CHƯƠNG 4 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU, KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN CÁC NHÂN TỐ VI MÔ ẢNH HƯỞNG ĐẾN ÁP DỤNG CHUẨN MỰC BÁO CÁO TÀI CHÍNH QUỐC TẾ (IAS/IFRS) TẠI VIỆT NAM – NGHIÊN CỨU Ở PHẠM VI DOANH NGHIỆP
4.2 Nghiên cứu định tính
4.2.1 Quy trình nghiên cứu định tính
Phân tích dữ liệu định tính Mục
tiêu nghiên cứu
Dàn bài phỏng vấn
Chọn mẫu nghiên cứu
Thu thập dữ liệu
Phân tích dữ liệu
Khám phá nhân tố mới
Phỏng vấn
Mã hóa xác nhận dữ liệu Mẫu n = 06
Sơ đồ 4.3: Quy trình nghiên cứu định tính
Khảo sát chính thức
Mẫu n = 15
Mô hình nghiên cứu (Nguồn: Tác giả tự xây dựng)
4.2.1.1. Xây dựng dàn bài khảo sát
Mục tiêu nghiên cứu tập trung xác định nhân tố vi mô tác động đến áp dụng CMKTQT tại các DN lớn ở Việt Nam. Qua nghiên cứu tài liệu, tác giả xác định vấn đề và khe hổng nghiên cứu. Đầu tiên, tác giả phỏng vấn 06 chuyên gia nhằm xây dựng Dàn bài khảo sát chính thức. Sau đó, tác giả khảo sát 15 chuyên gia có liên quan đến quá trình áp dụng CMKTQT tại các DN lớn ở Việt Nam.
Bước 1: Phỏng vấn chuyên gia xây dựng Dàn bài khảo sát chính thức
Quá trình phỏng vấn tập trung đánh giá nhân tố vi mô và thang đo tác động đến áp dụng CMKTQT tại DN lớn ở Việt Nam. Tác giả giải thích quan điểm lựa chọn nhân tố vi mô và thang đo kế thừa từ nghiên cứu trước, biện luận sự phù hợp của 03 nhân tố mới là: Vay vốn từ nước ngoài, Đầu tư từ nhà đầu tư nước ngoài và Tham gia quản lý của người nước ngoài vào ban lãnh đạo DN. Chuyên gia bổ sung nhân tố vi mô mới có thể tác động đến áp dụng CMKTQT tại DN lớn ở Việt Nam và thang đo tương ứng (Phụ lục 4.2). Chuyên gia đánh giá câu hỏi, chọn biến, chỉnh sửa nội dung chưa hợp lý của dàn bài khảo sát về các nhân tố vi mô và thang đo phù hợp.
Bước 2: Khảo sát chính thức chuyên gia (Phụ lục 3.3)
Nội dung chính trong bảng khảo sát giống nhau cho các chuyên gia. Tác giả giải thích thêm nội dung phù hợp với từng nhóm chuyên gia. Chẳng hạn, bảng khảo sát cho kế toán DN sẽ được giảm bớt vấn đề liên quan đến yếu tố vĩ mô (đặc thù chính trị, hệ thống pháp luật…) vì họ khó có thể cung cấp dữ liệu chính xác.
4.2.1.2. Chọn mẫu nghiên cứu
Quá trình chọn mẫu nghiên cứu được trình bày cụ thể tại mục 3.2.1.2.
4.2.1.3. Thu thập dữ liệu Công cụ thu thập dữ liệu
Công cụ thu thập dữ liệu là Dàn bài khảo sát (Phụ lục 3.3) gồm 2 phần chính:
Phần giới thiệu nêu mục đích, nội dung khảo sát và gạn lọc đúng đối tượng cần nghiên cứu; Phần khảo sát bao gồm các câu hỏi gợi ý để thu thập dữ liệu.
