Các công cụ chính sách thương mại

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Những điều chỉnh chính sách thương mại quốc tế của Trung Quốc từ sau khi gia nhập WTO đến nay và gợi ý với Việt Nam (Trang 29 - 39)

CHƯƠNG 1 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ

1.3. Các công cụ chính sách thương mại

Chính sách thương mại sử dụng nhiều công cụ để thực hiện được mục tiêu đề ra. Các công cụ phổ biến nhất được tóm tắt trong sơ đồ sau:

Sơ đồ 1.1. Các công cụ chính sách thương mại phổ biến nhất Nguồn: Tác giả tự tổng hợp

1.3.1. Thuế quan

Thuế quan là một loại thuế đánh vào hàng hóa khi nó được vận chuyển xuyên biên giới quốc gia. Thuế quan được phân loại như sau:

Thu hẹp TMQT Mở rộng TMQT

P(giá) Q(sl)

9

P(giá) Q(sl)

Thuế XK Thuế NK

Hạn ngạch NK Hạn chế XK tự nguyện

Mở rộng NK tự nguyện

(VIE) Trợ cấp NK

Trợ cấp XK Chính sách TMQT

Sơ đồ 1.2: Phân loại thuế quan Nguồn: Tác giả tự tổng hợp

Thuế quan là công cụ được sử dụng thường xuyên và phổ biến nhất của chính sách thương mại để hạn chế thương mại quốc tế thông qua những tác động nhanh đến nhóm hàng cần điều chỉnh. Tác động của thuế quan, dựa treenn mô hình cung cầu hàng hóa, được xét trong 2 trường hợp: 1. Tác động của thuế quan trong trường hợp nước lớn đánh thuế nhập khẩu. 2. Tác động của thuế quan trong trường hợp nước nhỏ đánh thuế nhập khẩu.

Trường hợp 1: Tác động của thuế quan trong trường hợp nước lớn đánh thuế nhập khẩu cụ thể là cầu hàng hóa nhập khẩu của nước này đủ lớn để ảnh hưởng đến lượng cầu của toàn thế giới.

Khi không có thuế quan, mức giá thế giới của hàng hóa P* và lượng hàng hóa trao đổi là Q*. Như vậy, tại mức giá P*, quốc gia I sẽ nhập khẩu một lượng là Q* và quốc gia II sẽ xuất khẩu một lượng cũng đúng bằng Q*.

Hình 1.2. Tác động của thuế quan nhập khẩu trong trường hợp nước lớn

Khi quốc gia I đánh thuế vào hàng hóa nhập khẩu T đơn vị, đường cung xuất khẩu thế giới dịch chuyển lên trên đúng một đoạn bằng T, cắt đường cầu nhập khẩu tại điểm A, điểm mà cầu nhập khẩu sau thuế sẽ được đáp ứng bởi cung xuất khẩu của thế giới. Tại mức sản lượng cầu nhập khẩu sau thuế, cung nhập khẩu thế giới đáp ứng giảm, kéo theo mức giá tại quốc gia II giảm sao cho khoảng cách giá giữa quốc gia I và II đúng bằng thuế. Giá cả hàng hóa ở quốc gia I tăng ít hơn mức thuế nhập khẩu, do một phần tác động của thuế quan đã được phản ánh trong mức giá xuất khẩu ở quốc gia II.

Tại quốc gia I, các nhà sản xuất nội địa cung cấp nhiều hàng hóa hơn và nhu cầu của người tiêu dùng giảm xuống vì mức giá cao, do đó nhu cầu nhập khẩu giảm. Tại quốc gia II, các nhà sản xuất cung cấp ít hàng hóa hơn và nhu cầu của người tiêu dùng tăng lên do mức giá giảm, do đó cung xuất khẩu giảm. Điều này dẫn đến khối lượng hàng hóa được trao đổi qua biên giới quốc gia giảm.

Đây là kết quả mà những nhà xây dựng chính sách thương mại mong muốn để hạn chế nhập khẩu. Tuy nhiên, trong thực tế, mức độ ảnh hưởng theo chiều hướng này rất nhỏ, đặc biệt trong trường hợp nước nhập khẩu có quy mô thị trường nhập khẩu nhỏ bé. Khi đó, lượng hàng hóa nhập khẩu giảm so với tổng sản lượng nhập khẩu của thị trường thế giới là rất nhỏ, không đủ để ảnh hưởng tới giá cả của thế giới. Vì vậy, giá cả xuất khẩu của nước ngoài đối với thị trường của nước nhập khẩu được xem xét như một mức giá đã biết trong nhiều trường hợp.

