TRƯỜNG PTTH HIỆN NAY
II. Những biện pháp khả thủ trong giờ học tpvc ở nhà trường PTTH
Trong giảng văn truyền thống, người ta cũng đi chú ý đến việc gây hứng thú "phát huy tính tích cực" "phát huy trí thông minh" của học sinh. Tuy nhiên do cơ chế giảng văn truyền thống qui định và giới hạn, các biện pháp dạy học ấy chủ yếu vẫn do T thực hiện chứ không phải do tr. Tri thức nhà trường truyền thống vì thể mang tính "nhất thể hóa" chứ không mang tính "cá thể hóa" và "đa dạng hóa" như nhà trường hiện đại.
Vào những thập niên đầu thế kỷ này, từ nền Hán học, nhà trường ta chuyển sang nền Âu học, Tới năm 1925, mô hình giảng văn "phỏng theo lối bình giảng Âu - Tây" của Dương Quảng Hàm ra đời và tồn tại cho đến ngày nay, mặc dù lịch sử nhà trường cũng đã trải qua nhiều bước thang trầm. Thế là gần một thể kỷ nay, "mô hình giảng văn Dương Quảng Hàm"
đã để lai nhiều biện pháp dạy học theo lối binh giảng Ẩu - Tây" trong đó có những biện pháp có thể kế thừa nhƣng phải đổi mới trên cơ sở của các lý thuyết khoa học hiện đại.
1. Sử dụng năng khiếu văn chương của T đề phẩm bình,thẩm định thơ văn.
Biện pháp này một thời, nhất là từ trước năm 1975 đi đem lại những giây phút thực sự hứng thú và khiến nhiều thế hệ học sinh ái mộ văn chương. Bởi vì trong phẩm bình, thẩm định thơ, T thường có nhiều ý kiến cá nhân độc đáo và một tâm hồn nghệ sĩ bay bổng,
không sao chép của ai và cũng không ai sao chép lại đƣợc. Vấn đề mà T giảng bình và thẩm định thường là những tp, những đoạn thơ, đoạn văn, thậm chí chỉ là một câu thơ như :
"Dưới cầu nước chảy trong veo Bên cầu tơ liễu bóng chiều thướt tha"
(Truyện Kiều - Nguyễn Du)
hoặc : "Giếng vàng đã rụng một vài lá ngô"
(Truyện Kiều - Nguyễn Du)
nhưng đó lại là những vấn đề văn chương nghệ thuật mà T thật sự hứng thú. Vì thế, T có thể giảng bình, thẩm định trong nhiều giờ mà cảm xúc vẫn tràn đầy, hồn thơ vẫn bay bổng và bạn đọc -tr vẫn tán thưởng.
Trong nhiều thập kỷ qua, nếu kể từ thời Dương Quảng Hàm thì những nhà giáo văn chương tài hoa như thể cũng không nhiều. Vả lại những tài hoa văn chương như thế là không thể bắt chước được và cùng không dạy được. Nó do nhu cầu xã hội sinh ra. Thực chất đó là một cách cá thể hóa tiếp nhận của T trong giờ giảng văn ở nhà trường truyền thống. Ý nghĩ và cảm xúc nảy nở không thể đoán trước. Nó đem lại nhiều cách cảm nhận, nhiều cách diễn tả mới lạ. Vì thế nó có sức hấp dẫn.
Trong cơ chế giảng văn mới, biện pháp này rắt có triển vọng, nếu người ta biết sử dụng các khí quan ít nhiều có mầm mống văn chương nghệ thuật của tr để phẩm bình và thẩm định thơ văn trong giờ học tpvc ở nhà trường PTTH.
2. Sử dụng các phương tiện trực quan trong giờ giảng văn
Sử dụng các phương tiện trực quan cũng là một biện pháp gây được hứng thú, nâng cao khả năng cảm nhận của bạn đọc - trò. Các phương tiện trực quan mà người ta thường dùng trong giờ giảng văn truyền thống là : chân dung tác giả, các bức tranh về tác phẩm, các biểu đồ, sơ đồ, mô hình về tác phẩm v.v... Có
trường đã xây dựng "phòng học văn" với các tư liệu văn chương độc đáo qua nhiều năm sưu tập. Có trường còn trồng cả một "vườn hoa văn học" với nhiều loại hoa lá văn chương quý hiếm v.v... Gần đây nhiều trường đã sử dụng các phương tiện nghe nhìn hiện đại để cung cấp cho các em những hình ảnh đặc sắc về thiên nhiên đất nước, con người,... mà văn chương mô tả v.v...
