Lựa chọn phương pháp nghiên cứu

Một phần của tài liệu Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Các nhân tố tác động đến áp dụng chuẩn mực kế toán quốc tế (IAS/IFRS) tại Việt Nam - Nghiên cứu ở phạm vi quốc gia và doanh nghiệp (Trang 120 - 123)

CHƯƠNG 4 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU, KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN CÁC NHÂN TỐ VI MÔ ẢNH HƯỞNG ĐẾN ÁP DỤNG CHUẨN MỰC BÁO CÁO TÀI CHÍNH QUỐC TẾ (IAS/IFRS) TẠI VIỆT NAM – NGHIÊN CỨU Ở PHẠM VI DOANH NGHIỆP

4.1 Lựa chọn phương pháp nghiên cứu

Tác giả giải quyết mục tiêu nghiên cứu thứ hai của đề tài thông qua phương pháp nghiên cứu hỗn hợp khám phá. Phương pháp này sẽ giúp khắc phục nhược điểm của phương pháp nghiên cứu định lượng và phương pháp nghiên cứu định tính

Nghiên cứu trên thế giới chủ yếu dựa vào phương pháp định lượng để xác định nhân tố vi mô tác động đến áp dụng CMKTQT tại các công ty niêm yết ở các quốc gia phát triển. Khoảng 10 năm gần đây, các nghiên cứu bắt đầu thực hiện đối với DN ở

ĐỊNH TÍNH ĐỊNH LƯỢNG Diễn giải dựa vào kết quả định tính → định lượng Sơ đồ 4.1. Thiết kế phương pháp nghiên cứu hỗn hợp khám phá

(Nguồn: Nguyễn, 2014)

quốc gia đang phát triển, tuy nhiên rất ít đề tài đề cập đến các DN tại Việt Nam. Trên cơ sở kế thừa nhân tố tại nghiên cứu trước, tác giả xem xét nhân tố đặc thù tác động đến áp dụng CMKTQT tại các DN lớn ở Việt Nam. Lý thuyết nền về nhân tố vi mô tác động đến áp dụng CMKTQT ở phạm vi DN được kiểm định khá rời rạc, kết luận chưa thống nhất. Một số nhân tố vi mô chỉ dừng ở tham khảo nghiên cứu hay phân tích thống kê mô tả đơn giản, chưa được kiểm định đầy đủ. Để khắc phục khe hổng đó, mục tiêu của luận án hướng đến nghiên cứu có tính chất khám phá và giải thích.

Tác giả sử dụng GT (Grounded Theory) trong nghiên cứu định tính để tìm hiểu lý luận, thu thập và phân tích dữ liệu nhằm khám phá nhân tố vi mô tác động đến áp dụng CMKTQT dựa trên nền tảng của lý thuyết quản trị DN, lý thuyết ủy nhiệm....

Tiếp theo, tác giả phỏng vấn sâu chuyên gia nhằm nhận diện nhân tố vi mô tác động đến việc áp dụng CMKTQT tại các DN lớn ở Việt Nam, bổ sung thêm các nhân tố vi mô mới và thang đo tương ứng (Phụ lục 3.2). Kết quả phỏng vấn sâu chuyên gia sẽ giúp tác giả hoàn thiện bảng khảo sát chính thức chuyên gia, làm cơ sở cho việc xác định các nhân tố vi mô tác động đến áp dụng CMKTQT tại các DN lớn ở Việt Nam trong mô hình nghiên cứu ở phương pháp nghiên cứu định lượng.

Biến vi mô nhận diện sau PPNC định tính được kiểm định thông qua PPNC định lượng xem xét cụ thể tại DN lớn ở Việt Nam bằng mô hình logarit. Tác giả phân tích mức độ tác động của nhân tố vi mô lên hai nhóm DN lớn (DN lớn niêm yết và DN lớn chưa niêm yết), làm cơ sở đề xuất các hàm ý phù hợp.Vì thế, nghiên cứu phối hợp cả phương pháp nghiên cứu định tính và định lượng sẽ cung cấp kết quả tin cậy hơn.

4.1.2. Quy trình nghiên cứu

Quy trình nghiên cứu hỗn hợp gồm 4 bước, được trình bày cụ thể tại Sơ đồ 4.2.

Bước 1: Tổng quan tài liệu, xác định cơ sở lý thuyết và lý thuyết nền nghiên cứu Qua quá trình tổng quan nghiên cứu liên quan đến các nhân tố vi mô tác động đến áp dụng CMKTQT tại các DN trên thế giới và tại Việt Nam, luận án xác định khe hổng nghiên cứu, khái quát quan điểm của các tác giả, nghiên cứu liên quan đến nhân tố vi mô tác động đến áp dụng CMKTQT ở phạm vi DN. Đặc biệt, đối tượng nghiên cứu là các DN có quy mô lớn đang hoạt động tính đến thời điểm 31/12/2016 bởi vì căn cứ trên lộ trình dự kiến của Bộ Tài chính thì DN lớn sẽ áp dụng CMKTQT đầu tiên, đặc biệt là các DN lớn niêm yết.

