CHƯƠNG III CON ĐƯỜNG TÍCH CỰC HÓA HOẠT ĐỘNG TIẾP NHẬN CỦA HỌC SINH TRONG GIỜ HỌC TPVC Ở NHÀ TRƯỜNG PTTH
II. Những phương hướng qui định quá trình tích cực hóa hoạt động tiếp nhận của học sinh trong giờ học tpvc ở nhà trường PTTH
Những tiền đề phương pháp luận kể trên qui định quá trình tích cực hóa hoạt động tiếp nhận của trò theo những phương hướng như sau :
1. Cấu trúc lại cơ chế giảng dạy tpvc ở nhà trường PTTH a) Cơ chế giảng văn truyền thống.
Tư tưởng dạy học truyền thống nói chung là T truyền thụ kiến thức cho tr. Tư tưởng này quy định cơ chế dạy học trong giới hạn phiến diện của mối quan hệ "T - tr". Đó là cơ chế
"chỉ biết có một kiểu quan hệ xã hội" (17 tr 205) là T tác động đến tr. Quan hệ T - tr theo hướng chỉ có một chiều như thế chưa phải là sự tác động qua lại giữa chủ thể và đối tượng.
Nó chỉ là mối quan hệ liên nhân cách trong cùng một chủ thể. Trong mối quan hệ này, T được nhà trường truyền
thống giao cho chức trách truyền thụ tri thức và cung cấp tƣ liệu có sẵn cho tr.
Nhƣng cơ chế giảng văn truyền thống đƣợc xây dựng trên Cơ sở mối quan hệ T - tr ấy muốn vận hành trên lớp học để truyền thụ tri thức thì nó con phải có quan hệ cấu trúc với nhiều nhân tố khác nữa. Trước hết đó là quan điểm tiếp nhận "duy nhất đúng" trong sự áp đặt của T. Mặt khác, ở đây T, tr chỉ tiếp cận tpvc trên bình diện lịch sử - phát sinh. Vì thế, những giá trị nghệ thuật mà T truyền thụ chỉ giới hạn trong việc đối chiểu tp với thời đại đẻ ra nó.
Do đó, cách tiếp cận này bộc lộ những hạn chế nhất định.
Trong lịch sử nhà trường, nó đã tạo ra cả một "hệ phương pháp - dạy cua T", hệ phương pháp truyền thống trong dạy học tpvc ở nhà trường PTTH. Cơ chế đó đi đưa đến một số khuynh hướng dạy học quen thuộc như : khuynh hướng độc thoại, khuynh hướng minh họa lịch sử - phát sinh, khuynh hướng ứng dụng ngôn ngữ học, khuynh hướng cổ vũ sự tham gia một cách hình thức của tr vào các quá trình dạy học trên lớp v.v...
Đến nay cơ chế giảng văn truyền thống và hệ phương pháp của nó đã để lại những hậu quả đáng tiếc ở nhà trường PTTH. Nó đã làm hạn chế vẻ đẹp của môn văn chương. Bởi vì cơ chế truyền thống cung hệ phương pháp của nó không nhằm thỏa mãn nhu cầu và khát vọng thẩm mĩ của bạn đọc - trò, không nhằm thỏa mãn những nhu cầu sáng tạo cửa họ.
b) Cấu trúc lại cơ chế dạy học tpvc ở nhà trường PTTH nhằm tích cực hóa hoạt động tiếp nhận của chủ thể - trò.
Muốn giải quyết tận gốc những hậu quả do cơ chế truyền thống để lại ở nhà trường PTTH, vấn đề đặt ra là phải cấu trúc lại nó. Khi đó, giờ học tpvc ở nhà trường PTTH sẽ là một hoạt động dạy học, một hoạt động nhận thức. Các nhân tố chính tham gia hoạt động dạy học, đó là : T, tr và tp. Muốn xây dựng cơ chế mới phải xác định chủ thể và đối tƣợng của hoạt động dạy học ấy. Ở đây tr là người đi học, có nhu cầu "sáng tạo lại", "sử dụng lại"
những vật phẩm văn minh, văn hóa của nhân loại để bồi đắp nên mình. Tp chính là một "vật phẩm", một "khách thể" cần đƣợc "khám phá lại", "phát minh lại". Vì vậy, trong hoạt động dạy học kể trên tr là chủ thể, tp là đối tƣợng và T là một liên chủ thể. Do đó, cơ chế giảng văn mới phải được cấu trúc lại, xây dựng lại trên cơ sở các mối liên hệ tương tác giữa chủ thể tr và đối tƣợng tp. Mối liên hệ "tp - tr" là một"cấu trúc mới", đặt nền tảng cho cơ chế giảng văn ở nhà trường hiện đại từ tiều học, trung học đến đại học.
