2-1- Dân số và nguồn lao động

Một phần của tài liệu Luận án Thạc sĩ Khoa học Địa lý: Mức sống dân cư thành phố Hồ Chí Minh - thực trạng và giải pháp (Trang 60 - 64)

CHƯƠNG II: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG MỨC SỐNG DÂN CƯ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NHÌN TỪ GÓC ĐỘ ĐỊA LÝ

II- 2-1- Dân số và nguồn lao động

Dân số là một vấn đề kinh tế - xã hội tổng hợp và có vị trí đặc biệt quan trọng. Nói đến dân số TP.HCM là nói đến 1/4 dân số đô thị của cả nƣóc với một số dân có thể đƣa TP.HCM trở thành một thành phố đông dân của thế giới. TP.HCM là thành phố trẻ, dân số TP.HCM cũng là dân số trẻ. Trong những năm qua, thành phố đã giảm đáng kể tỷ lệ tăng tự nhiên của dân số đồng thời cũng tạo nhiều chuyển biến tích cực về cơ cấu, chất lƣợng của dân số.

Tính đến 0 giờ ngày 01 tháng 4 năm 1999, tổng số dân thường trú tại địa bàn thành phố là 5.037.155 người, chiếm 6,6 % dân số cả nước và là đơn vị hành chánh có số dân đông nhất nước. Trong 22 quận, huyện có 5 quận, huyện có số dân cư trú trên 300 ngàn; 9 quận, huyện có số dân từ 200 đến 300 ngàn người và 8 quận, huyện có số dân dưới 200 ngàn.

Thành phố có hơn 40 dân tộc đang cư trú, đông nhất là người Kinh (Việt), kế đến là người Hoa, Chăm, Khmer, Tày, Nùng,...Tỷ lệ người Kinh chiếm tuyệt đại đa số và đang tăng nhanh do tăng cơ học. Người Hoa ở TP. HCM chiếm 1/2 số người Hoa trong cả nước và sinh sống tập trung ở các quận nội thành.

Mật độ dân số TP.HCM tăng đáng kể qua các năm. Mật độ dân số trung bình năm 1979 là 1.633 người, năm 1989 là 1905, đến năm 1999 đã là 2406 người. Nhìn chung dân cư thành phố phân bố không đồng đều giữa các quận, huyện, tập trung nhiều ở khu vực trung tâm, mật độ cao nhất ở quận 5 (51.131) và thấp nhất ở huyện Cần Giờ (82). Các huyện nằm trên trục giao thông chính đi vào thành phố hoặc tập trung các khu công nghiệp có tốc độ

54 đô thị hoá khá nhanh và là những nơi có mật độ dân số cao. Đặc biệt khi so sánh mật độ các huyện Thủ Đức, Nhà Bè và Hóc Môn trước và sau khi thành lập các quận mới vào năm 1997, một điều dễ thấy là tại phần khu vực ven nội thành (các quận 7, 12, Thủ Đức mới) mật độ tập trung cao hơn hẳn các khu vực còn lại.

Nhìn chung, dân số TP.HCM tăng nhanh qua các năm. Có thể lấy mốc thời gian là năm 1975 để thấy rõ sự biến động của dân cƣ thành phố, trong đó yếu tố lịch sử đóng một vai trò quan trọng. Trước năm 1975, do thành phố có nhiều điều kiện địa lý thuận lợi cho việc phát triển kinh tế nên vùng đất này đã thu hút khá nhiều dân cƣ các tỉnh miền Bắc và miền Trung tới sinh sống, lập nghiệp. Đây cũng là nơi tương đối an toàn trong những năm chiến tranh ác liệt. Đến năm 1945, dân số thành phố đã là 85 vạn dân. Cho tới năm 1975, con số này tăng lên đến 3,5 triệu người. Tốc độ tăng cơ học bình quân 3,8 % / năm, tăng tự nhiên là 3,9 %/ năm. Trong giai đoạn từ 1975 đến 1999, tốc độ tăng tự nhiên chậm lại và giảm dần do các biện pháp kế hoạch hoá gia đình và một phần dân trí đƣợc nâng cao. Về tăng cơ học, giai đoạn 1975-1985 bình quân giảm 1,14 % do nhiều nguyên nhân (hồi hương, kinh tế mới, xuất cảnh trái phép...). Từ sau 1986, với chính sách đổi mới của Đảng, kinh tế dần dần phát triển, đời sống được cải thiện, diện tích đô thị dược mở rộng, người đi ngày càng ít và người đến ngày càng đông. Tỷ lệ tăng cơ học bình quân trong khoảng 1986-1999 là 0,78 % (bằng 1/2 tốc độ tăng tự nhiên). Dân di cƣ vào thành phố nhiều nhất vào thời kỳ 1991 -1995 (tăng 0,96

%). Tốc độ tăng cơ học tỷ lệ thuận với tăng trưởng kinh tế (GDP). Số người nhập cư vào thành phố đa số là nữ phù hợp với sự tăng trưởng kinh tế trong các ngành dệt, chế biến thực phẩm, dịch vụ buôn bán nhỏ.