Trường hợp 2: Tác động của thuế quan trong trường hợp quốc gia đánh thuế là một nước nhỏ và cầu hàng hóa nhập khẩu của nước này không đủ lớn để ảnh hưởng đến lượng cầu của toàn thế giới. Tác động của thuế quan đến thị trường nội địa trong trường hợp này được gọi là tác động cân bằng cục bộ.

Giả thiết:

- Quốc gia A là một nước nhỏ, thuế quan không ảnh hưởng tới mức giá thế giới

- Ngành công nghiệp sản xuất hàng hóa X là một ngành nhỏ, thuế quan không ảnh hưởng tới các ngành công nghiệp của nền kinh tế Khi chưa có thuế quan, giá cả nội địa bằng với giá thế giới Pw. Tại mức giá Pw, lượng nhập khẩu là Q1Q4. Khi Chính phủ đánh thuế t, do thị trường nội địa có quy mô quá nhỏ so với thị trường thế giới nên phải chịu toàn bộ thuế nhập khẩu, do đó mức giá tăng lên bằng Pw + t. Tại mức giá này, lượng nhập khẩu giảm xuống còn Q2Q3.

Tại mức giá Pw+t, thặng dư tiêu dùng mất đi một lượng bằng diện tích hình thang GABH, thặng dự sản xuất tăng lên một lượng bằng diện tích hình thang GACJ, Chính phủ thu được một khoản từ thuế bằng diện tích hình chữ

nhật JKLH. Do đó, có sự mất trắng xảy ra khi thuế quan được thi hành, bằng tổng diện tích của 2 hình tam giác JCK và HBL.

Hình 1.3. Tác động của thuế quan nhập khẩu trong trường hợp nước nhỏ

Vậy, thuế quan đã phân phối lại thu nhập từ những người tiêu dùng nội địa (những người trả giá cao hơn cho hàng hóa) sang những nhà sản xuất hàng hóa đó ở nội địa (những người nhận được mức giá cao hơn) và từ các yếu tố dư thừa của quốc gia (sản xuất hàng hóa xuất khẩu) sang các yếu tố khan hiếm của quốc gia (sản xuất hàng hóa nhập khẩu). Điều này dẫn tới sự không hiệu quả (chi phí bảo hộ, hay khoản mất trắng) của thuế quan.

Khi sử dụng thuế quan, Chính phủ cần quan tâm đến tỷ lệ bảo hộ thực tế (ERP – Effective Rate of Protection). Tỷ lệ bảo hộ thực tế là tỷ lệ % giữa thuế quan danh nghĩa (được tính toán dựa trên giá trị của hàng hóa cuối cùng) và giá trị nội địa tăng thêm (bằng với mức giá hàng hóa cuối cùng trừ đi

chi phí của việc nhập khẩu các yếu tố đầu vào để sản xuất hàng hóa đó. Công thức tổng quát của tỷ lệ bảo hộ hiệu quả như sau:

G = (t – aiti)/ (1 – ai) Trong đó

g: tỷ lệ bảo hộ hiệu quả đối với nhà sản xuất hàng hóa cuối cùng

t: tỷ lệ thuế quan danh nghĩa đối với người tiêu dùng hàng hóa cuối cùng

ai: tỷ lệ giữa chi phí của các yếu tố đầu vào nhập khẩu và giá của hàng hóa cuối cùng khi không có thuế quan

ti: tỷ lệ thuế quan danh nghĩa đánh vào yếu tố đầu vào nhập khẩu.

1.3.2. Hạn ngạch nhập khẩu

Hạn ngạch nhập khẩu là sự hạn chế trực tiếp số lượng của một số hàng hóa có thể được nhập. Thường những hạn chế này được áp dụng bằng cách cấp giấy phép cho một số công ty hoặc cá nhân. Hạn ngạch nhập khẩu luôn luôn nâng giá hàng nhập khẩu trên thị trường nội địa. Khi nhập khẩu bị hạn chế, kết quả tức thì sẽ là ở mức giá ban đầu lượng cầu về hàng hóa sẽ lớn hơn lượng cung cấp trong nước cộng với lượng hàng nhập khẩu. Điều này sẽ làm cho giá tăng đến khi thị trường trở nên cân bằng. Tóm lại, hạn ngạch sẽ làm giá cả trong nước tăng một lên một lượng tương đương với một loại thuế quan có tác dụng hạn chế nhập khẩu ở cùng một mức.

