CHƯƠNG 3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU, KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN CÁC NHÂN TỐ VĨ MÔ TÁC ĐỘNG ĐẾN VIỆC ÁP DỤNG CHUẨN MỰC KẾ TOÁN QUỐC TẾ (IAS/IFRS) – NGHIÊN CỨU Ở PHẠM VI QUỐC GIA
3.4 Kết quả nghiên cứu và bàn luận
3.4.1 Kết quả nghiên cứu
3.4.1.2 Kết quả nghiên cứu định lượng
Luận án thực hiện phân tích thống kê mô tả, phân tích đơn biến, phân tích đa biến đối với mô hình hồi quy logistic (M1).
Phân tích thống kê mô tả (Phụ lục 3.10)
Phân tích thống kê mô tả nhân tố vĩ mô: TT, GD, NN, CT cho thấy: GDP trong mẫu có mức trung bình là 518.726,3424 triệu USD với GDP ít nhất là 581,48 triệu USD (Dominican Republic) và lớn nhất là 18.624.475 triệu USD (Hoa Kỳ). Hai quốc gia này có sự chênh lệch rất lớn về kinh tế trong nhóm khảo sát. Quốc gia có tỷ lệ biết chữ thấp nhất là South Sudan (27%) – quốc gia nghèo kém phát triển ở Châu Phi. Quốc gia có tỷ lệ biết chữ cao nhất là Pháp, Greenland, Luxembourg và Norway (100%). Tỷ lệ biết chữ trung bình là 85,9% ở mức khá cao. Mức trung bình FDI/GDP trong nhóm khảo sát là 1,86%. Tuy nhiên nhóm quốc gia phát triển và quốc gia đang phát triển có chênh lệch rất lớn. Quốc gia phát triển thường đầu tư ra nước ngoài cao hơn so với quốc gia đang phát triển. Chỉ số tự do chính trị (CT) với mức trung bình là 3,33 chứng tỏ mẫu quốc gia khảo sát được đặc trưng bởi mức trung bình của tự do chính trị.
Kết quả phân tích thống kê mô tả nhân tố vĩ mô VH, TV, PL cho thấy: khảo sát 145 quốc gia thì 45 quốc gia có nền văn hóa Anglo-Saxon (31%); 113 quốc gia có thị trường vốn (77,9%) và 17 quốc gia có hệ thống pháp lý theo thông luật (11,7%).
Phân tích đơn biến
Phân tích đơn biến để xác định tác động của từng biến riêng rẽ lên áp dụng CMKTQT thông qua kiểm định Kolmogorov-Simirnov, kiểm định phi tham số Mann- Whitney và ma trận hệ số tương quan.
a. Kiểm định Kolmogorov-Simirnov (Phụ lục 3.11)
Giá trị Sig. = 0 (< 0,05) chứng tỏ dữ liệu không có phân phối chuẩn. Do đó, luận án thực hiện kiểm định Mann-Whitney để so sánh giá trị trung bình của biến giữa 2 nhóm nước có áp dụng CMKTQT và không áp dụng CMKTQT.
b. Kiểm định phi tham số Mann-Whitney (Phụ lục 3.12)
Kết quả cho thấy biến VH, GD và CT có khác biệt rõ rệt giữa 2 nhóm (giá trị Sig.< 0,05). Quốc gia áp dụng CMKTQT đặc trưng bởi nền văn hóa Anglo-Saxon, trình độ dân trí cao và hệ thống chính trị dân chủ hơn so với quốc gia không áp dụng CMKTQT. Nhân tố TT, TV, NN và PL không có khác biệt đáng kể giữa hai nhóm.So sánh cấp bậc trung bình cho thấy nước áp dụng CMKTQT đặc trưng bởi trình độ giáo dục cao, chính trị dân chủ hơn, văn hóa Anglo-Saxon, hoạt động nước ngoài phát triển có nhiều thuận lợi để áp dụng CMKTQT.
Tóm lại, phân tích đơn biến với nhóm vĩ mô cho thấy nước áp dụng CMKTQT đặc trưng hệ thống chính trị dân chủ cao, nền văn hóa Anglo-Saxon và trình độ dân trí cao. Ngoài ra, quốc gia áp dụng CMKTQT thường là quốc gia có nhiều hoạt động đầu tư ở nước ngoài, đạt mức tăng trưởng kinh tế cao, hệ thống pháp luật thông luật.
c. Kiểm định mối tương quan giữa các biến vĩ mô
Đánh giá tương quan ở Phụ lục 3.13 cho thấy biến TV, NN và PL có giá trị Sig
> 0,05 đồng nghĩa việc loại bỏ 3 biến này ra khỏi (M1). Giá trị Sig của biến TV – GD là 0,042 < 0,05 nên hai biến này có mối tương quan. Tương tự, Sig của biến PL –VH, TT đều nhỏ hơn 0,05. Do đó, việc loại 3 biến TV, NN và PL là phù hợp.
