao hơn và việc điều tiết cũng phải có sự khác biệt. Đặc thù thứ ba là do có điều kiện phát triển kinh tế nên thành phố tập trung nhiều doanh nhân, khả năng tạo việc làm cho người lao động cũng cao hơn. Đặc thù thứ tư là TP.HCM thường đi đầu trong phát triển kinh tế, có kinh nghiệm trong việc thử nghiệm các chính sách mới, các mô hình xã hội, có khả năng tổ chức các quỹ trợ cấp cho các đối tƣợng nghèo. Sau cùng, thành phố là nơi có quỹ nhà thuộc sở hữu nhà nước khá lớn, các chính sách về phân phối nhà cần hợp lý hơn để tạo nguồn thu cho ngân sách hoặc tạo nguồn vốn trợ cấp về nhà ở cho các đối tƣợng chính sách, gia đình nghèo đảm bảo tính công bằng xã hội.
III-2-2-3- Kiến nghị một số giải pháp nhằm đạt các mục tiêu cụ thể nâng cao MSDC Trong những năm qua, thành phố đã thực hiện nhiều chính sách của Trung ƣơng đồng thời vận dụng một cách sáng tạo vào điều kiện đặc thù
115 của thành phố và đã đạt đƣợc những thành quả đáng kể trong việc nâng cao MSDC. Để đạt đƣợc các mục tiêu mà Đại hội Đảng bộ TP.HCM lần thứ VII đề ra trong đó có những mục tiêu liên quan đến phát triển kinh tế và tiến bộ xã hội, theo người viết cần có các giải pháp cấp thiết và lâu dài, phù hợp với điều kiện của thành phố và góp phần vào việc nâng cao MSDC chung cho cả nước trong giai đoạn 2001-2005 và hướng tới năm 2010. Theo chúng tôi cũng nhƣ từ một số ý kiến phân tích của các cơ quan nghiên cứu kinh tế - xã hội thì các giải pháp này có thể đƣợc phân thành 2 nhóm giải pháp chính. Nhóm giải pháp phát triển kinh tế bền vững bao gồm gia tăng mức tăng trưởng để nâng cao mức sống chung, các giải pháp giảm khoảng cách phân hoá giàu nghèo qua các chính sách thuế - ngân sách, chính sách việc làm... Nhóm giải pháp đẩy mạnh tiến bộ xã hội bao gồm giáo dục, y tế, nhà ở, đầu tƣ cơ sở hạ tầng, tạo vốn cho các chương trình xoa đói giảm nghèo.
III-2-2-3-1- Các giải pháp nhằm phát triển kinh tế một cách bền vững - Giải pháp nhằm mục tiêu tăng trưởng kinh tế.
Hiện nay tăng trưởng GDP của thành phố đang ở mức khá nhưng chuyển dịch cơ cấu trong nội bộ các ngành kinh tế còn chậm, hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế còn thấp. Thực tế tại nhiều nước trong giai đoạn chuyển đổi nền kinh tế cho thấy không phải trong mọi trường hợp tốc độ GDP cao là có tác dụng tích cực mà còn liên quan đến hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế. Nếu GDP tăng cao mà hiệu quả kinh tế giảm thì cần xem xét lại cơ cấu đầu tƣ và quản lý đầu tƣ. Tình hình hiện nay cho thấy nếu không có những giải pháp và biện pháp mạnh mẽ tác động đến sự chuyển dịch cơ cấu trong nội bộ các ngành kinh tế trên địa bàn TP.HCM thì lợi thế so sánh của kinh tế thành phố đối với khu vực sẽ giảm dần.
Để đạt được mức tăng trưởng GDP hàng năm trong giai đoạn 2001-2005 từ 11% trở lên và trên 12 % trong giai đoạn 2006-2010, cơ cấu ngành
116 kinh tế sẽ được đầu tư theo phương án là ngành công nghiệp sẽ được chú trọng đầu tư vào các ngành mũi nhọn nhƣ cơ khí chế tạo, điện tử - công nghệ thông tin, công nghệ sinh học và sản xuất vật liệu mới, tiếp tục phát triển các nhóm sản phẩm đang có lợi thế cạnh tranh và đang chiếm ưu thế trong công nghiệp thành phố trong những năm trước mắt như chế biến thực phẩm, dệt, may, da, hoá chất. Phấn đấu xây dựng môi trường kinh doanh thật thuận lợi cho sự phát triển của mọi doanh nghiệp và tạo điều kiện cho các doanh nghiệp xuất khẩu hàng hoá và dịch vụ ra nước ngoài. Cơ cấu kinh tế thành phố cho đến năm 2010, tính theo tỷ trọng GDP, vẫn là dịch vụ - công nghiệp - nông nghiệp, trong đó dịch vụ chiếm tỷ trọng cao nhưng xu hướng chuyển dịch theo việc tăng tốc độ phát triển công nghiệp vẫn chiếm ưu thế.
Cụ thể trước mắt tới năm 2005, tỷ trọng GDP của khu vực công nghiệp xây dựng là 48,80%, khu vực nông nghiệp là 1,40% và dịch vụ sẽ là 49,60%. Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế này trước hết nhằm mục tiêu tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về năng suất, chất lượng và hiệu quả của từng ngành và toàn bộ nền kinh tế, nâng cao sức cạnh tranh, chiếm lĩnh thị trường trong nước, mở rộng thị trường xuất khẩu. Do đó mọi ngành, mọi giới sẽ tập trung đầu tư đổi mới công nghệ, nâng cao chất lƣợng các ngành công nghiệp hiện có, hoàn chỉnh các khu công nghiệp tập trung, phát triển các ngành, các lĩnh vực dịch vụ then chốt như thương mại, thương mại điện tử, xuất nhập khẩu, tài chính - ngân hàng, bảo hiểm, du lịch, vận tải, công nghệ kỹ thuật cao, thông tin viễn thông, khoa học công nghệ, giáo dục đào tạo... Về nông nghiệp, với đặc thù của một đô thị lớn với hướng phát triển thành một đô thị hiện đại, bền vững theo mô hình đô thị sinh thái, vai trò của ngành nông nghiệp sẽ không còn đơn thuần sản xuất nông sản phẩm cho tiêu dùng dân cư mà sẽ chuyển hướng sang nông nghiệp sinh thái, bảo vệ môi trường và kết hợp khai thác du lịch.