Hạn ngạch khác thuế quan ở điểm chính phủ sẽ không có thu nhập từ hạn ngạch. Khi một hạn ngạch được áp dụng thay cho thuế quan thì số tiền đáng lẽ ra chính phủ thu được nếu áp dụng thuế quan sẽ rơi vào tay các nhà

cấp giấy phép nhập khẩu. Những người có giấy phép nhập khẩu có thể mua hàng hóa nhập khẩu và sau đó bán lại cho thị trường nội địa với giá cao hơn.

Lợi nhuận mà người có giấy phép nhập khẩu thu được gọi là: tiền thuê hạn ngạch. Khi đánh giá chi phí và lợi ích của một hạn ngạch nhập khẩu, điều quan trọng là việc xác định ai có được tiền thuê. Trong trường hợp chính phủ của các nước xuất khẩu có quyền bán hàng tại thị trường trong nước, vốn là điều thường xảy ra, việc chuyển giao tiền thuê ra nước ngoài làm cho chi phí của một hạn ngạch thực tế sẽ cao hơn loại thuế quan tương ứng.

1.3.3. Trợ cấp xuất khẩu

Trợ cấp xuất khẩu là khoản tiền trả cho một công ty hay một cá nhân đưa hàng ra bán ở nước ngoài. Cũng giống như thuế quan, trợ cấp xuất khẩu có thể là theo khối lượng (một lượng trợ cấp cố định với mỗi đơn vị) hay theo giá trị (một tỷ lệ nào đó của giá trị xuất khẩu). Khi chính phủ đưa ra sự trợ cấp, các nhà xuất khẩu sẽ xuất khẩu hàng hóa tới mức nào mà tại đó giá trong nước sẽ cao hơn giá của nước ngoài đúng bằng lượng trợ cấp.

Trợ cấp xuất khẩu sẽ nâng giá ở nước xuất khẩu trong khi lại giảm giá tại nước nhập khẩu.

1.3.4. Những hạn chế xuất khẩu tự nguyện

Hạn chế xuất khẩu tự nguyện hay thỏa thuận hạn chế tự nguyện là một hạn ngạch trong thương mại do phía nước xuất khẩu đặt ra thay vì nước nhập khẩu. Hạn chế xuất khẩu tự nguyện được đưa ra theo yêu cầu của nước nhập khẩu và được nước xuất khẩu chấp nhận nhằm chặn trước những hạn chế mậu dịch khác. Tuy vậy, về phương diện kinh tế, hạn chế xuất khẩu tự nguyện cũng hoàn toàn giống như hạn ngạch nhập khẩu mà trong đó giấy phép được dùng để cấp cho các chính phủ nước ngoài và vì vậy sẽ gây tốn kém cho nước nhập khẩu.

1.3.5. Yêu cầu về tỷ lệ nội địa hóa

Yêu cầu về nội địa hóa là một quy định đòi hỏi một số bộ phận của hàng hóa cuối cùng phải được sản xuất trong nước. Trong một số trường hợp, bộ phận này được cụ thể dưới dạng các đơn vị vật chất. Trong trường hợp khác, yêu cầu này được thể hiện dưới dạng điều kiện về giá trị, bằng cách đòi hỏi rằng một số phần tối thiểu trong giá của một loại hàng hóa phải thể hiện giá trị gia tăng trong nước.

Từ quan điểm của nhà sản xuất các bộ phận của sản phẩm trong nước, điều luật về nội địa hóa cũng có tính chất bảo hộ tương tự như một hạn ngạch nhập khẩu. Tuy vậy, theo quan điểm của các hãng phải mua hàng tại chỗ, các tác động có phần nào khác đi. Yêu cầu về nội địa hóa không hề hạn chế nhập khẩu. Nó cho phép các hãng nhập khẩu nhiều hàng hơn, với điều kiện họ cũng mua hàng trong nước nhiều hơn. Điều này có nghĩa là giá thực của đầu vào đối với hãng là số trung bình của giá đầu vào được nhập khẩu và được sản xuất trong nước. Vấn đề là ở chỗ, các yêu cầu về nội địa hóa không hề đem lại thu nhập cho chính phủ cũng như tiền thuê hạn ngạch. Ngược lại, sự chênh lệch về giá của hàng nhập khẩu và hàng hóa trong nước sẽ được tính trung bình trong giá cuối cùng và sẽ được chuyển sang cho người tiêu thụ. Một sự đổi mới đáng quan tâm trong các quy định về nội địa hóa là cho phép các hãng thỏa mãn yêu cầu về nội địa hóa thông qua xuất khẩu chứ không phải thông qua việc sử dụng các bộ phận sản xuất trong nước.

