CHƯƠNG III: CON ĐƯỜNG TÍCH CỰC HÓA HOẠT ĐỘNG TIẾP NHẬN CỦA HỌC
I. Luận án đã xác định 5 tiền đề phương pháp luận cho phương hướng tích cực hóa các hạt động tiếp nhận của học sinh nhƣ sau
1. Chủ thể và đối tượng trong giờ học tpvc ở nhà trường PTTH a) Chủ thể và đối tượng trong giờ học tpvc ở nhà trường PTTH
Trong giờ học tpvc ở nhà trường PTTH, có 3 nhân tố chính là: T, tr và tp. Tr cần có phương pháp nhà trường và có tp để sử dụng lại" và " sáng tạo lại" nhằm thỏa mãn nhu cầu phát triển về các mặt trí tuệ và tâm hồn...của mình
T "tổ chức, định hướng, điều khiển" hoạt động dạy học trên lớp để thỏa mãn những nhu cầu ấy về thể chất, trí tuệ và tâm hồn của mỗi cá thể-trò.
Vì thế, tr là "chủ thể", T là một "liên-chủ thể" và tp là "đối tƣợng" trong giờ học tpvc ở nhà trường PTTH với những mối liên hệ tương tác.
7
b) "Hoạt động bên trong" của chủ thể-trò trong giờ học tpvc ở nhà trường PTTH Tâm lý học ngày nay phát hiện ra rằng "hoạt động bên trong" và "hoạt động bên ngoài" có "cấu tạo chung giống nhau". Nhờ chúng làm "trung giới" mà con người có thể cảm và hiểu đƣợc thế giới nhƣ nó tồn tại.
Sự phát triển về thể chất và trí tuệ khiến trẻ em có nhu cầu cảm và hiểu biết về thế giới. Nhu cầu đó ở trẻ em "giống nhƣ. con nòng nọc cũng đả thở, nhƣng với khí quan khác với con nhái" (J.Piaget).
Tích cực hoá hoạt động tiếp nhận của học sinh vì thế là phải tổ chức đƣợc những
"hoạt động bên ngoài" để chúng "chuyển vào trong". "Hoạt dộng bên trong" khiến mỗi cá thể-trò có thể hiểu đƣợc thế giới bên ngoài, thế giới tp qua những hình ảnh "tâm lý" quá việc xử lý và biến đổi những thống tin để phát hiện ra "nghĩa" của tp và "ý" của bản thân mình.
Dấu hiệu của "hoạt động bên trong", của 'hoạt động tiếp nhận" là những cảm xúc thẩm mỹ, những "cảm xúc thanh lọc" ở mỗi bạn đọc-trò.
2. Cá thể hoá hoạt động tiếp nhận của bạn đọc-trò trong giờ học tpvc ở nhả trường PTTH
Luận án đã nhận thức vấn đề này nhƣ sau:
a) Cá thể hoá hoạt động tiếp nhận của bạn đọc-trò:
Thực chất của cá thể hoá tiếp nhận là bạn đọc-trò đƣa tác phẩm vào các "văn cảnh mới", "quan hệ mới", "hệ quy chiếu mới"... của thời đại mình để phát hiện "nghĩa", phát hiện
"giá trị" của nó.
Cá thể hoá "không phải ý muốn chủ quan của người đọc mang lại nghĩa mới cho tp mà là tiến trình đời sống khách quan". Nhƣng muốn phát hiện "nghĩa" mới thì phải đặt mỗi cá thể-trò và "ý" của họ vào những "tình huống có vấn đề", trong "sức ép" của "nhóm nhỏ"-trò ... buộc họ bộc lộ tính cách, bản lĩnh để "cắt nghĩa tác phẩm một cách mới mẻ, theo những bình diện mới, góc độ mới".
b) Cá thể hoá hoạt động tiếp nhận ở bạn đọc-trò đƣợc hiểu trên 3 bình diện, đó là: nhu cầu sử dụng tp, khả năng cảm nhận tp và khả năng xử lý những mối quan hệ giữa tp với thực tại-lịch sử qua
8 mỗi bạn đọc- trò.
3. Tiếp cận lịch sử-chức năng trong giờ học tpvc ở nhà trường PTTH a) Tiếp cận lịch sử-phát sinh trong nghiên cứu giảng dạy tpvc
Luận án đẫ nêu lên 6 cách tiếp cận tpvc và các hiện tượng văn chương. Đó là các cách tiếp cận: Lịch sử-phát sinh, lịch sử-chức năng, lịch sử-so sánh, lịch sử-loại hình, cấu trúc và kí hiệu học.
