Nghiên cứu định lượng

Một phần của tài liệu Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Các nhân tố tác động đến áp dụng chuẩn mực kế toán quốc tế (IAS/IFRS) tại Việt Nam - Nghiên cứu ở phạm vi quốc gia và doanh nghiệp (Trang 130 - 135)

CHƯƠNG 4 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU, KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN CÁC NHÂN TỐ VI MÔ ẢNH HƯỞNG ĐẾN ÁP DỤNG CHUẨN MỰC BÁO CÁO TÀI CHÍNH QUỐC TẾ (IAS/IFRS) TẠI VIỆT NAM – NGHIÊN CỨU Ở PHẠM VI DOANH NGHIỆP

4.3 Nghiên cứu định lượng

Nghiên cứu định lượng được sử dụng sau khi có kết quả từ nghiên cứu định tính.

4.3.1. Quy trình nghiên cứu định lượng

Quy trình nghiên cứu định lượng được trình bày tại Sơ đồ 4.5.

4.3.2. Mô hình nghiên cứu

Raffournier (1990) "Logit thường được dùng để ước tính, dựa trên đặc điểm, xác suất DN chọn một trong hai phương pháp". Hand and Skantz (1999) sử dụng hồi quy logistic với biến quy mô DN, tỷ lệ nợ, lợi nhuận hoạt động và dự báo lợi nhuận. Zeghal and Mhedhbi (2006), Ole et al. (2006), Mohamed and Fatma (2013)… đều sử dụng mô hình hồi quy logarit để đánh giá các nhân tố vi mô tác động đến áp dụng CMKTQT.

Trên cơ sở kế thừa, luận án xây dựng mô hình nghiên cứu dự kiến như sau:

LOGIT [CMKTQT =1] = β0 + β1 * NYN + β2 * TLN + β3 * DTN + β4 * VVN + β5 * QLN + β6 * CLK + β7 * QMD + β7 * ROE + ε (M2)

Biến phụ thuộc: là biến giả, nhận giá trị là 1 nếu DN lớn có áp dụng CMKTQT và nhận giá trị là 0 nếu DN lớn không áp dụng CMKTQT cho đến cuối năm 2016

Mẫu n = 500 Thống kê mô tả

Phân tích hồi quy Mô

hình nghiên

cứu chính

thức

Chọn mẫu nghiên

cứu

Thu thập dữ liệu

Phân tích dữ liệu

Kết quả nghiên cứu và bàn luận Xác

định thang

đo

Sơ đồ 4.5: Quy trình nghiên cứu định lượng

(Nguồn: Tác giả tổng hợp)

Biến độc lập: Niêm yết nước ngoài (NYN), Đòn bẩy (TLN), Đầu tư của nước ngoài (DTN), Vay vốn nước ngoài (VVN), Tham gia của người nước ngoài vào Ban lãnh đạo (QLN), Chất lượng kiểm toán (CLK), Quy mô DN (QMD), Khả năng sinh lời (ROE).

Tham số: α0, α1, α2,….., αn; Sai số: ε 4.3.3. Xác định thang đo

Thang đo đo lường nhân tố được xây dựng dựa trên nghiên cứu trước và được tác giả điều chỉnh khi sử dụng tại Việt Nam thông qua kết quả nghiên cứu định tính.

a. Biến phụ thuộc: việc DN lớn áp dụng CMKTQT trong năm 2016.

Affes and Callimaci (2007), Zeghal and Mhedhbi (2006), Hope et al. (2006) đo lường áp dụng CMKTQT là biến nhị phân có giá trị 1 nếu áp dụng CMKTQT và 0 nếu ngược lại. Trong đề tài, biến phụ thuộc là biến giả nhận giá trị 1 nếu DN lớn áp dụng CMKTQT đến cuối năm 2016 và nhận giá trị 0 nếu DN lớn không áp dụng CMKTQT.