Các phương tiện trực quan ấy không hoàn toàn thay thế cho tpvc nhưng có tác dụng hỗ trợ rất lớn trong việc nuôi dưỡng cảm hứng văn chương nghệ thuật trong tâm hồn của mỗi cá thể - trò. Vì thế cơ chế giảng văn mới cần hiện đại nó để kế thừa và phát triển.
3. Sử dụng hình thức đàm thoại ngắn trên lớp
Gần đây ở nhà trường PTTH các nhà giáo đi nói nhiều tới việc "phát huy trí thông minh" và "tính tích cực" của học sinh trong giờ giảng văn. Để đáp ứng yêu cầu này của nhà trường, các T thường sử dụng hình thức đàm thoại ngắn khi bài giảng văn có vấn đề. Câu hỏi được soạn trước trong giáo án hoặc ứng tác trên bục giảng do văn cảnh đặt ra. Vì không có thời gian nên câu hỏi phải ngắn gọn, có tính chất "gợi mở" để học sinh có thể trả lời đƣợc ngay. Sau đó là đôi lời nhận xét để áp đặt nhẹ nhàng những gì T cho là duy nhất đúng. Biện pháp này làm cho lớp học đôi khi rất sôi động, học sinh tranh nhau giơ tay xin phát biểu. Đó sẽ là một biện pháp rất có giá trị nếu người ta thật sự biết trả lại vai trò chủ thể cho trò va T biết "định hướng, tổ chức, điều khiển" giờ học tpvc ở nhà trường PTTH theo hướng giao tiếp, đối thoại và tranh luận.
4. Sử dụng một số câu hỏi để vấn đáp trong giờ học
Do nôn nóng muốn thâu đoạt kết quả, muốn phát huy "trí thông minh" và "tính tích cực" của học sinh mà chỉ cần một bài giảng, một tiết học thôi các T hăng hái nhất thường đưa ra cả một hệ
thống câu hỏi vấn đáp trên lớp. Các tiết học như thế thường sử dụng khoảng trên dưới 40 câu hỏi. T hỏi, tr đáp và sau đó T thì ghi lên bảng còn tr thì chép vào vở. Đây là loại câu hỏi "gởi mở'", lời giải đáp thường có sẵn trong tp hoặc trong sgk. Nó không đòi hỏi học sinh phải suy luận, phán đoán, đối thoại, tranh luận hay trình bày cảm nghĩ, suy nghĩ cá nhân v.v...
Do đó, tác dụng tích cực hóa những khả năng tiềm tàng ở học sinh của biện pháp này cũng không được bao nhiêu. Nó vẫn là các phương pháp "độc thoại" và "áp đặt" của T trên bục giảng nhà trường truyền thống đã kéo dài lê thê từ thời trung cổ đến nay.
Tuy các biện pháp kể trên có làm thay đổi hình ảnh lớp học, cải thiện không khí vốn trầm lắng của giảng văn truyền thống, nhƣng nó vẫn chƣa trả lại đƣợc vai trò chủ thể cho trò và cũng chưa đổi mới được các phương pháp dạy học của nhà trường. Các thuộc tính, chức năng và giá trị nghệ thuật của tpvc vẫn chƣa đƣợc phát hiện bằng các "khí quan" của trò. Các biện pháp phát huy tính tích cực ấy chỉ phản ánh nhu cầu, khát vọng của T và tr là muốn
"thoát khỏi" hệ phương pháp dạy học truyền thống, một hệ phương pháp đã kiềm chế khả năng sáng tạo của họ từ thời Trung cổ đến nay.
Trên đây là những biện pháp ít nhiều có thể kế thừa dù là về phương diện hình thức, nhưng phải được sử dụng trên những quan điểm dạy học mới theo hướng lịch sử - chức năng và hệ thống cấu trúc thì mới tạo ra những điều kiện để tích cực hóa hoạt động tiếp nhận của mỗi cá thể - trò trong giờ học tpvc ở nhà trường PTTH trong sự kết hợp hài hòa với những ưu thế của các phương pháp tiếp cận khác, kể cả cách tiếp cận lịch sử phát sinh.