1.3.6. Kiểm soát tỷ giá hối đoái

Tất cả những công cụ trên liên quan trực tiếp đến dòng hàng hóa. Công cụ cuối cùng hạn chế thương mại quốc tế thông qua hạn chế sự tiếp cận ngoại tệ cần thiết để mua hàng hóa nước ngoài. Ví dụ, một chính phủ muốn bảo hộ những ngành công nghiệp xuất khẩu và nhập khẩu cạnh tranh sẽ giữ cho tỷ giá hối đoái thấp. Kết quả là, hàng hóa nước ngoài sẽ đắt hơn tại thị trường

nội địa trong khi hàng hóa xuất khẩu sẽ rẻ hơn tại thị trường nước ngoài. Các nhà sản xuất nội địa ngầm ý được bảo hộ và những người tiêu dùng nội địa ngầm ý bị đánh thuế. Chính sách này khó mà duy trì được trong dài hạn.

Ngân hàng trung ương, để giữ tỷ giá hối đoái thấp, phải mua ngoại tệ bằng đồng nội tệ. Những đồng nội tệ mới được phát hành sẽ làm tăng lượng tiền lưu thông và cuối cùng gây ra lạm phát. Những chính sách lạm phát thường không được coi là một cách khôn ngoan để bảo hộ công nghiệp trong nước.

Một sự biện minh được đưa ra cho sự kiểm soát tỷ giá hối đoái là để cản trở nội địa đầu tư ra nước ngoài và điều này thúc đẩy tăng trưởng vì nó dẫn tới đầu tư nội địa thực lớn hơn. Nhưng thực tế lại ngược lại. Hạn chế tiếp cận tới tài sản nước ngoài có thể tăng mâu thuẫn và làm giảm lợi nhuận tới những người chủ của tài sản nội địa. Trong ngắn hạn, nó có thể nâng giá nội tệ và do đó làm cho những nhà sản xuất trong nước kém cạnh tranh hơn.

1.3.7. Các công cụ khác của chính sách thương mại

Các chính phủ còn có thể dùng nhiều công cụ khác để ảnh hưởng đến thương mại.

 Các khoản trợ cấp tín dụng xuất khẩu. Trợ cấp tín dụng xuất khẩu cũng giống như trợ cấp xuất khẩu trừ việc nó mang hình thức một khoản cho vay có tính chất trợ cấp dành cho người mua.

 Sự mua sắm của quốc gia. Việc mua sắm của chính phủ hay của một số công ty chịu điều tiết mạnh mẽ có thể bị ảnh hưởng trực tiếp vào các hàng hóa được sản xuất ở trong nước ngay cả khi những hàng hóa đó đắt hơn hàng nhập khẩu.

 Các hàng rào hành chính. Đôi khi chính phủ lại muốn hạn chế nhập khẩu một cách không chính thức. Họ xiết chặt những điều kiện tiêu chuẩn về y tế, về an toàn và các thủ tục hải quan để tạo nên những cản trở đối với buôn bán.

Tóm lại, chính sách thương mại là một công cụ quan trọng để Chính phủ thực hiện các mục tiêu vĩ mô. Sự định hình và vận hành chính sách thương mại tại mỗi quốc gia phụ thuộc vào điều kiện kinh tế, xã hội của chính quốc gia đó, đồng thời chịu tác động không nhỏ từ các hiệp định, hiệp ước và chính sách thương mại được áp dụng bởi các đối tác thương mại khác.

Thương mại đem lại nhiều lợi ích cho một quốc gia tiến hành nó, bao gồm lợi ích tĩnh (chính là sự mở rộng khả năng sản xuất, nâng cao hiệu quả của nền kinh tế) và lợi ích động (chính là việc mở rộng thị trường xuất khẩu). Tuy nhiên, vì các lý do khác nhau, các quốc gia vẫn thực hiện hạn chế thương mại.

Trong số các công cụ hạn chế thương mại của chính sách thương mại, thuế quan là công cụ được sử dụng rộng rãi nhất, vì tác động nhanh và rõ rệt của nó đến thương mại. Tuy nhiên, thuế quan, cũng như các công cụ hạn chế thương mại khác đều dẫn đến giảm tổng phúc lợi xã hội do phân bổ tài nguyên không hiệu quả.

CHƯƠNG 2

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Những điều chỉnh chính sách thương mại quốc tế của Trung Quốc từ sau khi gia nhập WTO đến nay và gợi ý với Việt Nam (Trang 29 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)