I. Các phương pháp giảng dạy tpvc trong lịch sử nhà trường phổ thông
Các phương pháp giảng văn theo kiểu Âu học lần đầu tiên xuất hiện ở nước ta vào những thập niên đầu thế kỷ XX.
"Phỏng theo lối bình giảng Âu - Tây" và chú trọng cách tiếp cận lịch sử - phát sinh Dương Quảng Hàm đã đưa ra một tiến trình bài giảng trên lớp như sau:
1) Giới thiệu tiểu sử tác giả; 2) Giảng về hoàn cảnh ra đời của tp; 3) Giới thiệu xuất xứ và đại ý của đoạn trích hay tp; 4) "Giảng nghĩa" và "ý tưởng cùng văn pháp" của tp.
25 năm sau (1949-1950) khi giảng trích đoạn "Người thiếu phụ trông chồng" (Chinh phụ ngâm-Đoàn Thị Điểm) Đặng Thai Mai cũng đƣa ra một trình tự bài giảng nói chung tương đồng với "mô hình Dương Quảng Hàm".
4
Đến nay (1990-1992) dù có những sáng tạo thêm, nhƣng trình tự bài giảng vẫn chƣa có gì khác so với mô hình giảng văn Dương Quảng Hàm. Đó chỉ là những "biến thể" của mô hình Dương Quảng Hàm và mô hình giảng văn "kiểu Pháp" hồi đầu thế kỷ này.
Các phương pháp mới sẽ là sự kế thừa phầm tích cực của các phương pháp cũ nhưng đƣợc cái biến trên cơ sở những quan điểm khoa học hiện đại nhằm tích cực hóa hoạt động tiếp nhận của chủ thể - trò.
II. Những đóng góp và hạn chế của các phương pháp giảng văn truyền thống
1. Là sản phẩm của những thời kì lịch sử trước đây, các phương pháp giảng văn truyền thống đã góp phần khá đặ sắc vào việc phẩm bình những áng văn chương cung cấp nhiều nguồn tư liệu văn chương nghệ thuật cho các thế hệ trò như: nguồn tư liệu Hán học Âu học và nguồn văn liệu cách mạng. Mặt khác nó còn góp phần đào tạo con người cho những thời đại đã qua.
2. Tuy nhiên các phương pháp cũ vẫn còn bộc lộ nhiều hạn chế như:
a) Quan niệm dạy học là quá trình truyền thụ và lĩnh hội tri thức, trong đó T truyền thụ tri thức cho tr.
b) Cơ chế dạy học chủ yếu đƣợc xây dựng trên cơ sở của mối liên hệ một chiều theo cách T tác động đến tr
c) Cách tiếp cận còn thiên về bình diện lịch sử phát sinh
d) Quan điểm tiếp nhận là quan điểm t "áp đặt" cho tr, kiến thức cũng nhƣ cảm xúc là do T truyền đạt, áp đặt theo kiểu duy nhất đúng v.v...
CHƯƠNG II: KHẢO SÁT CÁC BIỆN PHÁP GIẢNG DẠY TPVC Ở NHÀ TRƯỜNG PTTH HIỆN NAY
I. Tác giả luận án đã tiến hành khỏa sát các biện pháp giảng dạy tpvc ở nhà trường PTTH hiện nay theo sự phân loại nhƣ sau:
1. Các biện pháp thiên về "độc thoại" trong giảng dạy tpvc ở nhà trường PTTH
5
a) Những số liệu thống kê về thời gian hoạt động trên lớp của T và tr: Thời gian trên lớp của T ước tính là 75%, của tr là 25% (bảng thống kê trong luận văn - chương II, phần I).
b) Những biện pháp "độc thoại"
+ Sử dụng lời nói của T để giảng văn
+ Sử dụng năng khiếu văn chương của T để bình phẩm và thẩm định thơ văn.
+ Áp đặt những gì T biết và T muốn
+ Trên bục giảng T nói với mình nhiều hơn là nói với tr.
2. Các biện pháp tiếp cận lịch sử - phát sinh trong giảng dạy tpvc ở nhà trường PTTH Biện pháp chủ yếu vẫn là đối chiều tp với thời đại đẻ ra nó để tìm giá trị tp, rồi cuối cùng mới liên hệ với thực tế cuộc sống ngày nay để "giáo dục". Ngoài ra còn sử dụng các phương tiện trực quan như so đồ, bảng biểu, tranh ảnh về tác giả, tp để minh họa bài giảng của T.
3.Các biện pháp "bám lấy từ' một cách máy móc trong giảng dạy tpvc ở nhà trường PTTH
a) Vận dụng tiêu chí ngôn ngữ học một cách xơ cứng để thẩm định và phẩm bình giá trị nghệ thuật của tpvc.
b) Tuyệt đối hóa giá trị của các "nhãn từ" mà bỏ qua chỉnh thể tp.
c) "Bám lấy từ" để rồi diễn tác phẩm ra văn xuôi một cách nhạt nhẽo.
4. Các biện pháp cung cấp kiến thức "có sẵn" cho trò trong giảng dạy tpvc ở nhà trường PTTH.
Kiến thức đƣợc cung cấp là chỉ lấy từ tƣ liệu tham khảo, tƣ liệu giảng dạy, SGK hoặc từ lời giảng của T... mà không quan tâm đến những phát hiện của bản thân trò.
5. Các biện pháp "phát huy tính tích cực" của trò trong giờ học tpvc ở nhà trường PTTH
a) Sử dụng một số câu hỏi đàm thoại ngắn để phụ họa cho lời thuyết giảng của T.
b) Sử dụng nhiều câu hỏi vụn vặt để hỏi đáp suốt giờ học.
Thực chất, đó vẫn là những biện pháp dạy học "áp đặt" và cung
6 cấp kiến thức "có sẵn".
II. Những biện pháp khả thủ trong giờ học tpvc ở nhà trường phổ thông trung học 1. Sử dụng năng khiếu văn chương của T để phẩm bình và thẩm định thơ văn.
2. Sử dụng các phương tiện trực quan trong giờ giảng văn.
3. Sử dụng hình thức đàm thoại ngắn trên lớp.
4. Sử dụng một số câu hỏi để vấn đáp suốt giờ học.
Đây là những biện pháp ít nhiều có thể kế thừa nhƣng phải đƣợc sử dụng theo quan điểm dạy học mới, sáng tạo để tích cực hóa hoạt động tiếp nhận của mỗi cá thể - trò trong giờ học tpvc ở nhà trường PTTH.