4-1- Một số định nghĩa về khái niệm nghèo tại Việt Nam trong việc khảo sát mức sống dân cƣ

Một phần của tài liệu Luận án Thạc sĩ Khoa học Địa lý: Mức sống dân cư thành phố Hồ Chí Minh - thực trạng và giải pháp (Trang 42 - 50)

Từ năm 1986 khi Việt Nam bắt đầu công cuộc đổi mới, điều kiện kinh tế và xã hội của đất nước đã được cải thiện đáng kể. Đà tăng trưởng kinh tế mạnh mẽ trong 15 năm qua cùng với sự phân phối tương đối đồng đều về của cải và các dịch vụ như đất đai, y tế, giáo dục và kế hoạch hóa gia đình... trong nhân dân đã góp phần cải thiện mức sống cho hầu hết các hộ gia đình ở Việt Nam. GDP bình quân đầu người đã tăng từ dưới 1 triệu đồng Việt Nam vào năm 1990 lên đến trên 4,1 triệu đồng vào năm 1997 (tăng 57 % về giá trị thực).

Mức gia tăng đáng kể này góp phần quan trọng vào việc nâng cao mức sống và giảm tình trạng đói nghèo ở Việt Nam.

Tuy đã đạt được một số thành tựu nhất định, Việt Nam vẫn là một nước nghèo với 12,5 triệu người (15,7 % dân số) còn sống trong nghèo đói và 1,5 triệu người thiếu đói thường xuyên (Bộ Lao động Thương binh và Xã hội, 1999). Theo định nghĩa rộng hơn về tình trạng đói nghèo của Ngân

36 hàng Thế giới thì không ít hơn 28 triệu người (37,4 %) còn sống dưới mức thu nhập tối thiểu cần thiết để có đƣợc một mức sống hợp lý (Tổng cục Thống kê, Kết quả điều tra mức sống dân cư Việt Nam 1997/1998, Hà Nội

Bảng 8: Các mức nghèo ở Việt Nam

Cơ quan Định nghĩa về mức nghèo Phân loại người nghèo

Mức tối thiểu (VND/ tháng) Bộ Lao

động, Thương binh và Xã hội

Mức nghèo tính bằng gạo:

Mức nghèo đƣợc xác định là mức thu nhập để mua đƣợc 13 kg, 15 kg, 20 kg hoặc 25 kg gạo mỗi tháng (theo giá năm 1995)

Đói 45.000 (13 kg

gạo) Nghèo (nông

thôn miền núi)

55.000 (15 kg gạo)

Nghèo (nông thôn đồng bằng)

70.000 (20 kg gạo)

Nghèo (thành thị)

90.000 (25 kg gạo)

Ngân hàng thế giới, Tổng cục Thống kê

Mức nghèo về lương thực, thực phẩm: dựa vào mức chi tiêu cần thiết để mua lương thực (gạo và lương thực, thực phẩm khác) để có

thể cung cấp 2.100

calorie/người/ngày

Nghèo về lương thực, thực phẩm

66.500

(1992/93, ngân hàng thế giới) 107.000 (1997/98, Ngân

hàng thế giới, Tổng cục Thống kê)

Ngân hàng thế giới

Mức nghèo chung: Kết hợp mức nghèo về kương thực, thực phẩm như trên (tương đương với 70 % chi tiêu) và phần phi lương thực để có thể chi tiêu cho những nhu cầu phi lương thực cơ bản (30 %)

Nghèo 97.000

(1992/93) 149.000 (1997/98)

UNDP Chỉ số nghèo về con người: Nghèo là tình trạng thiếu thốn 3 khía cạnh của cuộc sống : tuổi thọ, kiến thức và một mức sống hợp lý. Chỉ số này đƣợc hình thành từ 5 tiêu chí: tình trạng mù chữ, tuổi thọ, trẻ em thiếu cân và mức độ sử dụng dịc vụ y tế và nước sách

Nghèo về con người

Chỉ số tổng hợp không quy thành tiền

Nguồn : Tổng cục thống kê, Kết quả điều tra kinh tế xã hội hộ gia đình 1994-1997,1999 ; UNDP. Báo cao Phát triển Con người, NewYork 1999; Bộ LĐ-TB & XH, 1999.(Tổng hợp).