Bước 2: Phương pháp nghiên cứu định tính

Phương pháp GT (Grounded Theory) dựa trên phỏng vấn 06 chuyên gia thông qua câu hỏi bán cấu trúc. Kết quả thu được sau phỏng vấn làm cơ sở khảo sát 15 chuyên gia về nhận diện nhân tố vi mô tác động đến áp dụng CMKTQT tại DN lớn ở Việt Nam. Nghiên cứu được thiết kế có tính chất thăm dò tự nhiên, khám phá trực tiếp ý tưởng trong bảng câu hỏi để tham khảo ý kiến và khám phá thêm về nhân tố vi mô tác động đến áp dụng CMKTQT ở phạm vi DN, đặc biệt trong bối cảnh đặc thù DN lớn ở

CƠ SỞ LÝ THUYẾT CMKTQT, quá trình và phương pháp áp dụng CMKTQT, các nhân tố vi mô tác động đến áp dụng CMKTQT ở

phạm vi DN, lý thuyết nền NGHIÊN CỨU ĐỊNH TÍNH

- Mục đích: xây dựng, xác định các nhân tố tác động - Phương pháp nghiên cứu: GT (Grounded Theory) - Công cụ nghiên cứu: Khảo sát

- Công cụ thu thập dữ liệu: câu hỏi bán cấu trúc - Đối tượng: (1) Đại diện cơ quan ban hành chuẩn mực và chính sách, (2) Giám đốc DN kiểm toán, đại diện Hiệp hội và tổ chức nghề nghiệp, (3) Kế toán viên các DN, (4) Giám đốc DN, nhà nghiên cứu, giảng dạy chuyên môn trong lĩnh vực kế toán kiểm toán.

- Mẫu nghiên cứu: n = 15

NGHIÊN CỨU ĐỊNH LƯỢNG

- Mục đích: đo lường các nhân tố vi mô tác động đến áp dụng CMKTQT, kiểm định và lượng hóa các nhân tố.

- Dữ liệu thu thập: dữ liệu thứ cấp

- Công cụ phân tích: phân tích thống kê, phân tích hồi quy - Phương pháp chọn mẫu: Chọn mẫu phi xác suất theo phương pháp thuận tiện

- Mẫu nghiên cứu: n = 500

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU, BÀN LUẬN VÀ HÀM Ý - Kết quả kiểm định các nhân tố vi mô, so sánh với nghiên cứu trước - Bàn luận, đề xuất, hàm ý

Nhân tố vi mô dự kiến

Nhân tố vi mô chính thức Điều

chỉnh

Tương quan hồi quy Kiểm định mô hình và

giả thuyết nghiên cứu

TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU Tổng quan về CMKTQT, các nhân tố vi mô tác động đến áp dụng CMKTQT tại các DN lớn VN

Sơ đồ 4.2: Quy trình nghiên cứu về các nhân tố vi mô tác động đến áp dụng CMKTQT tại các DN lớn ở Việt Nam

(Nguồn: Tác giả tự xây dựng)

Việt Nam. Yêu cầu chuyên gia phỏng vấn tại mục 3.1.2. Kết quả từ phương pháp định tính giúp khám phá, bổ sung và điều chỉnh biến và thang đo nghiên cứu phù hợp.

Bước 3: Phương pháp nghiên cứu định lượng

Các nhân tố vi mô được xác định sau nghiên cứu định tính, tác giả kiểm định và lượng hóa mối quan hệ giữa các biến này thông qua công cụ và mô hình hồi qui logarit.

Dữ liệu thu thập thông qua BCTC đã được kiểm toán của các DN lớn tại Việt Nam (Phụ lục 4.1). Đề tài xem xét tác động riêng của các nhân tố vi mô đến 2 nhóm DN lớn ở Việt Nam gồm: Nhóm DN lớn có cổ phiếu niêm yết và Nhóm DN lớn chưa niêm yết. Các biến quan sát sẽ sử dụng để kiểm định giả thuyết và mô hình nghiên cứu bằng phương pháp phân tích thống kê và phân tích hồi quy với phần mềm SPSS 22.

Bước 4: Kết quả nghiên cứu, bàn luận và hàm ý chính sách

Tác giả đánh giá và so sánh kết quả thu thập được từ phương pháp định lượng với nghiên cứu trước để xem xét điểm khác biệt và tìm hiểu nguyên nhân. Từ đó, luận án đưa ra kết luận về các nhân tố vi mô tác động đến việc áp dụng CMKTQT tại các DN lớn ở Việt Nam và mức độ tác động của các nhân tố này. Riêng đối với 2 nhóm DN lớn (Nhóm DN lớn niêm yết và Nhóm DN lớn chưa niêm yết), luận án xác định nhân tố vi mô nào tác động nhiều hơn đến áp dụng CMKTQT tại các DN lớn này.

Một phần của tài liệu Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Các nhân tố tác động đến áp dụng chuẩn mực kế toán quốc tế (IAS/IFRS) tại Việt Nam - Nghiên cứu ở phạm vi quốc gia và doanh nghiệp (Trang 120 - 123)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(295 trang)