CHƯƠNG III: CON ĐƯỜNG TÍCH CỰC HÓA HOẠT ĐỘNG TIẾP NHẬN CỦA HỌC
III. Những biện pháp tích cực hoá hoạt động tiếp nhận của học sinh trong giờ học tpvc ở nhà trường PTTH
Từ những tiền đề khoa học và những phương hướng kể trên, luận án đề xuất và cho thể nghiệm các biện pháp sau đây để tích cực hóa hoạt động tiếp nhận của mỗi cá thể - trò:
1. Xây dựng một mô hình giáo án theo hướng lịch sử - chức năng và hệ thống - cấu trúc
Mỗi hệ thống có cấu trúc và có thông tin. Phê bình, nghiên cứu, giảng dạy là phát hiện, xử lý và biến đổi thông tin bằng những phương pháp có hiệu quả nhất. Phải phát hiện, xử lý và biến đổi
12
thông tin ở bình diện "cụ thể - cảm tính", bình diện "cấu trúc -trừu tƣợng" và bình diện "giá trị' của tp qua các giai đoạn tiếp cận "macro" và "micro".
a) Giai đoạn tiếp cận macro:
+ Tiếp cận tp trong tính chỉnh thể và toàn cục của nó.
+ Sử dụng các phương pháp đặc thù của môn văn chương để tiếp cận bình diện “cụ thể - cảm tính” hay "cái giá vật chất' của tp.
+ Xây dựng mô hình tp để tiếp cận bình diện "cấu trúc - trừu tƣợng" của nổ ở một trình độ "trừu tƣợng hóa" nào đó ứng với "nhu cầu" giải quyết vấn đề cụ thể nào đó mà trò và thời đại của họ quan tâm.
b) Giai đoạn tiếp cận micro:
+ Đi sâu vào quan hệ giữa các phần tử, các bộ phận hệ thống, kế cả các kháu trung gian để phát hiện thông tin.
+ Giao tiếp, đối thoại và tranh luận nhằm chọn lọc, xử lý và biến đổi thông tin để phát hiện "giá trị" của tp.
2. Tổ chức cho trò cảm thụ tp bằng nhiều hình thức: diễn đọc, diễn ngâm; bằng các phương tiện nghe nhìn hiện đại và bảng mô hình.
a) Sử dụng các phương pháp đặc thù của môn văn chương như: diễn đọc, diễn ngâm, diễn ca, nhan vật tự truyện với nhiều giọng điệu của thơ ca dân gian, dân tộc để tiếp cận bình diện cụ thể -cảm tính "tiếp cận" "cái giá vật chất" của tpvc. Ngoài ra có thể sử dụng các phương tiện nghe nhìn hiện đại như: các băng hình video do trò diễn đọc, diễn ngâm, diễn ca, nhân vật tự truyện ... trên "cái nền toàn cảnh" của thế giới tp.
b) "Xây dựng mô hình tp" để mô tả bình diện "cấu trúc trừu tƣợng" của nó.
Đơn giản nhất là dạng hình học. Tiếp xúc vói "vật thể", nguồn cảm hứng sẽ khiến mỗi cá thể - trò tích cực nhào nặn" lại "giá trị" tp theo những kích thước mới của thời đại mình và tránh được tâm lý ghẻ lạnh với loại "tri thức" thuần túy ngôn từ trừu tượng ở nhà trường.
13
3. Xây dựng một số câu hỏi nêu vấn đề theo hướng lịch sử - chức năng và hệ thống - cấu trúc:
a) Đó là loại câu hỏi nêu vấn đề nhằm đƣa từng cá thể - trò vào các tình huống có vấn đề của tp để tự họ phải ứng xử, tìm tòi, sáng tạo.
b) Loại câu hỏi thể hiện một cách chân thành những cảm xúc riêng của mỗi cá thể - trò.
c) Loại câu hỏi "lôgich hòa" chuỗi nghĩa lịch đại và chuỗi nghĩa đồng đại của tp để mỗi cá thể - trò "khám phá lại", "phát minh lại" những vấn đề mà họ và thời đại họ quan tâm.
4. Tổ chức cho mỗi cá thể - trò tìm tòi, phát hiện và nói lên những ý nghĩ riêng của mình về tp:
a) Trong vấn đề này cần sử dụng loại câu hỏi thể hiện một cách chân thành những cảm xúc riêng của mỗi cá thể - trò, nhất là khi gặp các hình tƣợng trữ tình, tp trữ tình.
b) Tổ chức cho mỗi cá thể - trò tìm tòi, phát hiện các vấn đề mà họ và thời đại họ quan tâm.
c) Tạo "tình huống có vấn đề", dùng "sức ép" của "nhóm nhỏ" trò, đƣa vấn đề vào những "văn cảnh mới", "quan hệ mới"...khiến mỗi cá thể - trò phải xử lý v.v...