37 1999). Hiện nay, khoảng 55 % dân số không có nước sạch để dùng, chỉ 1/5 hộ gia đình có khu vệ sinh đạt yêu cầu và tới 39 % trẻ em suy dinh dƣỡng.

Để có thể hiểu rõ hơn khái niệm về mức sống ở Việt nam, một vấn đề cần đƣợc làm rõ là mức nghèo theo các khía cạnh khác nhau. Điều cốt lõi của khái niệm này là mức độ tối thiểu về nhân lực và vật lực để có đƣợc một cuộc sống hợp lý. Ở Việt Nam, hiện nay vẫn còn nhiều cách định nghĩa mức nghèo khác nhau để suy ra tình trạng mức sống của dân cƣ (xem Bảng 8).

I-4-2- Diễn biến mức sống dân cư Việt Nam qua các cuộc điều tra trong thập niên 1990

Gần đây nhất vào các năm 1992-1993 và 1997-1998, Tổng cục Thống kê đã tổ chức hai cuộc điều tra mức sống dân cƣ Việt Nam ở cả 7 vùng kinh tế. Kết quả của các cuộc điều tra này cho thấy diễn biến mức sống đƣợc phản ánh qua một số chỉ tiêu chủ yếu có thể so sánh đƣợc.

I-4-2-1- Theo mức thu nhập và chi tiêu

Kết quả hai lần điều tra đều ghi nhận khu vực nông thôn, vùng nghèo, vùng kinh tế chƣa phát triển vẫn có thu nhập thấp và chủ yếu thu từ sản xuất nông, lâm nghiệp, thủy sản mặc dù Nhà nước đã đầu tư phát triển nông nghiệp - nông thôn. Mức chi cho tiêu dùng chung bình quân đầu người một năm của cả nước tính theo giá so sánh (tháng 1-1998) vào các năm 1997-1998 tăng gấp 4,3 lần so với năm 1992-1993 (từ 1.936 ngàn đồng lên 2.764 ngàn đồng).

Chênh lệch về mức sống theo chi tiêu cũng có khác biệt nhiều theo vùng địa lý. Vùng núi và trung du Bắc bộ có mức chi tiêu thấp nhất trong khi cao nhất là ở vùng Đông Nam bộ. Các khoản chi phí về lương thực, thực phẩm, giáo dục, giao thông, bưu điện, văn hoá thể thao và giải trí

38 đều tăng cả về tỷ lệ lẫn mức chi tuyệt đối. Xét riêng về giáo dục thì cuộc điều tra thứ hai cho thấy chi phí cho từng cấp học đều tăng.

I-4-2-2- Theo nhà ở và đồ dùng lâu bền

Về nhà ở, diện tích sử dụng bình quân đầu người cả nước năm 1997-1998 là 14,5 m2, trong đó diện tích ở là 9,67 m2. Hai chỉ tiêu này đều tăng ở các nhóm hộ và ở tất cả các vùng so với năm 1992-1993. Tỷ lệ hộ còn ở nhà tạm giảm xuống rất nhanh từ 51,41 % còn 25,91

%.

Phân hóa mức sống giữa các vùng đƣợc thể hiện rõ thông qua các chỉ tiêu số lƣợng và chất lƣợng của các loại đồ dùng lâu bền cũng nhƣ nhà ở. Chênh lệch mức sống giữa thành thị và nông thôn cũng diễn ra khá phức tạp và có xu hướng gia tăng rất nhanh. Sự khác biệt về diện tích sử dụng và diện tích bình quân đầu người giữa thành thị và nông thôn không khác biệt lớn nhưng chất lượng nhà ở lại có sự tương phản rất rõ. Trị giá bình quân một ngôi nhà thuộc khu vực thành thị năm 1997-1998 lớn gấp 5,7 lần khu vực nông thôn (Nguồn: đã dẫn ở trên). Phân hóa mức sống tính theo nhà ở và đồ dùng lâu bền giữa nhóm dân cƣ giàu và nghèo có một khoảng cách đáng kể, cao hơn nhiều nếu tính theo thu nhập và chi tiêu. Diện tích nhà ở và diện tích sử dụng bình quân đầu người giữa nhóm người giàu nhất và nhóm nghèo nhất năm 1992-1993 là 1,5 lần tăng lên 2 lần vào năm 1997-1998.