Với một cơ chế đƣợc cấu trúc lại và có sự tham gia của nhiều nhân tố mới nhƣ thế, lớp học sẽ thay đổi hẳn về hình thức, nội dung và phương pháp giảng dạy. Chất lượng tri thức và chất lượng con người đào tạo sẽ không còn đơn điệu và thụ động như cũ. Quá trình thông báo, truyền thụ, cung cấp những kiến thức có sẵn trở thành quá trình tìm tòi, khám phá một cách hấp dẫn. Quá trình nhồi nhét và áp đặt tri thức sẽ trở thành quá trình tự phát hiện, tự nhận thức và tự điều chỉnh các hành vi ứng xử cũng nhƣ những hiểu biết của cá nhân mình v.v... Trong quá trình vận hành như thế, cơ chế mới sẽ tạo ra cả một hệ phương pháp dạy học mới, hệ phương pháp - học của trò, hệ phương pháp
hiện đại trong dạy học tpvc ở nhà trường PTTH. Như vậy, cơ chế giảng văn hiện đại sẽ đem lại một hệ thống giá trị mới ở một trình độ cao hơn, tiến bộ hơn cho tri thức, phương pháp, tp và con người mà nhà trường đào tạo.
Một cơ chế đƣợc xây dựng trên cơ sở các mối quan hệ qua lại giữa chủ thể tr và đối tƣợng tp nhƣ thế, trong quá trình hoạt động trên lớp về nguyên tắc, nó sẽ tạo ra "nhân cách"
cho mỗi cá thể - trò. Bởi vì : "Con người bước vào lịch sử chỉ mới là một cá nhân (individu) đƣợc phú sẵn một số thuộc tính tự nhiên và năng lực nhất định và cá nhân này chỉ trở thành nhân cách với tính chất là một chủ thể các quan hệ xã hội ... Nhân cách của con người, dù trong ý nghĩa nào cũng vậy, cùng không thể có trước hoạt động của nó... Nhân cách do hoạt động sản sinh ra (23 tr 189). Nhƣ vậy cơ chế mới trong thực tế sẽ qui định quá trình dạy học trên lớp là quá trình tác động qua lại giữa chủ thể tr và đối tƣợng tp. Đó là một hoạt động dạy học. Trong hoạt động này, "nhân cách" của mỗi cá thể-trò đƣợc sản sinh ra"! Nghĩa là những
"khí quan tự nhiên" đƣợc phú sẵn của mỗi cá nhân, thì nay trong quá trình hoạt động có đối tƣợng, nó sẽ biến đổi và chuyển hóa dần thành những "khí quan nhân tạo" mang những phẩm chất mới của con người thời đại. Và cá nhân khi ấy đã trở thành "nhân cách".
Cấu trúc lại cơ chế trên cơ sở các mối liên hệ giữa chủ thể - tr và đối tƣợng tp nhƣ thế, trong thực tế dạy học sẽ đồng thời xảy ra hai quá trình vừa "khách thể hóa" vừa "chủ thể hóa". Trong quá trình "khách thể hóa" mọi cá thể - trò sẽ "sáng tạo" ra các "sản phẩm" và mang lại cái phần đóng góp khiêm tốn, ít ra cũng là của cá nhân nó. Trong quá trình "chủ
thể hóa" trò sẽ "sử dụng" các sản phẩm ấy của nhân loại để xây dựng nên bản thân mình. Vì vậy, quá trình "khách thể hóa" trên lớp học là quá trình mỗi cá thể - trò" vật chất hóa" những ý nghĩ của cá nhân mình để "sáng tạo lại", "khám phá lại", "phát minh lại" tpvc trên cơ sở những cảm quan của con người và thời đại mới. Mặt khác quá trình "chủ thể hóa" là quá trình mỗi cá thể - trò cảm nhận, thưởng thức, tiếp nhận và sử dụng thế giới văn hóa - tinh thần của tpvc đề bồi đắp trí tuệ và tâm hồn của minh và làm cho các hành vi ứng xử xã hội thêm chuẩn xác. Nhƣ vậy, các quá trình ấy có thể kích thích "nhu cầu sáng tạo", và "nhu cầu sử dụng" các vật phẩm là những nhu cầu cơ bản nhất của mỗi con người, mỗi cá thể -trò.
