I/ Nhìn lại cách giảng dạy tác phẩm "Mỵ Châu - Trọng Thủy" và "Thề non nước" ở nhà trường PTTH từ trước đến nay
1. Quá trình giảng dạy tp "Mỵ Châu - Trọng Thủy" ở nhà trường PTTH.
"Mỳ Châu - Trọng Thủy" là một truyền thuyết dân gian có nhiều tên gọi do nhiều người kể lại. Tuy có nhiều tên gọi như: "Thần Kim Quy" (31 tr 164), "Mỳ Châu - Trọng Thủy" (32 tr 7-10) "An Dương Vương" (33 tr 19), "Truyện Rùa vàng" (34 tr 65) và (35 tr 126), "Truyện Loa thành" (31 tr 164), "Truyện Nỏ thần" (31 tr 164), "Truyện ngọc trai giếng nước" (31 tr 164)v.v... nhưng nội dung, tình tiết và diễn biến của truyền thuyết không có gì khác nhau.
Vào những năm 60 của thế kỷ này truyền thuyết "Mỳ Châu -Trọng Thủy" đƣợc đƣa vào giảng dạy ở nhà trường PTTH với tên gọi "An Dương Vương", cho đến năm học 1990- 1991 thì không còn dạy truyền thuyết này nữa.
Trong khi đó từ những năm 70 đến nay, nhà trường PTCS vẫn giảng dạy truyền thuyết này với tên gọi "Mỳ Châu - Trọng Thủy". Vì vậy cần nhìn lại cách giảng dạy tp "Mỳ Châu - Trọng Thủy" trong quá trình giảng dạy ở nhà trường PTCS và PTTH từ những năm 60 đến nay.
Từ trước và sau những năm 60 đến nay, các nhà nghiên cứu, phê bình T, tr ở các trường PTTH, Đại học và các bạn đọc khác
đầu tiếp nhận tác phẩm "Mỳ Châu - Trọng Thủy", "Thề non nước" v.v... theo cảm hứng lịch sử chống xâm lƣợc. Cảm hứng tiếp nhận ấy là nhu cầu khách quan của nhiều thời đại lịch sử để lại. Nó còn in dấu ấn trên "giấy trắng mực "đen" của nhiều trang giáo trình đại học, sgk, tài liệu hướng dẫn giảng dạy của nhà xuất bản Giáo dục, giáo án của T và vở ghi của tr ở trường PTCS và PTTH. Cho đến nay, trên lớp học ở nhà trường PTCS và PTTH cảm hứng tiếp nhận tác phẩm "Mỳ Châu - Trọng Thủy" và "Thề non nước" cũng chưa có gì thay đổi so với những năm 60.
Sự tồn tại của loại cảm hứng tiếp nhận kể trên trong nhà trường hiện nay cũng có những lý do lịch sử của nó. Hàng ngàn năm chống những cuộc chiến tranh xâm lƣợc từ phương Bắc và hàng trăm năm chống những cuộc chiến tranh xâm lược từ phương Tây là những cuộc hành trình đầy gian lao, vẻ vang nhưng cùng đẫm máu và nước mắt của dân tộc ta. Vì thế tiếp nhận tp "Mỳ Châu -Trọng Thủy" và "Thề non nước" qua cảm hứng lịch sử chống xâm lƣợc là điều có thể hiểu đƣợc.
Trong "Đại Việt sử ký toàn thư", phần "Kỷ nhà Thục - An Dương Vương" (35 tr 120- 126) nhà sử học Ngô Sĩ Liên đã ghi lại khá đầy đủ nội dung và diễn biến của truyền thuyết này. Kèm theo là lời bình khá thận trọng và xác đáng của ông. Vì thế về mặt văn bản "Mỳ Châu - Trọng Thủy" có thể nói là chƣa có văn bản nào vƣợt qua đƣợc những trang "sử ký"
của Ngô Sĩ Liên". Do đó, cảm hứng tiếp nhận "Mỳ Châu - Trọng Thủy" với tƣ cách là một tpvc hay một "thiên sử ký" có phần giống nhau. Bởi vậy sự nhầm lẫn giữa một tình tiết nghệ thuật với một sự kiện lịch sử vẫn thường xảy ra kể cả trong và ngoài nhà trường khi nghiên cứu, giảng dạy về truyền thuyết này. Từ những lầm lẫn giữa
văn học với sử học nhƣ thế dễ đi đến chỗ suy đoán thiếu khách quan, khoa học nhất là khi hiểu tính chất nhân văn của văn chương chưa thật đầy đủ hoặc còn lẫn lộn hiện thực phản ánh trong tp với hiện thực cuộc sống đời thường.
