1- Quan điểm trong vấn đề nâng cao mức sống dân cƣ

Một phần của tài liệu Luận án Thạc sĩ Khoa học Địa lý: Mức sống dân cư thành phố Hồ Chí Minh - thực trạng và giải pháp (Trang 112 - 115)

CHƯƠNG III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO MỨC SỐNG DÂN CƯ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

III- 1- Quan điểm trong vấn đề nâng cao mức sống dân cƣ

Để có cơ sở đƣa ra mục tiêu và giải pháp nâng cao mức sống dân cƣ, nhất thiết phải dựa trên một số quan điểm và tất cả những quan điểm đó đều phải phục vụ mục đích dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.

Quan điểm thứ nhất là quan điểm chúng tôi đã trình bày trong phần đầu của luận văn, đó là vấn đề nâng cao mức sống dân cƣ phải đƣợc hiểu một cách toàn diện trên cơ sở phát triển con người, thực hiện các tiến bộ và công bằng xã hội. Một đời sống sung túc, hạnh phúc không thể chỉ dựa trên một số tiêu chí về thu nhập và chi tiêu mà còn phụ thuộc vào rất nhiều vấn đề trong đó việc chăm sóc sức khoe (kể cả sức khỏe vật chất và tâm thần), giáo dục, các phương tiện của cơ sở hạ tầng vật chất kỹ thuật…

Thứ hai, việc nâng cao mức sống dân cƣ phải tính đến việc giảm sự cách biệt về mức sống giữa các tầng lớp dân cƣ và giảm khoảng cách phân hóa giàu nghèo. Tuy nhiên điều này không có nghĩa là kìm hãm những người có khả năng làm giàu. Bởi vì mức sống dân cư có được nâng lên hay không, trước tiên phải dựa vào sự phát triển kinh tế. Nền kinh tế chỉ có thể phát triển khi thu hút đƣợc các nguồn lực một cách hiệu quả nhất. Nguồn lực ở đây chính là vốn và con người. Con người có vốn, biết cách làm ăn, biết làm giàu chính đáng cần phải đƣợc khuyến khích để phát triển.

Thứ ba, khuyến khích làm giàu chính đáng đồng thời với việc đảm bảo phát triển bền vững. Muốn làm đƣợc điều này cần phải hạn chế những

106 bất công về mặt xã hội do sự xuất hiện của những hố sâu về phân hoá đời sống xã hội. Quan điểm này đề cập tới chính sách điều tiết, trong đó thuế thu nhập đóng vai trò quan trọng. Với quan điểm này, thu nhập của nhóm "người giàu" được điều tiết cho nhóm người nghèo thông qua chính sách thuế để tạo thành các quỹ an sinh xã hội, qua đó người nghèo hay những người không có khả năng làm việc có cơ hội hưởng một phần phúc lợi hay vay vốn lập nghiệp từ các quỹ này. Kinh nghiệm của các nước Bắc Âu cho thấy nếu không có chính sách điều tiết thì khoảng cách phân hóa giàu nghèo là 22 lần, sau khi điều tiết bằng chính sách thuế của chính phủ thì khoảng cách chênh lệch giữa nhóm giàu và nhóm nghèo chỉ còn khoảng 5 lần. Na Uy cho tới năm 2002 là năm thứ hai liên tiếp đứng đầu thề giới về chất lƣợng cuộc sống với khoảng cách phân hóa giàu nghèo là 5 lần, so với Mỹ là 10 lần. Phát triển bền vững theo quan điểm này vừa phù hợp với quan điểm chung của nhiều nước trên thế giới vừa xuất phát từ đặc điểm của Việt Nam phát triển theo định hướng xã hội chủ nghĩa trong bối cảnh quốc tế ngày nay.

Thứ tƣ, nâng cao mức sống dân cƣ và giảm khoảng cách phân hóa giàu nghèo phải bắt đầu từ việc nâng cao mức sống của nhóm nghèo. Việc giảm tình trạng nghèo có nghĩa mức sống chung của dân cƣ sẽ đƣợc nâng lên, đồng thời khoảng cách phân hoá đƣợc rút ngắn lại.

Quan điểm này thể hiện việc sử dụng các nguồn lực nhất định để yểm trợ cho những người nghèo, nhóm người chịu nhiều thiệt thòi trong xã hội, để họ có khả năng vươn lên.

Quan điểm thứ năm là trong nền kinh tế thị trường tất yếu phải có sự phân hóa giàu nghèo, có người giàu và người nghèo vì khả năng và điều kiện của mỗi con người có thể nắm được cơ hội để tự đáp ứng các nhu cầu thiết yếu và vươn lên cao hơn trong làm ăn kinh tế là khác nhau. Quan điểm này cho thấy phải chấp nhận một khoảng cách phân hóa nhất định để không

107 ảnh hưởng tới chính sách điều tiết làm hạn chế việc phát triển các nguồn lực, hạn chế những người làm giàu chính đáng. Quan điểm này cũng đòi hỏi chính sách điều tiết phải linh hoạt, vừa kích thích đƣợc sản xuất phát triển vừa đảm bảo đƣợc tình công bằng xã hội và phù hợp với mỗi giai đoạn phát triển của đất nước. Hơn nữa việc cố gắng giữ khoảng cách giàu nghèo chứ chƣa nói giảm lại là một điều tốt một khi cả hai giá trị tuyệt đối về thu nhập của 2 nhóm đều dược nâng lên. Khi đó điều cần thiết trước tiên là xác định lại ranh giới nghèo mới có thể tìm ra người nghèo!

Quan điểm cuối cùng và có ý nghĩa về mặt địa lý là việc phát triển kinh tế và tăng mức sống dân cƣ ở TP.HCM phải đƣợc quan niệm một cách tổng thể trong phạm vi toàn đất nước. Là một trong các đô thị lớn của cả nước và là đô thị ở vùng động lực phía Nam, mức tăng trưởng cao ở TP.HCM sẽ tạo ra những luồng di dân từ những vùng nông thôn xung quanh. Ngoài số lao động của khu vực đô thị, dự báo có thể có một số không nhỏ những người ở ngoài khu vực TP.HCM đi lại theo hình thức con lắc để làm việc tại thành phố. Nếu xử lý lốt, hợp lý những dòng người vào thành phố, vào những khu vực phát triển tìm việc làm, thì đây sẽ là một yếu tố điều hòa thu nhập giữa khu vực thành thị và nông thôn. Những lao động này sẽ đóng góp vào sự tăng trưởng kinh tế của thành phố và cũng chính họ sẽ góp phần giảm bớt mức chênh lệch thu nhập giữa TP.HCM và các khu vực xung quanh. Mức sống tăng cao ở thành phố sẽ kéo theo nhiều nhu cầu về thực phẩm và hàng nông sản, tạo điều kiện để các địa phương phát triển sản xuất. Vai trò cực tăng trưởng của TP.HCM không những có nghĩa quan trọng về mặt kinh tế mà còn có nhiều đóng góp cho các lĩnh vực văn hóa và xã hội khác cho cả khu vực Nam bộ.

108 III-2- Những mục tiêu và giải pháp nhằm nâng cao mức sống dân cƣ TP.

Một phần của tài liệu Luận án Thạc sĩ Khoa học Địa lý: Mức sống dân cư thành phố Hồ Chí Minh - thực trạng và giải pháp (Trang 112 - 115)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(148 trang)