Vì thế, trong cơ chế giảng văn mới, giờ học tpvc ở nhà trường PTTH là một hoạt động dạy học có khả năng tích cực hóa hoạt động bên trong của chủ thể - trò, tích cực hóa hoạt động tiếp nhận của họ.
2. Xác định lại vai trò của T trong giờ học tpvc ở nhà trường PTTH
a) Vai trò "chủ đạo" của T trong giờ giảng văn truyền thống Trong giờ giảng văn truyền thống, thực chất "vai trò chủ đạo" của T là vai trò truyền thụ tri thức. Nhà trường truyền thống xem nó vừa là chức phận, vừa là cái quyền thiêng liêng bất khả xâm phạm của ông T. Vì thế, muốn lên lớp, T phải soạn thảo "giáo án", nghĩa là phải tìm kiếm, sưu tập tri thức có sẵn, nhất là từ sgk từ tài liệu hướng dẫn giảng dạy. Do cơ chế truyền thống quy định, các phương pháp truyền thụ của T
đều mang tính chất áp đặt. Đó là các phương pháp "chỉ biết có một kiểu quan hệ xã hội" là T tác động đến tr. Gần đây, xen vào đó, người ta dùng các phương pháp đàm thoại, gợi mở để phát huy tính tích cực và trí thông minh của tr. Nhƣng đàm thoại, gợi mở cũng là chỉ để đi đến những kết luận có sẵn và áp đặt của T mà thôi. Nhƣ vậy, vai trò chủ đạo trong thực tế nhà trường là nhằm truyền thụ những tri thức có sẵn theo cách áp đặt của T. Khoảng 75% thời gian tiết học, T dùng để truyền giảng những tri thức đó. Nghĩa là T chỉ dạy cho trò "muốn"
bằng những "ý muốn có sẵn" và "biết" bằng những "hiểu biết" chỉ đơn thuần là "thừa nhận"
(17 tr 62). Nếu nhìn một cách tổng quát thì từ thời trung cổ đến nay trên ghế nhà trường truyền thống, tr luôn luôn bị T tác động và luôn luôn bị đẩy vào thế thụ động trong quá trình tiếp nhận tri thức của nhân loại. Bởi vậy hiệu quả dạy học và giáo dục là rất hạn chế. Trong những điều kiện mới của môi trường kinh tế - xã hội hiện đại, các phương pháp dạy học thời trung cổ nhƣ thế không còn thích hợp nữa. Vì vậy, vai trò chủ đạo của T trong giờ giảng văn ở nhà trường PTTH hiện nay cũng cần được xác định lại, cấu trúc lại và đổi mới cho phù hợp với cơ chế giảng văn hiện đại.
b) Vai trò "định hướng, tổ chức, điều khiển" của T trong giờ học tpvc ở nhà trường PTTH.
Trong cơ chế mới, T là một liên chủ thể. Nhƣng vì "nhân cách" của T, các "khí quan nhân tạo" của T đi hình thành, định hình và tương đổi ổn định. Vì thế mối liên hệ tương tác T tp ở đây cũng bao gồm quá trình "khách thể hóa" và "chủ thể hóa" nhằm phát hiện ra những vấn đề cần thiết để "định hướng
tổ chức, điều khiển " giờ học tpvc ở nhà trường PTTH.