Vào những năm 60 của thế kỷ này từ trong đến. ngoài nhà trường đã tranh cãi khá quyết liệt về "thiên tình sử" "Mỳ Châu -Trọng Thủy" và kể cả "mối bạn tình" "Mỳ Nương - Trương Chi".
Thực chất đó chỉ là những cuộc tranh cãi về "tính giai cấp" của văn học khi môn "Lý luận văn học" mới hình thành lúc ấy mà thôi. Vì vậy, khi giảng dạy tp "Mỳ Châu - Trọng Thủy" ở nhà trường PTTH cần chú ý đến cách hiểu nhân văn mang màu Sắc dân gian, dân tộc và nhất là cách hiểu của mỗi cá thể - trò trên lớp hiện nay. Đó là cách hiểu mới nhất do tiến trình đời sống khách quan đem lại thông qua mỗi bạn đọc - trò trong giờ học tpvc ở nhà trường PTTH.
Ngay từ những năm 60 ấy, cuốn giáo trình "Lịch sử văn học Việt Nam" của nhiều tác giả ĐHSP Hà Nội đã viết : "Bài học giữ nước và tư tưởng phản kháng chiến tranh xâm lược chính là hai mặt gắn bó khăng khít với nhau trong chủ đề của truyền thuyết phức tạp này" (36 tr 103). Từ việc xác định chủ của truyền thuyết nhƣ thế, các tác giả này nêu ra ba vấn đề khi phân tích truyền thuyết :
1. "Thành công của An Dương Vưcmg trong việc xây Loa thành và chế tạo ra một thứ khí giới có hiệu lực đặc biệt để chống giặc... là phương diện tích cực của bài học giữ nước (36 tr 103).
2. "Thất bại của An Dương Vương do không đề phòng kẻ địch -thậm chí còn tin vào kẻ địch nham hiểm - là mặt thứ hai của bài học giữ nước" (36 tr 103).
3. "Thông qua thất bại đau đớn của An Dương Vương, sự tan vỡ của tình cha con và nhất là thông qua chung cục bi thảm của đôi lứa Mỳ Châu - Trọng Thủy, nhân dân đã bộc lộ một cách sâu sắc tư tưởng phản kháng chiến tranh xâm lược đồng thời bài học giữ nước nói trên lại đƣợc nhấn mạnh một lần nữa" (36 tr 104)
Các tác giả cuốn giáo trình kể trên còn khẳng định thêm : "Tấn bi kịch của tình yêu ở đây thực ra chỉ là một chi tiết quan trọng phục vụ cho việc bộc lộ tư tưởng chủ đề đã nêu rõ ở trên, chứ bản thân nó không phải là chủ đề của truyền thuyết này" (36 tr 104).
Về cách kết thúc của truyền thuyết các tác giả cho rằng : "Hình ảnh ngọc trai - giếng nước lâu nay được coi là hình ảnh của một nỗi oan tình được đền bù. Có người cho rằng đó là tiếng nói của lòng nhân đạo hoặc là lời kết thúc "có hậu" trong truyện cổ Việt Nam" (36 tr 104).
Như vậy do nhấn mạnh cảm hứng lịch sử chống xâm lược, dựng nước" và "giữ nước", các tác giả cuốn giáo trình cho rằng "tấn bi kịch tình yêu ở đây" "không phải là chủ đề của truyền thuyết này". Vì thế khi phân tích truyền thuyết các soạn giả chỉ đề cập đến hai vấn đề quan trọng nhất là những "thành công" và "thất bại" của An Dương Vương mà thôi. Còn tấn bi kịch của tình cha con, tấn bi kịch của tình yêu đôi lứa được xem là để "biểu lộ" tư tưởng phản kháng chiến tranh xâm lƣợc".
Dẫu sao thì đó cùng là một dạng cảm hứng tiếp nhận trong lịch sử tồn tại của tp "Mỳ Châu - Trọng Thủy". Tất nhiên, do tiến trình đời sống khách quan, do những văn cảnh của thời đại mới mà truyền thuyết "Mỳ Châu - Trọng Thủy" có thể lại đem đến những cảm hứng tiếp nhận mới tương ứng, thông qua các bạn đọc ngày nay, kể cả các bạn đọc - trò ở nhà trường PTTH. Nhưng mặt khác, "Mỳ Châu - Trọng Thủy" còn là một truyền thuyết lịch sử.