Việc xác định DN lớn áp dụng CMKTQT được thu thập thông qua phỏng vấn, khảo sát nhà quản lý, kế toán tại DN lớn (Phụ lục 4.6). DN lớn được xem là áp dụng CMKTQT khi DN có thực hiện chuyển đổi BCTC theo IAS/IFRS tự nguyện hay bắt buộc, áp dụng CMKTQT trong giao dịch với các bên liên quan.

b. Các biến độc lập Niêm yết nước ngoài (NYN)

El-Gazzar et al. (1999), Larson and Street (2004), Marta et al. (2008) đo tính quốc tế của DN bằng tỷ lệ tổng doanh thu nước ngoài trong tổng doanh thu. Murphy (1999) xác định bằng việc DN lớn niêm yết trên thị trường vốn nước ngoài. Affes and Callimaci (2007) đo tính quốc tế là biến lưỡng phân DN lớn niêm yết trên một thị trường duy nhất (Cota = 0) và trên một số thị trường (Cota = 1). Đề tài sử dụng thang đo là biến nhị phân từ nghiên cứu Mohamed and Fatma (2013), nhận giá trị 1 nếu DN lớn niêm yết nước ngoài, nhận giá trị 0 nếu DN lớn không niêm yết nước ngoài.

Đòn bẩy (TLN)

Một số nghiên cứu khẳng định tác động của đòn bẩy lên áp dụng CMKTQT của DN. Murphy (1999), El-Gazzar et al. (1999) xác định bằng tỷ lệ tổng nợ trên vốn chủ sở hữu. Affes and Callimaci (2007) đã sử dụng tỷ lệ tổng nợ trên tổng tài sản. Đề tài

sử dụng tỷ lệ nợ dài hạn chia cho tổng nguồn vốn thể hiện cho chỉ số đòn bẩy của DN lớn như nghiên cứu của Mohamed and Fatma (2013).

Sự đầu tư của nước ngoài (DTN)

Nghiên cứu cho thấy DN có nhận sự đầu tư từ nước ngoài có nhu cầu minh bạch thông tin trên BCTC để đánh giá hiệu quả hoạt động làm cơ sở ra quyết định kinh tế phù hợp. Có nhiều quan điểm để đo lường sự đầu tư của nước ngoài như: tỷ lệ đầu tư, giá trị khoản đầu tư, thời gian đầu tư, khả năng đầu tư, phương thức đầu tư…Trên cơ sở xem xét thông tin được trình bày trong thuyết minh BCTC của mẫu khảo sát, tác giả chỉ xem xét yếu tố DN có sự đầu tư của nước ngoài hay không? Do vậy, đề tài chọn thang đo của biến NDT là biến nhị phân sẽ nhận giá trị 1 nếu DN lớn có sự đầu tư của nước ngoài và nhận giá trị 0 nếu DN lớn không nhận sự đầu tư của nước ngoài.

Vay vốn từ nước ngoài (VVN)

Kể từ khi là thành viên của WTO, DN lớn ở Việt Nam có nhiều cơ hội hợp tác ra nước ngoài, nhu cầu huy động vốn ngày càng lớn, trong đó có vay vốn từ nước ngoài.

Các tổ chức vay vốn nước ngoài bắt buộc DN phải lập BCTC theo CMKTQT để đánh giá tình hình hoạt động của DN. Đây là nhân tố tác động lớn đến việc DN lựa chọn áp dụng CMKTQT vì giảm được chi phí chuyển đổi báo cáo từ VAS sang CMKTQT, dễ dàng tiếp cận nguồn vốn vay từ nước ngoài. Thang đo nhân tố này: tỷ lệ vay vốn nước ngoài trong tổng khoản vay, giá trị khoản vay, thời gian vay vốn, phương thức vay vốn...Tác giả quan tâm đến vay vốn từ ngân hàng thương mại nước ngoài và tổ chức tài chính nước ngoài. Tuy nhiên thông tin này trên thuyết minh BCTC của mẫu hai nhóm DN lớn lại ít được trình bày chi tiết, do vậy tác giả chỉ xem xét yếu tố DN có sự vay vốn của nước ngoài hay không? Do vậy, đề tài chọn thang đo của biến VVN là biến nhị phân sẽ nhận giá trị 1 nếu DN lớn có vay vốn của nước ngoài và nhận giá trị 0 nếu DN lớn không có vay vốn của nước ngoài.