Lâu nay trong dạy học và giáo dục truyền thống, với "lời nói" hoặc sự truyền đạt
"bằng lời nói" của T, người ta tưởng rằng đã "cung cấp cho trẻ những công cụ" "cùng với các tri thức cần lĩnh hội" (17 tr 76). Đó là điều ngộ nhận dai dẳng nhất lâu nay ở nhà trường truyền thống. Sự thật hoàn toàn không phải nhƣ vậy. Khoa học ngày nay đã chỉ ra rằng, những công cụ tri thức cần lĩnh hội ấy" chỉ có thể tiếp thu đƣợc "nhờ một " hoạt động bên trong" (17 tr 76), "một sự cấu trúc - lại", "một sự sáng tạo - lại" (17 tr 77) ở mọi cá thể - trò.
Để làm đƣợc điều đó vai trò của T trong cơ chế mới phải đƣợc xác định lại, phải đổi mới. Đó là vai trò "định hướng, tổ chức, điều khiển quá trình thống nhất giữa dạy học và giáo dục trong giờ học tpvc ở nhà trường PTTH.
Do cơ chế mới qui định và giới hạn, giờ học tpvc ở nhà trường PTTH tất yếu diễn ra như một hoạt động nhận thức. Trong hoạt động đó, các mối liên hệ tương tác giữa chủ thể - tr và đối tượng - tp là nhằm thực hiện những mục tiêu dạy học và giáo dục đã định trước.
Để thực hiện các mục tiêu đó, trước hết là T phải "định hướng" quá trình thống nhất giữa dạy học và giáo dục trong giờ học tpvc ở nhà trường PTTH. "Định hướng là biết lựa chọn những vấn đề hay những cấu trúc của tp có liên hệ tới nhu cầu và khát vọng của con người và thời đại ngày nay, kể cả mỗi cá thể - tr, để đưa nó vào giờ học. Giải đáp, khám phá những vấn đề nhƣ thế là quá trình phát hiện "nghĩa",
phát hiện những giá trị nghệ thuật của tp trên bình diện lịch sử - chức năng. Đó cũng là quá trình tạo ra, sản sinh ra những "nhân cách", những "tính cách" mới mẻ, độc đáo và có ích ở mỗi cá thể - tr.
Trong khi diễn ra những hoạt động dạy học và giáo dục nhƣ thế, T còn phải biết "tổ chức" cho mỗi bạn đọc - trò cá thể hóa tiếp nhận của mình. Do tiếp cận trên bình diện lịch sử -chức năng cho nên trong quá trình "khách thể hóa" các cá thể tr có thể đem đến những phát hiện mới lạ, bất ngờ của thời đại mình cho tp. Mặt khác trong quá trình "chủ thể hóa" các cá thể - tr cũng chỉ tiếp nhận, chỉ sử dụng những gì có thể chƣa ai sử dụng nhƣng lại cần thiết cho việc bồi đắp nên con người thời đại của họ. Cá thể hóa tiếp nhận như vậy cũng là nhằm thỏa mãn nhu cầu sáng tạo, dù là "sáng tạo lại" và nhu cầu sử dụng sản phẩm của mỗi bạn đọc - trò, nghĩa là thỏa mãn nhu cầu sinh tồn và phát triển của họ. Đó là những nhu cầu tự nhiên, khách quan và rất cần thiết cho đời sống hàng ngày của con ngƣòi. Vì thế nó là vấn đề có sức hấp dẫn rất lớn đối với mỗi cá thể - trò. Từ' đó, vấn đề đặt ra là T phải biết "tổ chức"
lớp học để thỏa mãn những nhu cầu ấy. Thích hợp nhất đối với các lớp học hiện nay ở nhà trường PTTH là hình thức "giao tiếp, đối thoại và tranh luận" cho những "nhóm nhỏ" trò. Các hình thức này phải đƣợc tồ chức trên tinh thần khoa học, khách quan, thật sự dân chủ, bình đẳng và tự do. Nghĩa là mọi ý kiến riêng đều đƣợc tôn trọng, mọi cách lý giải khác nhau đều đƣợc trình bày, mọi vấn đề đều đƣợc bảo vệ và phản bác đến cùng nhƣng không đƣợc phép chỉ trích cá nhân, xúc phạm
con người. Có như thế, các hình thức "nhóm nhỏ" lớp học mới phát huy được hiệu lực của nó là tích cực hóa hoạt động tiếp nhận của chủ thể - trò, đem lại những hiểu biết mới có ích và có thể sử dụng đƣợc.