I-4-2-3- Diễn biến mức sống dân cư xét theo chỉ tiêu giáo dục - y tế

Trình độ dân trí của dân cƣ giữa 2 cuộc điều tra đã đƣợc nâng lên rất nhiều và đƣợc đánh giá qua các tiêu chí chủ yếu như tỷ lệ biết chữ của dân cư trên 15 tuổi, tỷ lệ đến trường ở các bậc học, số năm đến trường chia bình quân theo các nhóm tuổi. Tỷ lệ biết chữ tăng 2,87

% (nam tăng 2,25 % và nữ tăng 3,31 %). Tỷ lệ biết chữ ở khu vực nông thôn tăng nhanh hơn thành thị, của các nhóm nghèo tăng chậm hơn so với các nhóm giàu. Tỷ lệ đi học

39 Ở các bậc học năm 1998 tăng nhanh hơn so với năm 1993 ở các nhóm tuổi ở bậc trung học cơ sở và trung học phổ thông. Năm 1998, mức chi tiêu cho giáo dục ở từng cấp học đều cao hơn so với năm 1993.

Mối tương quan giữa sức khỏe và và mức thu nhập của các hộ gia đình minh họa rõ cho nhận xét là người nghèo dễ bị tác động của tình trạng sức khỏe yếu kém và suy dinh dưỡng. Kết quả 2 cuộc điều tra cho thấy mức chi tiêu bình quân đầu người cho chăm sóc y tế năm 1993 là 82,56 ngàn đồng/ năm (chiếm 6,72 % trong tổng chi tiêu) và năm 1998 là 143,72 ngàn đồng/năm (chiếm 5,22 % tổng chi tiêu). Nhóm giàu nhất có chi tiêu cho y tế bình quân gấp 5,84 lần nhóm nghèo nhất; thành thị gấp 1,61 lần nông thôn, nữ giới chi tiêu cho y tế nhiều hơn nam giới.

I-4-3- Theo dõi diễn biến tỷ lệ nghèo, một cách tiếp cận sự thay đổi của mức sống dân cư

Tỷ lệ nghèo ở Việt Nam đã giảm nhanh chóng trong vòng 5 năm kể từ 1993 đến 1998.

Tỷ lệ nghèo về lương thực-thực phẩm đã giảm từ 24,9 % xuống còn 15 %. Tỷ lệ nghèo chung giảm từ 58,1 % còn 37,4 %. Tuy tỷ lệ nghèo chung còn cao nhƣng kết quả giảm nghèo này là một thành công lớn của chính phủ Việt Nam mà chưa có nước nào đạt được trong những năm gần đây.

Bảng 9: Tỷ lệ nghèo đói ở Việt Nam (%)

Cơ quan Mức nghèo 1992 - 1993 1997-1998

Bộ LĐ, TB & XH Đói 5,0 2,0

Tỷ lệ nghèo 30,0 15,7

Ngân hàng thế giới/Tổng cục Thống kê

Nghèo về lương thực, thực phẩm

24,9 a 15,0 b

Ngân hàng thế giới Nghèo 58,1 37,4

UNDP Nghèo về con người 28,7 c

Nguồn : Bộ LĐ.TB&XH, 1999; UNDP, Báo cáo phát triển con người 1999

a: Số liệu của ngân hàng thế giới; b: Số liệu năm 1997/1998 của Ngân hàng thế giới và Tổng cục Thống kê; c: Chỉ số 1997 sử dụng số liệu của một số năm khác nhau.