Tham gia của người nước ngoài trong Ban lãnh đạo (QLN)

Qua thực tiễn xem xét BCTC DN lớn ở Việt Nam về tham gia của người nước ngoài trong Ban lãnh đạo, tác giả chọn thang đo của nhân tố này là biến nhị phân. Biến này nhận giá trị 1 khi DN lớn có sự tham gia của người nước ngoài trong Ban lãnh

đạo, và nhận giá trị 0 nếu DN lớn không có người nước ngoài tham gia trong Ban lãnh đạo. Vị trí Ban lãnh đạo DN có thể là thành viên Ban Giám đốc, Hội đồng quản trị.

Chất lượng kiểm toán (CLK)

Nhiều nghiên cứu cho thấy chất lượng kiểm toán tác động đến áp dụng CMKTQT. Thang đo biến chất lượng kiểm toán trong nghiên cứu Mohamed and Fatma (2013) là biến nhị phân có giá trị 1 nếu DN lớn được kiểm toán bởi Big4 và nhận giá trị là 0 nếu không được kiểm toán bởi Big4. Đề tài kế thừa thang đo này. Big 4 là DN kiểm toán: Deloitte & Touche, Ernest & Young, KPMG và PricewaterHouse Coopers.

Quy mô doanh nghiệp (QMD)

Biến quy mô DN thể hiện qua nhiều thang đo. Murphy (1999) đo quy mô DN bằng giá trị sổ sách của tổng tài sản. Hope (2003) sử dụng logarit của tổng doanh thu.

Miller and Piotroski (2000) sử dụng logarit giá trị thị trường DN. Đề tài đo lường quy mô DN lớn bằng logarit của tổng tài sản theo nghiên cứu Mohamed and Fatma (2013).

Khả năng sinh lời (ROE)

Các chỉ số phản ánh khả năng sinh lời như: tỷ lệ lợi nhuận, tỷ suất lợi nhuận, tốc độ tăng trưởng,… được Affes and Callimaci (2002),…sử dụng. Luận án sử dụng ROE kế thừa nghiên cứu Marta et al., (2008), Mohamed and Fatma (2013),…

4.3.4. Chọn mẫu khảo sát

Phương pháp chọn mẫu khảo sát thực hiện như mục 3.3.4. Số lượng biến vi mô đưa vào phân tích là 08 biến, số lượng biến phụ thuộc 1 biến. Kích thước mẫu nghiên cứu chính thức là n = 500, phù hợp với điều kiện về kích thước mẫu. Vì vậy cỡ mẫu 500 quan sát thu thập là đủ tin cậy. Tác giả chọn mẫu phi xác suất vì quá trình thu thập dữ liệu thứ cấp về DN lớn tại Việt Nam chưa thuận lợi, đặc biệt là BCTC đã kiểm toán của DN lớn chưa niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán. Mẫu được chọn theo phương pháp lấy mẫu thuận tiện vì thuận lợi cho việc thu thập dữ liệu và đảm bảo sự khách quan trong quá trình thu thập dữ liệu của phương pháp chọn mẫu phi xác suất.

Mẫu DN lớn ở Việt Nam đa dạng lĩnh vực, ngành nghề, loại hình kinh doanh…

được chọn ngẫu nhiên trên www.vnr500.com.vn. Mẫu nghiên cứu được phân thành 2 nhóm: Nhóm 1 là 250 DN lớn có cổ phiếu niêm yết trên Sàn giao dịch chứng khoán Hà Nội và Sàn giao dịch chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh; Nhóm 2 là 250 DN

lớn chưa niêm yết (Phụ lục 4.7). Theo lộ trình dự kiến từ Bộ Tài chính thì các DN lớn, đặc biệt là DN lớn niêm yết là đối tượng chịu tác động mạnh mẽ khi triển khai áp dụng CMKTQT. Phạm vi CMKTQT chủ yếu hướng tới DN lớn vì sức ảnh hưởng mạnh mẽ của các DN này đến nền kinh tế đất nước. DN lớn đủ cơ sở nguồn lực và điều kiện áp dụng CMKTQT một cách nhanh chóng và hiệu quả. Tác giả đánh giá thêm tác động của biến vi mô đến mỗi nhóm DN lớn. Căn cứ xác định quy mô DN lớn được Chính phủ quy định cụ thể theo Nghị định 39/2018/NĐ-CP trình bày tại Phụ lục 4.5.