117 - Giải pháp tái phân phối thu nhập qua các chính sách thuế và ngân sách
Thuế không chỉ là công cụ quản lý và điều chỉnh vĩ mô của Nhà nước mà nó còn góp phần điều hòa thu nhập, thực hiện công bằng xã hội qua phân phối. Có thể nói các sắc thuế của ta hiện nay đều cao nhƣng thiếu sự kiểm soát chặt chẽ do đó dẫn tới tình trạng thất thu do trốn thuế, đặc biệt là thất thu các loại thuế trực thu nhƣ thuế thu nhập, thuế lợi tức... Hiện tại thuế thu nhập cá nhân áp dụng theo mức thuế lũy tiến là thể hiện đƣợc chính sách điều tiết theo hướng khắc phục sự phân hóa thu nhập trong các tầng lớp dân cư. Mức miễn trừ lúc đầu là 1,2 triệu/ tháng tăng lên 2 triệu và hiện nay là 3 triệu. Kinh tế xã hội càng phát triển thì mức miễn trừ phải đƣợc nâng cao hơn nữa. Khi đó một bộ phận lớn của nhóm dân cƣ trung bình và khá sẽ có mức thu nhập cao hơn. Nếu nâng cao mức miễn trừ thuế thu nhập cá nhân có tác động tích cực tới thu nhập của nhóm trung lưu thì biện pháp nâng cao mức lương tối thiểu sẽ góp phần nâng cao mức sống của nhóm nghèo (nhóm có thu nhập thấp). Mức lương tháng tối thiểu hiện tại là 210.000 đồng còn thấp so với nhu cầu mức sống tối thiểu và kém xa so với khu vực có vốn đầu tư nước ngoài. Muốn nâng thu nhập của một bộ phận nhóm nghèo, biện pháp của nhà nước có thể là nâng cao mức lương tháng tối thiểu theo một mức chung, không phân biệt các khu vực kinh tế.
Hiện nay thuế thu nhập chỉ đóng khoảng từ 6-9% tổng các nguồn thu trên địa bàn TP.HCM, một con số còn rất hạn chế. Trong khi đó, cơ cấu chi cho phúc lợi xã hội (giáo dục - y tế, văn hoá xã hội) chiếm khoảng 15% tổng chi ngân sách của địa phương. Ngân sách hạn hẹp một phần là do do quy định của luật ngân sách hiện hành, một phần do thất thu nên phần trích tỷ lệ để lại chưa tương xứng với tiềm năng và rất thấp so với biến động gia tăng dân số và giới hạn các chính sách yểm trợ người nghèo thông qua các định chế xã hội. Để tạo nguồn thu cho ngân sách trung ƣơng đồng thời có tỷ lệ và
118 quy mô lớn hơn cho ngân sách địa phương nhằm tạo nguồn phúc lợi cho xã hội, thành phố cần kiến nghị với Trung ƣơng cải cách chính sách thuế tiến tới bình đẳng giữa các thành phần kinh tế. Đặc biệt đối với thuế thu nhập cá nhân, cần phải từng bước tiến tới tạo sự bình đẳng giữa lao động trong và ngoài nước. Mặt khác trong thẩm quyền của thành phố, cần tăng cường cải tiến công tác thu thuế, nhất là thuế thu nhập để tránh thất thu.
Để tiến tới một xã hội công bằng, giảm đƣợc khoảng cách khá lớn về thu nhập của các tầng lớp dân cƣ, theo chúng tôi thì chính sách thuế và ngân sách phải tạo đƣợc các quỹ xã hội mà nguồn thu thường thông qua sự điều tiết bằng sắc thuế thu nhập. Nhất thiết một phần từ nguồn thuế này phải đƣợc dành cho các quỹ an sinh xã hội.
- Giải pháp tạo việc làm và bảo hiểm thất nghiệp
Hiện nay, tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hoá thành phố đã làm tăng nhu cầu về lao động chuyên môn trong bối cảnh lực lƣợng dân cƣ trong độ tuổi lao động ở thành phố đang tăng nhưng trình độ chuyên môn lại không tăng tương ứng. Thêm vào đó, tình trạng thất nghiệp cơ cấu do đô thị hóa làm cho một số nông dân ngoại thành và các tỉnh bán ruộng đất, bỏ nghề nông để đi tìm việc ở thành phố đã góp phần làm gia tăng tỷ lệ thất nghiệp vốn đã khá cao ở đây. Do vậy vấn đề đặt ra là khuyến khích tăng đầu tƣ nhằm tạo thêm việc làm ở khu vực đô thị cũng nhƣ tạo thêm cơ hội việc làm phi nông nghiệp cho nông dân ở khu vực ngoại thành nhằm đa dạng hóa nguồn thu nhập cho họ. Nói chung, thành phố cần phải theo đuổi một chính sách phát triển những ngành công nghiệp thâm dụng lao động theo hướng xuất khẩu.
Những người nghèo hiện nay tại thành phố phần lớn là những người thất nghiệp hoặc có việc làm không ổn định. Muốn giảm đƣợc số này cần có chính sách tạo thêm nhiều cơ hội việc làm cho họ nhƣ giúp vốn mở thêm