40 Tỷ lệ nghèo lương thực - thực phẩm (với ranh giới mức thu nhập 62,477 đồng/người/tháng năm 1993 và 107.236 đồng/người/tháng năm 1998) và tỷ lệ nghèo chung (với ranh giới mức thu nhập là 96.700 đồng/ người/ tháng năm 1993 và 149.156 đồng/ người/

tháng năm 1998) đã giảm rất nhanh ở cả hai khu vực thành thị và nông thôn. Tỷ lệ nghèo lương thực - thực phẩm giảm 5,6 % (từ 7,9 % còn 2,3 %) ở khu vực thành thị và 10,8 % (từ 29,1 % còn 18,3 %) ở khu vực nông thôn. Tỷ lệ nghèo chung cũng giảm đi 16,1 % ở khu vực thành thị và giảm 21,5 % ởkhu vực nông thôn.

Bảng 10: Chênh lệch mức sống giữa thành thị và nông thôn

Tỷ lệ nghèo ở thành thị, % 25,1 9,0

Tỷ lệ nghèo ở nông thôn, % 66,4 44,9

Tỷ lệ người nghèo ở nông thôn trong tổng số người nghèo,%

91,0 94,0

Tỷ lệ dân số nông thôn so với dân số toàn quốc, % 80,0 76,5

Bình quân chi tiêu theo đầu người ở thành thị, VND*

3.013.000 4.860.000

Bình quân chi tiêu theo đầu người ở nông thôn, VND 1.669.000 2.167.000

Nguồn: Tổng cục Thống kê, Kết quả điều tra mức sống dân cƣ Việt Nam 1992-1993 và 1997-1998;

Tổng cục thống kê, Điều tra sơ bộ dân số và nhà ở, Hà Nội, 1999

*Giá so sánh với năm 1998

Tỷ lệ nghèo ởkhu vực thành thị hiện tại hầu nhƣ chiếm tỷ lệ rất thấp, trong khi đó ở nông thôn vẫn còn khoảng 1/5 dân số sống trong nghèo khổ theo ngưỡng nghèo lương thực - thực phẩm và gần một nửa dân số sống trong nghèo khổ theo ngƣỡng nghèo chung. Dù đã giảm đáng kể về tỷ lệ nghèo khổ, song tỷ lệ nghèo ở Việt nam vẫn còn quá cao (tới 37 % dù với ranh giới nghèo theo quy định là còn quá thấp) nên dẫn đến khoảng cách phân hóa giàu nghèo trên phạm vi cả nước còn rất lớn (10 lần).

41

Bảng 11: Phát triển con người giữa nhóm giàu nhất và nghèo nhất ở Việt Nam, 1997/ 98

Các chỉ số xã hội 20% nghèo

nhất

20% giàu nhất

Tỷ lệ sinh sản (số con) 3,5 2,1

Quy mô hộ gia đình 5,6 4,1

Phụ nữ có thai đƣợc chăm sóc sức khỏe trong thời gian mang thai, %

50 83

Trẻ em thiếu cần suy dinh dƣỡng ởmức vừa phải, % 43 18 Trẻ em thiếu cân suy dinh dƣỡng nghiêm trọng, % 7 1

Trẻ em thiếu cân lúc sinh, % 11 5

Người ốm không thể làm việc bình thường trong tháng trước điều tra, %

56 38

Bình quân số năm đi học 4,4 8,2

Tỷ lệ biết chữ, % 78 95

Chênh lệch về tỷ lệ biết chữ giữa nam và nữ (điểm) 11 5

Nguồn: Tổng cục Thống kê, Kết quả điều tra mức sống dân cƣ Việt Nam 1997/98, Hà Nội, 1999

42 THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Tỷ lệ : 1 : 400.000

Một phần của tài liệu Luận án Thạc sĩ Khoa học Địa lý: Mức sống dân cư thành phố Hồ Chí Minh - thực trạng và giải pháp (Trang 42 - 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(148 trang)