55

Hình 4: THÁP TUỔI DÂN SỐ TP. HCM QUA 3 THỜI KỲ

1979

1989

1999

56 Về cơ cấu dân cƣ, dân số thành thị chiếm 83,5 % và 16,5 % là dân số nông thôn. Do tiến trình đô thị hoá tăng nhanh và do thành lập thêm 5 quận mới nên dân số thành thị tăng mạnh trong khi dân số nông thôn giảm. Dân cƣ thành phố đƣợc phân bố theo sự điều phối của chính quyền, tuy nhiên cũng có sự di cư tự phát của người dân nông thôn đến thành phố. Ở khu vực nội thành và ngoại vi, số người nhập cư có xu hướng giảm hoặc tăng chậm, còn khu vực ven, số này tăng khá nhanh.

Cơ cấu dân cƣ theo giới tính và độ tuổi đƣợc thể hiện khá rõ qua tháp tuổi. So với các nước châu Á, Việt Nam có hệ số giới tính thấp, đặc biệt hệ số của TP.HCM thuộc loại thấp nhất so với cả nước, khu vực thành thị thấp hơn nông thôn, ở nội thành thấp hơn ngoại thành và thấp nhất là ở các quận trung tâm. Nguyên nhân có thể do mức tử vong nam lớn hơn nữ cũng như do ảnh hưởng của chiến tranh ở các thập niên 60 và 70 của thế kỷ trước làm cho hệ số giới tính giảm dần qua các độ tuổi. Hình tháp tuổi của TP.HCM có phần đỉnh tháp bị co lại ở các năm 1979, 1989, 1999. Phần đáy tháp năm 1999 co lại cho thấy có sự chuyển biến hợp lý do tỷ lệ sinh giảm. Kết quả điều tra dân số năm 1999 cũng cho thấy điều kiện môi trường sống được cải thiện nên tuổi thọ bình quân của người dân thành phố cũng tăng lên đáng kể.

Cứ 5 năm, tuổi thọ bình quân của người dân tăng thêm 1 tuổi.

- Nguồn lao động

Thành phố có 3.311.530 người trong độ tuổi lao động, hàng năm tăng bình quân 3,8%. Tình trạng làm việc của người dân trong độ tuổi lao động có thay đổi đáng kể từ 1989 đến 1999: tỷ lệ người nội trợ và người đi học tăng lên trong khi tỷ lệ mất khả năng lao động hay thất nghiệp đều giảm. Trong số 2.224.446 người đang làm việc có 96,5% trong độ tuổi lao động, 1,1% dưới độ tuổi lao động (dưới 16 tuổi) và 22,4 % trên độ tuổi lao động. Bình quân một người trong độ tuổi lao động làm việc để nuôi 2,35 người. Tỷ lệ này có giảm so với năm 1979 và 1989.

57 Nhìn chung trình độ chuyên môn của lao động TP.HCM còn rất thấp. Trung bình cứ 1.000 lao động có đến 830 người không có trình độ chuyên môn, 47 người có trình độ công nhân kỹ thuật, nghiệp vụ, 35 người có trình độ cao đẳng, đại học. Sự mất cân đối trơng trình độ chuyên môn của người lao động gây khó khăn trong việc định hướng đào tạo. Nếu so với kết quả điều tra năm 1989, số người trong độ tuổi lao động có bằng cấp chuyên môn tăng gấp 3 lần, đặc biệt trong các ngành xây lắp, thương mại, khách sạn, nhà hàng...

Cơ cấu lao động TP.HCM chia theo các thành phần kỉnh tế nhà nước và tập thể có xu hướng giảm, trong khi ở các khu vực kinh tế cá thể, nhất là có vốn đầu tư nước ngoài lại tăng nhanh. Lao động ở khu vực nhà nước tập trung ở các ngành công nghiệp, vận tải, quản lý, đào tạo... Khu vực tư nhân thu hút nhiều lao động ở các ngành thương mại, dịch vụ, tiểu thủ công nghiệp, ăn uống, du lịch...

Một phần của tài liệu Luận án Thạc sĩ Khoa học Địa lý: Mức sống dân cư thành phố Hồ Chí Minh - thực trạng và giải pháp (Trang 60 - 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(148 trang)