Chọn mẫu nghiên cứu

Một phần của tài liệu Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Các nhân tố tác động đến áp dụng chuẩn mực kế toán quốc tế (IAS/IFRS) tại Việt Nam - Nghiên cứu ở phạm vi quốc gia và doanh nghiệp (Trang 98 - 101)

CHƯƠNG 3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU, KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN CÁC NHÂN TỐ VĨ MÔ TÁC ĐỘNG ĐẾN VIỆC ÁP DỤNG CHUẨN MỰC KẾ TOÁN QUỐC TẾ (IAS/IFRS) – NGHIÊN CỨU Ở PHẠM VI QUỐC GIA

3.2 Nghiên cứu định tính

3.2.1 Quy trình nghiên cứu định tính

3.2.1.2 Chọn mẫu nghiên cứu

Bước 1: Chọn mẫu nghiên cứu trong phỏng vấn chuyên gia

Corbin and Strauss (1998) cho rằng dữ liệu bão hòa, thông tin lặp đi lặp lại và không có vấn đề mới được phát hiện khi nhà nghiên cứu thực hiện trên 5 - 6 cuộc

Mục tiêu nghiên cứu

Dàn bài phỏng vấn

Chọn mẫu nghiên cứu

Thu thập dữ liệu

Phân tích dữ liệu

Nhận diện nhân tố

Phỏng vấn

Khảo sát chính thức

Mẫu n = 15

Mã hóa xác nhận dữ liệu

Phân tích dữ liệu định tính

Mô hình nghiên cứu

Mẫu n = 06

Sơ đồ 3.3: Quy trình của nghiên cứu định tính

(Nguồn: Tác giả tự xây dựng)

phỏng vấn. Do đó, tác giả chọn 06 chuyên gia phỏng vấn gồm: 03 giảng viên và 03 kế toán DN (Phụ lục 3.1). Giảng viên thuộc Khoa Kinh tế và Kế toán – Trường Đại học Quy Nhơn, Khoa Kế toán - Trường ĐH Kinh tế TP. Hồ Chí Minh đều am hiểu CMKTQT và VAS. Kế toán DN có hiểu biết về CMKTQT vì đây chính là đối tượng chịu tác động nhiều nhất khi triển khai áp dụng CMKTQT.

Bước 2: Chọn mẫu nghiên cứu trong khảo sát chính thức chuyên gia

Sau khi xác định Dàn bài khảo sát, tác giả lấy mẫu theo chủ đích trong phương pháp GT. Dựa trên hiểu biết, kiến thức, kinh nghiệm về CMKTQT, VAS của chuyên gia giúp kết quả khách quan và tin cậy, dữ liệu thu thập thích hợp cho mục tiêu nghiên cứu. Mẫu gồm 4 nhóm đối tượng chuyên gia:

(1) Đại diện cơ quan ban hành chuẩn mực, chính sách kế toán của quốc gia và hiệp hội tổ chức nghề nghiệp,

(2) Kế toán trong các doanh nghiệp

(3) Đại diện từ Ủy ban chứng khoán hay DN kiểm toán

(4) Giám đốc doanh nghiệp, Nhà nghiên cứu, giảng dạy chuyên môn kế toán kiểm toán từ trường đại học, viện nghiên cứu trong cả nước.

Số lượng mẫu

Số lượng mẫu trong nghiên cứu định tính phụ thuộc vào mục đích, phương pháp nghiên cứu, thuận lợi, khó khăn, thời gian và nguồn lực của nhà nghiên cứu, nên không có quy tắc cụ thể (Wilmot et al., 2005). Trên kỹ thuật lấy mẫu chủ đích, luận án xác định cỡ mẫu 10 - 20 là phù hợp, số lượng cho từng nhóm như sau:

Nhóm 1: Đại diện cơ quan ban hành chuẩn mực, chính sách, quy định kế toán của quốc gia và hiệp hội nghề nghiệp.

Theo quy định pháp luật Việt Nam, ban hành chuẩn mực, chính sách kế toán phải bắt đầu từ Bộ Tài chính, Cục Quản lý, giám sát kế toán, kiểm toán, DN chỉ áp dụng khi đã có tính pháp lý. Chuyên gia cho thấy quan điểm cơ quan Nhà nước và hiệp hội nghề nghiệp về thuận lợi và khó khăn, chính sách và lộ trình áp dụng nên thực hiện thế nào. Ý kiến này cho cái nhìn tổng quan về áp dụng CMKTQT tình hình nước ta hiện nay. Sự am hiểu và kinh nghiệm của chuyên gia sẽ giúp xác định nhân tố vĩ mô và gợi ý về đo lường tác động đến áp dụng CMKTQT. Đây là kênh thông tin quan trọng làm cơ sở đề xuất gợi ý chính sách cho mục tiêu nghiên cứu.