Nhiều nhân vật truyền thuyết lại là những nhân vật lịch. sử có thật. Do đó trong quá trình tiếp nhận, cảm hứng nghệ thuật của các bạn đọc dễ chuyển hóa thành cảm hứng mang tính chất sử học hoặc xã hội học. Muốn tránh được điều đó thì "người nghiên cứu lịch sử không thể đi quá sâu vào nội dung văn học dân gian..., ngược lại, người nghiên cứu văn học dân gian không thể và không nên sa đà quá nhiều vào các nhân vật và sự kiện lịch sử ở tác phẩm này" (ví dụ không nên đi quá sâu vào việc tìm hiểu lai lịch thực của Thục Phán, Triệu Đà, Cao Lỗ v.v...).
Người giảng dạy và nghiên cứu văn học dân gian cần đặc biệt chú ý cao yếu tố "tâm tình",
"thơ và mộng" trong truyền thuyết này của nhân dân (như việc thần Kim quy xuất hiện trước An Dương Vương..." , việc Mỳ Châu rắc lông ngỗng, máu Mỳ Châu kết thành ngọc trai v.v...) (3 tr 52).
Trong thực tế giảng dạy tp "Mỳ Châu - Trọng Thủy" từ những năm 60 đến nay, cảm hứng tiếp nhận ấy của các tác giả cuốn giáo trình kể trên đã thành hiện tƣợng phổ biến ở nhà trường PTTH. Tài liệu hướng dẫn giảng dạy văn học (37 tr 45) của NXBGD và phần lớn các bài giảng trên lớp lâu nay gần nhƣ đã "mô phỏng" và có phần "lặp lại" cuốn giáo trình nói trên.
Trong cuốn "Tài liệu hướng dẫn giảng dạy văn học" (37 tr45) của NXBGD, nhóm biên soạn đã đƣa ra một mô hình bài giảng nhƣ sau :
"An Dương Vương"
I. Một số vấn đề cần biết về bài giảng II. Mục đích, yêu cầu
III. Nội dung cơ bản cần giảng dạy A/ Đại cương
1. Giới thiệu bài 2. Bố cục B/ Phân tích :
1. Đoạn 1 : An Dương Vương xây Loa thành và chế "nỏ thần" để giữ nước.
a) An Dưong Vương xây thành giữ nước b) An Dương Vương chế nỏ thần giữ nước
2. Đoạn 2 : An Dương Vương mất cảnh giác dẫn đến tấn bi kịch về thảm họa nước mất nhà tan
a) Sai lầm của An Dương Vương b) Tấn bi kịch diễn ra.
G/ Kết luận : (37 tr 45-54)
- Trong thực tế ở nhà trường PTTH, tác phẩm An Dương Vương cũng được giảng dạy vơi cách trình bày phần nào có "lặp lại" "Tài liệu hướng dẫn giảng dạy văn học" của NXBGD kể trên. Ví dụ như bài giảng "An Dương Vương" ở lớp 10 trường PTTH Thường Tín B, tỉnh Hà Tây nhƣ :
"An Dương Vương"
I. Tóm tắt truyện - II. Chủ đề
Thông qua truyền thuyết An Dương Vương tác giả muốn phản ánh cuộc đấu tranh dựng nước và giữ nước đồng thời bộc lộ tư tưởng phản đối chiến tranh xâm lược.
III. Bố cục
1. Từ đầu ... "xin hòa" : An Dương Vương xây Loa thành và chế nỏ thần giữ nước.
2. Còn lại : An Dương Vương mất cảnh giác nên nước mất nhà tan.
IV. Phân tích :
1. An Dương Vương xây Loa thành, và chế nỏ thần giữ nước 2. Vì mất cảnh giác dẫn đến thảm họa nước mất nhà tan.
V; Tổng kết (38)
- Nhưng ở trường PTCS người ta không tập trung vào một nhân vật An Dương Vương nhƣ giáo trình "Lịch sử văn học Việt Nam" của các tác giả đại học Sƣ phạm I Hà Nội và các bài giảng ở lớp 10 PTTH. Các bài giảng ở lớp 7 PTCS thường đi theo hướng phân tích đặc điểm của các nhân vật như : "Triệu Đà", "An Dương Vương", Mỳ Châu", "Trọng Thủy"... rồi rút ra "ý nghía của truyền thuyết"
Ví dụ như bài giảng "Mỳ Châu - Trọng Thủy" ở lớp 7A trường PTCS Hai Bà Trưng quận 3 thành phố Hồ Chí Minh ngay 22/9/1990 có trình tự nhƣ sau :
I. Đọc; II. Kể ; III. Tìm hiểu truyện
a) Triệu Đà : Mưu mô gian xảo (vờ giảng hòa nhưng chủ yếu tìm cách phá chiếc nổ thần).