Mặt khác, trong khi các mối liên hệ tương tác giữa chủ thể và đối tượng diễn biến như thế, T phải biết "điều khiển" nó để phát hiện "nghĩa" của tp và "ý" của mỗi cá thể - tr. Muốn
"điều khiển", T phải nhạy bén nắm đƣợc "lôgich vấn đề" trong ý kiến của mỗi bạn đọc - trò và tạo điều kiện cho vấn đề ấy phát triển hết lôgich của nó. Khi ấy mỗi cá thể - tr sẽ biết là phải ứng xử nhƣ thế nào để "điều chỉnh" lại "nhận thức" điều chỉnh lại "hành vi" của mình.
Quá trình thống nhất giữa dạy học và giáo dục sẽ diễn ra một cách tích cực nhƣ thế ở mỗi cá thể - tr. Ở đây không cần đến "sự áp đặt" hoặc "những lời thuyết lý suông nào của T". Nhƣng để làm đƣợc việc đó T cũng phải biết tạo ra những tình huống, biết liên kết, đối lập các ý kiến của tr, đƣa ra những giả định, những lý thuyết, những hiện tƣợng lịch sử, những cảnh ngộ mà con người gặp phải, những tình tiết nghệ thuật... để đẩy vấn đề đến đỉnh điểm của nó, phát triển hết lôgic của nó. Lúc có, vấn đề tự nó sẽ sáng tỏ. Cách lí giải, cách giải đáp của trò có thể phù hợp với lôgic cuộc sống nhƣng cũng có thể bị bác bỏ. Bởi vì "do tính thống nhất của thế giới", người ta có thể tìm thấy ở cấu trúc một tpvc nhiều lớp nghĩa khác nhau va cấu trúc đó có thề diễn tả bản chất của nhiều đối tƣợng rất khác nhau trong tiến trình lịch sử.
Như vậy, vai trò "định hướng, tổ chức, điều khiển" của T là do cơ chế dạy học mới qui định và giới hạn một cách khách quan. Vai trò nay của T đƣợc xây dựng trên cơ sở nhƣng tiền đề khoa học như đã trình bày nhằm thực hiện chức năng và mục tiêu có thể định trước.
Nó sẽ mở ra một chân trời mới cho phương hướng tích cực hóa các hoạt động bên trong của chủ thể - tr trong giờ học tpvc ở nhà trường PTTH. Nhờ có vai trò "định hướng, tổ chức, điều khiển" một cách khoa học nhƣ thế mà quá trình thống nhất giữa dạy học và giáo dục sẽ tạo ra được những bộ mặt mới về "nhân cách" và "tính cách" cho các bạn đọc - trò từ nhà trường hiện đại. Vì thế vai trò của T trong cơ chế mới là rất cần thiết và rất quan trọng. "Tất nhiên, trừ vài ba trường hợp cực đoan, nhưng phương pháp mới về giáo dục không đi đến chỗ loại bỏ tác dụng xã hội của thầy giáo mà dung hợp sự hợp tác giữa trẻ em với sự tồn trọng người lớn và trong chừng mực có thể, thu hẹp sự cƣỡng ép của thầy giáo thành sự hợp tác bậc cao"
(17 tr 212).
3. Trả lại vai trò chủ thể sáng tạo cho mỗi cá thể tr trong giờ học tpvc ở nhà trường PTTH
Trong cơ chế giảng văn truyền thống, người ta chưa biết sử dụng các khí quan của tr đề dạy học. Các giá trị nghệ thuật đã có sẵn ở sgk, ở tài liệu hướng dẫn giảng dạy và T chỉ việc thu lƣợm và truyền thụ cho tr. Còn tr thì lắng nghe lời T để "hiểu" bằng những "hiểu biết" chỉ đơn thuần là "thừa nhận".
Nhƣng sự tiến bộ của lịch sử, của khoa học từ thời trung cổ đến nay đã khiến nhà trường cổ truyền phải đổi mới. Các