Kết quả thể hiện giữa các cặp biến độc lập của mô hình có tương quan có ý nghĩa, không có cặp nào có hệ số tương quan lớn hơn 0,8 nên sẽ không gây ra hiện tượng đa cộng tuyến cho mô hình hồi quy (M1).
Phân tích đa biến
Luận án sử dụng hồi quy logistic đối với mô hình (M1), biến phụ thuộc là biến giả sẽ nhận giá trị 1 nếu quốc gia có áp dụng CMKTQT cho đến cuối năm 2016 hoặc nhận giá trị 0 nếu quốc gia không áp dụng CMKTQT. Các biến độc lập còn lại phù hợp với mô hình (M1) sau khi thực hiện kiểm định tương quan là: VH, TT, GD và CT.
Kết quả thực hiện hồi quy logistic thể hiện tại Bảng 3.1.
Bảng 3.1 Các biến độc lập trong mô hình (M1)
B S.E. Wald df Sig.
Exp(B) OR
95% C.I.for EXP(B) Lower Upper Step 1a VH 2,130 1,043 4,167 1 0,041 8,411 1,089 64,987
TT 0,016 0,045 5,644 1 0,018 1,00 1,000 1,000 GD 0,037 0,012 9,113 1 0,003 1,038 1,013 1,064 CT -0,279 0,134 4,350 1 0,037 0,757 0,582 0,983 Constant -0,188 1,112 0,029 1 0,865 0,828
a. Các biến được đưa vào mô hình tại bước 1: VH, TT, GD, CT
Hàm hồi quy Logistic của mô hình (M1) được ước lượng có dạng:
Ln (p/(1-p)) = -0,188 + 2,13 * VH + 0,016 * TT + 0,037 * GD - 0,279 * CT a. Kiểm định hệ số hồi quy (Kiểm định Wald)
Dựa vào mức ý nghĩa (Sig.) của kiểm định Wald cho thấy các biến VH, TT, GD, CT đưa vào mô hình (M1) đều có Sig. < 0,05. Điều này chứng tỏ biến phụ thuộc CMKTQT và các biến vĩ mô có ý nghĩa thống kê với mức tin cậy chung là trên 95%.
Do đó các biến VH, TT, GD, CT phù hợp và có ý nghĩa đối với mô hình (M1).
b. Mức độ tác động của các biến vĩ mô được mô tả cụ thể như sau:
- VH: Nếu hai quốc gia có điều kiện giống nhau, một là văn hóa Anglo-Saxon và không phải là văn hóa Anglo-Saxon, giả thiết các biến vĩ mô khác trong mô hình không đổi, khi đó chỉ số (OR) sẽ tăng 8,411; nghĩa là quốc gia có nền văn hóa Anglo-Saxon có nhiều khả năng áp dụng CMKTQT hơn các quốc gia không thuộc nền văn hóa Anglo-Saxon. Điều này đúng với kỳ vọng ban đầu tác giả đưa ra.
- TT: Nếu hai quốc gia có điều kiện giống nhau với giả thiết các biến vĩ mô khác trong mô hình không đổi thì quốc gia có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao có nhiều khả
năng áp dụng CMKTQT hơn quốc gia có tốc độ tăng trưởng kinh tế thấp hơn ((OR) sẽ tăng 1). Điều này đúng với kỳ vọng ban đầu tác giả đưa ra.
- GD: Nếu hai quốc gia có điều kiện giống nhau, giả thiết các biến vĩ mô khác trong mô hình không đổi, thì quốc gia có trình độ dân trí cao có nhiều khả năng áp dụng CMKTQT hơn các quốc gia có trình độ dân trí thấp hơn (chỉ số chênh lệch (OR) sẽ tăng 1,038). Điều này đúng với kỳ vọng ban đầu tác giả đưa ra.
- CT: Nếu hai quốc gia có điều kiện giống nhau với giả thiết các biến độc lập khác trong mô hình không đổi thì quốc gia dân chủ chính trị càng cao thì càng có nhiều khả năng áp dụng CMKTQT hơn các quốc gia mức độ dân chủ chính trị thấp hơn ((OR) sẽ giảm 0,757). Điều này đúng với kỳ vọng ban đầu tác giả đưa ra.
Vai trò tác động của các nhân tố vĩ mô đến biến phụ thuộc CMKTQT của (M1) thể hiện qua Phụ lục 3.14. Kết quả cho thấy biến VH có tác động mạnh nhất, và còn lại theo thứ tự là GD, TT và biến CT có tác động thấp nhất.