b) An Dương Vương : Chủ quan khinh địch.
c) Mỳ Châu : Con người nhẹ dạ, cả tin, chỉ biết đến tình yêu. Nhưng nàng vẫn có tội với đất nước vì vô tình tiết lộ bí mật quốc gia và đưa đường cho giặc đuổi theo vua cha. (Đêm tâm sự : sự nhẹ dạ, chân thanh của Mỳ Châu va thủ đoạn của Trọng Thủy).
d) Trọng Thủy : Gian xảo, thủ đoạn, lợi dụng sự nhẹ dạ của Mỳ Châu để khai thác bí mật của Âu - Lạc. (Việc thay lẫy nỏ : chứng tỏ Trọng Thủy là tên gián điệp).
IV. Ý nghĩa của truyện.
"Câu chuyện đã nêu một bài học cảnh giác, giữ gìn bí mật đất nước. Một khi đã không giữ được bí mật đất nước, ngay tình yêu cũng không giữ được". (39)
- Nhƣ vậy quá trình nghiên cứu và giảng dạy tp Mỳ Châu -Trong Thủy từ những năm 60 đến nay cũng có những diễn biến phức tạp. Tuy các bài giảng về Mỳ Châu - Trọng Thủy ở nhà trường PTCS và PTTH có khác nhau về cách trình bày, nhưng nội dung phân tích và đánh giá nhân vật thì gần nhƣ thống nhất với cảm hứng lịch sử chống xâm lƣợc và khá gần gũi với cách nhìn của sử học và xã hội học.
2. Quá trình giảng dạy tp "Thề non nước "ở nhà trường PTTH
"Thề non nước" là tp đượ'c đưa vào giảng dạy ở nhà trường PTTH từ những năm 60.
Trong quá trình giảng dạy từ đó đến nay, đáng chú ý là các vấn đề sau :
1. Lâu nay về xuất xứ của bài thơ đƣợc giới thiệu là trích từ "truyện" hoặc "tiểu thuyết" cùng tên "Thề non nước" của nhà thơ Tản Đà. Bài thơ do một "khách làng chơi" và
"cô đào" Vân Anh đề lên một bức tranh "sơn thủy hữu tình" ở một xóm "bình khang" nào đó.
Nhưng sự thật là nó ra đời từ nơi quê hương có "núi Tản sông Đà" thơ mộng và hữu tình của nhà thơ. Tản Đà viết trong "Giấc mộng lớn" : "Hằng khi dưới bóng tà dương, một mình dạo chơi bên con đường đê cao, bên nọ sông Đà, bên kia núi Tản, một mối cảm tình thanh thượng lơ thơ như tơ liễu chiều xuân. cái tiểu thuyết "Thề non nước" :
"Nước đi đi mãi không về cùng non"
Văn ý thực phát sinh trong lúc ấy ".
Nhƣng "tiểu thuyết" đƣợc sáng tác sau bài thơ và sáng tác để tôn bài thơ lên nhƣ Tản Đà thuật lại trên báo "Ngày nay" số 143-1938 :
"Nguyên thực thời nhàn trong khi tôi ở quê, hồi tôi đang soạn các sách "Lên sáu",
"Lên tám", "Đài Gương" (1918-1920) v.v... mỗi buổi chiều thường lên chơi quãng đê cao nơi đầu làng. Một bên là sông Đà, một bên là núi Tản. Về bên kia sông Đà cũng liên miên những núi gần xa, cao thấp không biết là bao nhiêu. Mỗi buổi chiều tôi đi chơi nhƣ thế, một mình thơ thẩn hằng từ khoảng tà dương nhạt bóng cho đến lúc trẻ chăn trâu bò đã về hết. Cái thời gian đó cũng khá lâu mà bài văn đây tức là chứa những cái cảm tưởng của các buổi chiều mà rồi sau nghĩ viết ra vậy. Khi đã viết xong, riêng bụng nghĩ, thực có coi hơn mọi bài khác, e rằng nếu in chung vào một cuốn văn nào đó không chắc có đƣợc độc giả trịnh trọng hay cũng chỉ coi thường mà thôi. Nhân được ngày già ở thôn quê dài rộng cho nên vì bài lục bát viết thành một thiên tiểu thuyết ngắn, mƣợn câu chuyên giai nhân - tài tử ở bình khang để chép lời phong nguyệt mà gửi lời non nước".