4.3.5. Thu thập dữ liệu.

Dữ liệu đo lường nhân tố vi mô được thu thập từ BCTC đã kiểm toán, báo cáo thường niên của DN lớn trên phương tiện thông tin đại chúng (website, internet, Sở giao dịch chứng khoán…), công ty kiểm toán độc lập, ngân hàng, tổ chức tài chính...

Tác giả khảo sát kế toán, giám đốc để thu thập cơ sở về việc DN lớn có áp dụng CMKTQT hay không (Phụ lục 4.6). Nguồn thu thập dữ liệu về nhân tố vi mô tác động đến áp dụng CMKTQT tại các DN lớn ở Việt Nam được trình bày Phụ lục 4.1.

4.3.6. Phân tích dữ liệu.

Quá trình phân tích dữ liệu tiến hành qua 2 giai đoạn: phân tích sơ bộ và phân tích chính thức. Tác giả chọn ngẫu nhiên phi xác suất theo phương pháp thuận tiện 50 DN lớn để chạy mô hình trước khi chạy mẫu chính thức. Luận án thực hiện thống kê mô tả và phân tích hồi quy để phân tích dữ liệu, đồng thời đối chiếu nghiên cứu trước để bàn luận về kết quả khảo sát, từ đó đề xuất khuyến nghị phù hợp với đặc thù DN lớn ở Việt Nam hiện nay.

4.3.6.1. Phân tích thống kê mô tả

Luận án phân tích dữ liệu bằng phần mềm SPSS 22. Sau khi mã hóa dữ liệu và nhập liệu, tùy theo thang đo các biến sẽ sử dụng phương pháp thống kê phù hợp. Các biến vi mô định lượng TLN, QMD, ROE sử dụng phân tích thống kê mô tả là mean (trung bình cộng), maximum (giá trị lớn nhất), minimum (giá trị nhỏ nhất), Std.

Deviation (độ lệch chuẩn). Biến vi mô định tính NYN, CLK, QLN, DTN, VVN sử dụng phân tích thống kê mô tả là frequency (tần số) và percentage (tần suất tính theo tỷ lệ %).

4.3.6.2. Phân tích hồi quy

Nghiên cứu thực hiện phân tích đơn biến và phân tích đa biến. Quy trình và cơ sở thực hiện phân tích hồi quy được trình bày cụ thể tại mục 3.3.6.2

a. Phân tích đơn biến

Phân tích này để xác định tác động của từng biến vi mô riêng rẽ đến việc áp dụng CMKTQT tại các DN lớn ở Việt Nam. Luận án thực hiện phân tích so sánh hai nhóm DN lớn: có áp dụng CMKTQT và không áp dụng CMKTQT tính đến thời điểm 31/12/2016.

b. Phân tích đa biến

Trình tự phân tích đa biến đối với mô hình (M2) được tiến hành như (M1) đã được trình bày tại mục 3.3.6.2. Đối với mô hình (M2), luận án nghiên cứu riêng biệt sự tác động của nhóm biến kinh tế vi mô đến nhóm 2 DN lớn: nhóm 250 DN lớn niêm yết và nhóm 250 DN lớn chưa niêm yết. Mục đích nghiên cứu xem xét đối với từng nhóm DN lớn thì nhân tố nào tác động mạnh hơn, tìm hiểu nguyên nhân và đề xuất hàm ý phù hợp.

Một phần của tài liệu Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Các nhân tố tác động đến áp dụng chuẩn mực kế toán quốc tế (IAS/IFRS) tại Việt Nam - Nghiên cứu ở phạm vi quốc gia và doanh nghiệp (Trang 130 - 135)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(295 trang)