5 Tổ chức cho mỗi cá thể - trò giao tiếp, đối thoại và tranh luận trên tinh thần khoa học: "Bình đẳng, dân chủ và tự do"
Giao tiếp, đối thoại, tranh luận là một cách chuyển hóa "hoạt động bên ngoài" thành
"hoạt động bên trong" để tạo ra "cái tâm lý", tạo ra "bộ mặt tâm lý - Người" ở mỗi cá thể - trò.
Giao tiếp, đối thoại và tranh luận trên tinh thần "bình đẳng, dân chủ và tự do" là điều kiện để "nghĩa" của tp đƣợc phát hiện, "ý" của mỗi cá thể - trò đƣợc bộc lộ ra và do đó tính cách và nhân cách của họ mới hình thành. Với các biện pháp dạy học mới kể trên, nhà trường sẽ dần dần tạo ra một "hệ phương pháp riêng" thích ứng với một thế hệ học sinh có năng lực tiếp nhận, nghiên cứu, phê bình và thẩm định thơ văn ở trình độ sáng tạo và năng động hơn. 5 biện pháp này còn là kết quả của việc cấu trúc lại những nhân tố tích cực của di sản dạy học truyền thống trên cơ sở những thành tựu của nhiều chuyên ngành khoa học hiện đại có liên quan.
14
CHƯƠNG IV: THỂ NGHIỆM CÁC BIỆN PHÁP TÍCH CỰC HÓA HOẠT ĐỘNG TIẾP NHẬN CỦA HỌC SINH VÀO GIỜ HỌC TP "MY CHÂU - TRỌNG THỦY" VÀ THỀ NON NƯỚC Ở NHÀ TRƯỜNG PTTH.
I. Nhìn lại cách giảng dạy tp "Mỵ Châu - Trọng Thủy" và "Thề non nước" ở nhà trường PTTH từ trước tới nay.
1. Quá trình giảng dạy tp "Mỳ Châu - Trọng Thủy" ở nhà trường PTTH.
Từ những năm 60, khi phân tích truyền thuyết này, "Tài liệu hướng dẫn" của NXBGD đã đƣa ra 2 vấn đề:
+ An Dương Vương xây Loa thành và chế nỏ thần để giữ nước.
+ An Dương Vương mất cảnh giác dẫn đến tấn thảm kịch nước mất nhà tan. Đến những năm 1990, ở nhà trường PTTH một số anh chị giáo viên vẫn còn sử dụng "Tài liệu hướng dẫn giảng dạy" kể trên:
+ An Dương Vương xây Loa thành và chế nỏ thần để giữ nước.
+ Vì mất cảnh giác dẫn đến thảm họa nước mất nhà tan.
Nhưng ở nhà trường cấp 2 PTTH, bài giảng lại thưởng đi vào phân tích đặc điểm nhân vật: a) Triệu Đà, b) An Dương Dương, c) Mỳ Châu; d) Trọng Thủy.
2. Quá trình giảng dạy tp "Thề non nước" ở nhà trường PTTH.
"Tài liệu hướng dẫn giảng dạy văn học" của NXBGD đã đưa ra 3 nội dung khi giảng dạy tp "Thề non nước": 1) Lời non nước nhớ nước; 2) Lời an ủi của nước; 3) Niềm tin tưởng chung.
Đến những năm 1990, ở nhà trường PTTH nhiều thầy cô đã đưa ra 2 đề mục với nội dung tương tự "tài liệu hướng dẫn ... của NXBGD: 1) Tâm Bự lứa đôi; 2) Tâm sự tác giả.
3. Những hạn chế cơ bản của việc giảng dạy tp “Mỳ Châu - Trọng Thủy” và "Thề non nước" ở nhả trường PTTH từ trước tới nay:
- Cách tiếp cận tp "Mỳ Châu - Trọng Thủy" và "Thề non nước" ở nhà trường PTTH từ trước tới nay nhiều khi quá nhấn mạnh đến
15
khuynh hướng lịch sử - phát sinh và chỉ chú ý mô tả đặc điểm nhân vật hoặc hình tượng trữ tình một cách rời rạc.
- Trong giờ học, bài giảng thường thiên về việc đi tìm hình bóng lịch sử - xã hội trong tp nhiều hơn là những gì mà con người và mỗi cá thể - trò ngày nay rung động, quan tâm, mong muốn và có nhu cầu giải quyết.
- Cũng do tƣ duy và tâm lí thời đại hạn chế, cho nên kiến thức, giá trị của 2 bài giảng từ trước tới nay đều là những cái "có sẵn" do T thuyết giảng, áp đặt từ sự cảm thụ, suy luận, nghiên cứu chứ không phải do tr "phát hiện ra".
II. Xây dựng một mô hình giờ học tp "Mỵ Châu - Trọng Thủy" và "Thề non nước" ở nhà trường PTTH.
1. Mô hình giờ học tp "Mỳ Châu - Trọng Thủy"