... Lời đề dẫn về bài thơ in trong số báo của Tòa soạn "Ngày nay" có viết :
"Thề non nước" có lẽ là một thiên tiểu thuyết hay nhất, sâu sắc nhất của Tan Đà.
Nhưng chúng ta si kinh dị biết bao khi đọc bài dưới đây và thấy tác giả chỉ mượn tiểu thuyết để giới thiệu một bài thơ : ...
"Nước non nặng một lời thề Nước đi đi mãi không về cùng non Nhớ lời "nguyện nước thề non"
Nước đi chưa lại non còn đứng không"...(40 tr16)
Vì vậy khi giảng dạy "Thề non nước", T cần phải điều chỉnh lại xuất xứ cửa bài thơ và bổ sung những vấn đề còn thiếu sót của sgk và tài liệu hướng dẫn giảng dạy để những cảm xức thẩm mỹ, những nhận thức thẩm mỹ... của các bạn đọc - trò phát triển đúng hướng hơn, lành mạnh hơn, trong sáng hơn.
2. Về tình cảm yêu nước của nhà thơ, trong bài "Phác thảo chân dung văn học Tản Đà" Nguyễn Khắc Xương cho rằng "Tâm sự Tản Đà với đất nước là tâm sư thầm kín, u buồn của người dân vong quốc chưa nhìn ra được hướng đi tới. Tản Đà trăn trở đến day dứt nỗi đau để cũng nhƣ Khuất Nguyên xƣa buông ra những khúc ly tao chan chứa tình hoài cố quỗc"... (40 tr 15).
"Nhưng cũng như đồng bào mình, Tản Đà vẫn tin rằng "nước" không đi mãi, "nước"
không mất đƣợc mà sẽ có ngày về (40 tr17)
Trong khi đó sgk và tài liệu hướng dẫn giảng dạy văn học lớp 11 của NXBGD lại cho rằng tình cảm yêu nước của Tản Đà thể hiện trong "Thề non nước" là "mơ hồ", "mờ nhạt"
và"bất lực" (14 tr 155)
Những cách tiếp nhận như thế là khác nhau về quan niệm vần chương và quan niệm yêu nước... Nó cần được các bạn đọc -tr, "nhưng tồn tại sống" "khám phá lại", "phát minh lại"
theo xu thế của thời đại mình. Để tránh những mặc cảm, nhƣng quy kết lỗi thời một cách cảm tính, chủ quan... theo kiểu truyền thống, ở đây cần cho trò đối thoại và tranh luận. Mặt khác củng phải cho trò xử lý mô hình cấu trúc của tp "Thề non nước" để xác định tấm lòng yêu nước của nhà thơ chứ không nên theo cách suy diễn tùy tiện như sgk và "Tài liệu hướng dẫn giảng dạy văn học" của NXBGD.
3. Để rút ra "bài học tư tưởng" và để "giáo dục","Tài liệu hướng dẫn giảng dạy văn học" kề trên đòi hỏi trò "cần có lòng yêu nước kiểu mới của giai cấp vô sản, được soi sáng bằng lý tưởng cách mạng và biến thành hành động cách mạng tích cực để bảo vệ và xây dựng Tổ quốc xã hội chủ nghĩa" (14 tr 155) sau khi học tác phẩm "Thề non nước" của nhà thơ Tản Đà. Trong nhà trường PTTH nhiều T cũng đã lặp lại điều đó. Tâm lý học ngày nay đã chỉ ra rằng người ta có thể dạy "nghĩa" của tp chứ không thể dạy "ý", dạy "thái độ và hành vi ứng xử xã hội" cho mỗi cá thể - trò. Nó do giáo dục mà có. Giáo dục là phải để từng cá thể - trò tự nhận ra vấn đề và tự điều chỉnh lại hành vi của mình. Những lời liên hệ "chắp vá" hoặc những đòi hỏi, yêu cầu đầy "sáo ngữ" và khiên cƣỡng của T đều chẳng có giá trị giáo dục gì khi mỗi cá thể - trò bước ra khỏi lớp học. Nhiều khi nó còn phản tác dụng và trở thành những trò cười trớ trêu cho nhiều "nhóm nhỏ" trò.
4. Từ những năm 60 đến nay, tiến trình bài giảng "Thề non nước" cũng như các đề mục của nó trong "Tài liệu hướng dẫn