Nhóm này thể hiện quyết tâm áp dụng CMKTQT nên mẫu nghiên cứu là người quan trọng trong việc ban hành chính sách, thể hiện chiến lược tài chính hội nhập của kế toán quốc gia. Do vậy số lượng chọn khoảng 1 – 2 người trong mẫu GT là đủ. Mặt khác, Bộ Tài chính hiện nay đã có chiến lược phát triển việc hội nhập này nên việc kiểm định lại thông tin về áp dụng CMKTQT với mẫu lựa chọn là phù hợp.

Nhóm 2: Kế toán trong doanh nghiệp.

Nhóm này đại diện cho đối tượng áp dụng CMKTQT để đo lường, ghi nhận và tạo lập thông tin BCTC. Áp dụng CMKTQT vào DN thành công hay không phụ thuộc rất lớn vào quá trình làm việc của nhóm này. Đây là mẫu quan trọng cần nghiên cứu với số lượng nhiều hơn, chiếm tỷ lệ quyết định trong cơ cấu mẫu. Mặt khác đề tài nghiên cứu 2 nhóm DN lớn khác nhau (trình bày cụ thể trong phạm vi nghiên cứu) nên mẫu phải lớn. Do đó, tác giả chọn số lượng mẫu là 6 người, trong đó 3 người thuộc nhóm DN lớn niêm yết và 03 người thuộc nhóm DN lớn chưa niêm yết.

Nhóm 3: Đại diện từ Ủy ban chứng khoán hay DN kiểm toán.

Nhóm này đại diện cho người kiểm tra thông tin BCTC được tạo lập từ áp dụng CMKTQT có phù hợp không, trình bày và công bố có đúng quy định trước khi BCTC đến người sử dụng. Do vậy, tác động của nhóm này lên áp dụng CMKTQT không nhiều nên số lượng mẫu không lớn, khoảng 1 – 2 người là phù hợp.

Nhóm 4: Nhà nghiên cứu, giảng viên, Giám đốc doanh nghiệp.

Nhóm này đại diện cho thúc đẩy áp dụng CMKTQT diễn ra thuận lợi. Nhà nghiên cứu, giảng dạy chuyên môn kế toán kiểm toán từ trường đại học, viện nghiên cứu am hiểu CMKTQT, VAS và CMKT quốc gia khác như Mỹ, Anh, Úc... Họ hiểu rõ và đánh giá chuẩn mực nào đáp ứng tốt hơn nhu cầu Việt Nam hiện nay, thuận lợi, khó khăn khi áp dụng CMKTQT và phương hướng phù hợp với đặc thù Việt Nam. Áp dụng CMKTQT tác động trực tiếp và rất lớn đến DN. Nếu Giám đốc hiểu biết và nhận thức được lợi ích từ áp dụng CMKTQT tạo ra nguồn nhân lực sử dụng thông tin hữu ích.

Giám đốc DN tạo điều kiện học tập cập nhật nâng cao kiến thức khi áp dụng CMKTQT, từ đó thúc đẩy quá trình hội nhập diễn ra nhanh chóng. Do đó, số lượng mẫu chọn trong nhóm này phải lớn vì đây là đối tượng rất quan trọng. Tác giả chọn 6 người: 4 Giám đốc (2 Giám đốc đại diện cho DN lớn niêm yết và 2 Giám đốc đại diện cho DN lớn chưa niêm yết) và 02 nhà nghiên cứu am hiểu về CMKTQT.

Kết quả khảo sát 15 chuyên gia (n = 15) giúp tác giả xác định 07 nhân tố vĩ mô tác động đến áp dụng CMKTQT. Danh sách chuyên gia khảo sát trình bày Phụ lục 3.4.

Một phần của tài liệu Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Các nhân tố tác động đến áp dụng chuẩn mực kế toán quốc tế (IAS/IFRS) tại Việt Nam - Nghiên cứu ở phạm vi quốc gia và doanh nghiệp (Trang 98 - 101)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(295 trang)