Cách tiếp cận lịch sử-phát sinh thường đối chiếu tác phẩm với thời đại để ra nó", với
"dự đồ" ban đầu của tác giả để phát hiện "nghĩa", phát hiện "giá trị" và lý giải tp nhƣ là "sự phản ánh giản đơn những đặc điểm" của một thời đại nhất định.
b) Tiệp cận tịch sử-chức năng trong nghiên cứu giảng dạy tpvc
Không phủ nhận cách tiếp cận lịch sử phát sinh nhƣng luận án chú trọng sử dụng cách tiếp cận lịch sử-chức năng. Đó là cách tiếp cận có khả năng giúp mỗi bạn đọc-trò có thể tiếp tục phát triển, sáng tạo và phát hiện đƣợc "nghĩa" mới của tp theo nhu cầu của họ và thời đại họ. Tiếp cận lịch sử -chức năng trong nghiên cứu, giảng dạy tpvc chủ yếu là ở việc đối chiếu cấu trúc của tp với "thực tại lịch sử", với "nhu cầu thẩm mỹ" của bạn đọc kể cả bạn đọc-trò để phát hiện “giá trị” và “ý nghĩa” của tp "đối với đời sống tinh thần của con người thời đại chúng ta".
c) Tiếp cận lịch sử-chức năng trong giờ học tpvc ở nhà trường PTTH
Tác giả luận án quan niệm ràng tiếp cận lịch sử-chức năng trong giờ học tpvc ở nhà trường PTTH là một giải pháp khoa học, khách quan để tạo ra một hệ thống giá trị mới cho tp và cổ khả năng khơi dậy nguồn cảm hứng nghệ thuật ở mỗi cá thể-trò, tích cực hoá hoạt động tiếp nhận ở họ và khiến họ thật sự trở thành những chủ thể sáng tạo, chủ thể của các quan hệ xã hội.
4. Tiếp cận hệ thống-cấu trúc trong giờ học tpvc ở nhà trường PTTH a) Về cách tiếp cận hệ thống-cấu trúc:
Thế giới quanh ta là những hệ thống là sự chồng chất "những hệ thống của hệ thống"
bởi vì mỗi bộ phận của nó cũng là một hệ thống. Mỗi hệ thống có cấu trúc và cấu trúc có thông tin. Đó cũng là sự chồng chất "những cấu trúc của cấu trúc".
9
Tiếp cận hệ thống - cấu trúc là tìm cách đƣa cái khó xử lý về một hình thức dễ xử lý hơn, đưa cái khó sử dụng về một hình thức dễ sử dụng hơn. Muốn vậy, trước hết người ta phải xây dựng mô hình của "đối tƣợng". Tiếp theo là phải đi sâu vào các mối liên hệ, các bộ phận kể cả các khâu trung gian...để phát hiện và xử lý thông tin, nghĩa là phải trải qua hai giai đoạn tiếp cận: macro và micro.
Trong các giai đoạn tiếp cận nhƣ thế phải tạo ra đƣợc "trực quan và cảm tính" cho nhà khoa học cũng nhƣ mỗi bạn đọc-trò.
Cần kết hợp phương pháp mô hình hóa với những phương pháp "phi hình thức hoá"
khác, đặc biệt là các phương pháp đặc thù của mỗi ngành khoa học mà không phương pháp nào có thể thay thế đƣợc.
b) Tiếp cận hệ thống-cấu trúc trong giờ học tpvc ở nhà trường PTTH
Tpvc là một hệ thống có cấu trúc phức tạp. Nó cũng đòi hỏi phải đƣợc đối xử nhƣ là những hệ thống, nghĩa là cũng phải trải qua hai giai đoạn tiếp cận:
- Giai đoạn tiếp cận macro là giai đoạn khảo sát tp ở dạng chỉnh thể và toàn cục bằng cách xây dựng mô hình tp.
- Giai đoạn tiếp cận micro là giai đoạn đi sâu vào các quan hệ, các cấu trúc kể cả các khâu trung gian để phát hiện và xử lý thông tin, phát hiện "giá trị" của tp.
5. Quá trình thống nhất giữa dạy học và giáo dục trong giờ học tpvc ở nhà trƣòng PTTH
Ở nhà trường truyền thống, T chỉ mới dạy "nghĩa" của tp cho tr. Cuối cùng T mới đưa ra "lời khuyên", "liên hệ cuộc sống thực tại" hoặc đƣa ra những câu "cách ngôn"... để "giáo dục"!
Ngày nay, quá trình cá thể hoá tiếp nhận theo hướng lịch sử-chức năng và hệ thống- cấu trúc sẽ phát hiện ra "nghĩa" của tp và "ý" của mỗi cá thể-trò. Quá trình "giao tiếp, đối thoại, tranh luận" khiến trò sẽ tự điều chỉnh lại "hành vi" và "nhận thức" của mình để hình thành trí thức và nhân cách.
Đó là quá trình thống nhất một cách khoa học, khách quan giữa dạy học và giáo dục.
Khi ấy, "bộ mặt tâm lý-Người, tri thức và nhân cách ở mỗi cá thể-trò được hình thành. Con người "xây dựng" nên bản thân mình, "sáng tạo" nên nhân cách của mình chứ "không phải
10 vốn sinh ra con người đã là Người" ! (J-B.Watson).