Kỹ thuật thu thập dữ liệu
Đầu tiên, tác giả tiến hành phỏng vấn chuyên gia, sau đó thực hiện khảo sát chính thức bằng bảng câu hỏi bán cấu trúc.
4.2.1.4. Phân tích dữ liệu
Bước 1: Phân tích dữ liệu đối với phỏng vấn chuyên gia
Phỏng vấn chuyên gia giúp tác giả nhận diện nhân tố vi mô và thang đo tác động đến áp dụng CMKTQT tại DN lớn ở Việt Nam. Dữ liệu định tính được phân tích qua 3 bước: (1) mô tả nhân tố, (2) phân loại nhân tố và (3) kết nối các nhân tố.
- Mô tả nhân tố (phenomenon description)
Dựa trên lý thuyết nền và nghiên cứu trước, tác giả nhận diện có 10 nhân tố vi mô và thang đo tác động đến áp dụng CMKTQT tại DN lớn ở Việt Nam. Tác giả đề xuất thêm ba nhân tố vi mô: Đầu tư của nước ngoài, Vay vốn nước ngoài và Tham gia của người nước ngoài vào Ban lãnh đạo tác động đến áp dụng CMKTQT tại DN lớn ở Việt Nam. Nghiên cứu trước ít đề cập đến 3 nhân tố vi mô này. Tác giả trực tiếp ghi chép, thu thập và phân tích dữ liệu đảm bảo chất lượng cho nghiên cứu. Kết hợp cơ sở lý thuyết với ý kiến chuyên gia, tác giả nhận diện 10 nhân tố vi mô tác động đến áp dụng CMKTQT tại DN lớn ở Việt Nam, thang đo ban đầu và phương pháp thu thập dữ liệu.
- Phân loại nhân tố (phenomenon classification)
Dựa vào tính chất và đặc thù của nhân tố vi mô, tác giả sắp xếp, phân loại vào cùng nhóm. Kết quả nhóm các yếu tố vi mô (đặc điểm DN) bao gồm: quy mô DN, đòn bẩy, chất lượng kiểm toán, tỷ suất sinh lời, niêm yết thị trường nước ngoài, tỷ lệ nợ, sự kết hợp giữa thuế và kế toán, trình độ kế toán viên, đầu tư của nhà đầu tư nước ngoài, vay vốn từ nước ngoài, tham gia của người nước ngoài trong Ban lãnh đạo….
- Kết nối các nhân tố (concept connection)
Các nhân tố vi mô được kết nối, đánh giá mối quan hệ và phân tích sự tác động đến áp dụng CMKTQT trong bối cảnh DN lớn ở Việt Nam. Mô hình nghiên cứu được xác định sau khi so sánh kết quả nghiên cứu này với lý thuyết và nghiên cứu trước về những điểm giống và khác, nguyên nhân khác biệt.
Tác giả tổng kết dữ liệu thu thập được theo phương pháp thống kê mô tả để xác định điểm bão hòa theo phương pháp GT. Nhân tố nào đưa ra không đạt được tối thiểu 20% sự đồng thuận, tác giả phân tích nguyên nhân từ ý kiến chuyên gia và loại biến vi mô ra khỏi mô hình. Tác giả thu thập được 08 nhân tố vi mô tác động đến việc áp dụng
CMKTQT tại DN lớn ở Việt Nam (Phụ lục 4.3). Kết quả này được tác giả trình bày trong bảng khảo sát chính thức.
Bước 2: Phân tích dữ liệu đối với khảo sát chính thức chuyên gia
Qua khảo sát chính thức 15 chuyên gia, tác giả phân tích dữ liệu theo phương pháp thống kê mô tả. Các nhân tố vi mô nếu không đạt được trên 20% sự đồng thuận sẽ được phân tích và loại biến ra khỏi mô hình dự kiến. Trong trường hợp 1 nhân tố vi mô được đề xuất nhiều thang đo, tác giả chọn thang đo có đồng thuận cao nhất hay thang đo có thể thu thập dữ liệu phù hợp nhất.