- Biến Văn hóa (VH): Nếu hai quốc gia có điều kiện giống nhau, một quốc gia có nền văn hóa Anglo-Saxon và quốc gia còn lại không thuộc nền văn hóa Anglo-Saxon, giả thiết biến vĩ mô khác trong mô hình không đổi, khi đó chỉ số OR sẽ thay đổi một lượng là 8,411. Nếu quốc gia không thuộc nền văn hóa Anglo-Saxon có xác suất áp dụng CMKTQT ước tính ban đầu là 10%. Quốc gia có điều kiện tương tự nhưng lại thuộc nền văn hóa Anglo-Saxon thì xác suất áp dụng CMKTQT của quốc gia này sẽ là 48,31%. Qua đây, ta thấy xác suất có áp dụng CMKTQT của quốc gia có nền văn hóa Anglo-Saxon cao hơn quốc gia không thuộc nền văn hóa Anglo-Saxon là 38,31%.
- Biến Giáo dục (GD): Nếu hai quốc gia có điều kiện giống nhau, quốc gia có trình độ dân trí cao hơn và quốc gia còn lại, giả thiết các biến vĩ mô khác trong mô hình không đổi, khi đó chỉ số OR sẽ thay đổi một lượng là 1,038. Nếu quốc gia có trình độ dân trí thấp có xác suất áp dụng CMKTQT ước tính ban đầu là 10%. Một quốc gia có điều kiện tương tự như vậy nhưng có trình độ dân trí cao hơn thì xác suất áp dụng CMKTQT của quốc gia này là 10,34%. Vì vậy, xác suất áp dụng CMKTQT của quốc gia có trình độ dân trí cao sẽ cao hơn quốc gia có trình độ dân trí thấp là 0,34%.
- Biến Tăng trưởng kinh tế (TT): Nếu hai quốc gia có điều kiện giống nhau, một quốc gia có GDP cao hơn và quốc gia còn lại, giả thiết các biến vĩ mô khác trong mô hình không đổi, khi đó chỉ số OR sẽ thay đổi một lượng là 1,00. Nếu quốc gia có tăng trưởng kinh tế thấp có xác suất áp dụng CMKTQT ước tính ban đầu là 10%. Một quốc gia có
điều kiện tương tự như vậy nhưng có tăng trưởng kinh tế cao hơn thì xác suất áp dụng CMKTQT của quốc gia này vẫn là 10%. Do đó, ta thấy xác suất áp dụng CMKTQT của quốc gia có tăng trưởng kinh tế cao hay thấp không thay đổi.
- Biến Chính trị (CT): Nếu hai quốc gia có điều kiện giống nhau, một quốc gia có nền chính trị dân chủ hơn và quốc gia còn lại, giả thiết biến vĩ mô khác không đổi, khi đó chỉ số OR sẽ thay đổi là 0,757. Nếu quốc gia có nền chính trị dân chủ cao hơn có xác suất áp dụng CMKTQT ước tính ban đầu là 10%. Một quốc gia có điều kiện tương tự như vậy mức độ dân chủ của nền chính trị thấp hơn thì xác suất áp dụng CMKTQT của quốc gia này là 7,75%. Vì vậy, xác suất áp dụng CMKTQT của quốc gia có nền chính trị dân chủ cao sẽ lớn hơn quốc gia có nền chính trị dân chủ thấp hơn là 2,25%.
c. Kiểm định mức độ phù hợp của mô hình
- Mức độ dự báo chính xác của mô hình (Classification Table)
Trong Bảng 3.2, tỷ lệ dự báo đúng của mô hình cao (87,6%) chứng tỏ mức độ dự báo của (M1) là chính xác.
Bảng 3.2 Mức độ dự báo chính xác của mô hình (M1)
Observed Predicted
Áp dụng CMKTQT Percentage Correct Không áp dụng
CMKTQT
Có áp dụng CMKTQT Step
1
CMKTQT Không áp dụng CMKTQT 3 16 15,8
Có áp dụng CMKTQT 2 124 98,4
Overall Percentage 87,6
a. The cut value is 0,5
- Mức độ phù hợp của mô hình (Kiểm định Omnibus)
Bảng 3.3: Kiểm định Omnibus của mô hình (M1) Chi-square df Sig.
Step 1 Step 26,592 4 0,00
Block 26,592 4 0,00
Model 26,592 4 0,00
Kiểm định Omnibus ở Bảng 3.3 cho thấy Sig.<0,05. Như vậy, mô hình tổng quát cho thấy mối tương quan giữa các biến vĩ mô với biến CMKTQT có ý nghĩa thống kê với khoảng tin cậy trên 99%. Hay nói cách khác, mô hình (M1) lựa chọn là phù hợp.
- Mức độ giải thích của mô hình (chỉ số -2 Log likelihood)
Bảng 3.4 Đánh giá độ giải thích với mô hình tổng thể (M1)
Step -2 Log likelihood Cox & Snell R Square Nagelkerke R Square
1 86,029a 0,168 0,310
Trị số -2 Log likelihood ở Bảng 3.4 chỉ mức độ giải thích của mô hình (M1). Trị số này càng nhỏ thì mô hình càng phù hợp. Trong mô hình này với -2 Log likelihood
= 86,029 là không cao lắm, như vậy có độ phù hợp khá tốt với mô hình tổng thể.