CHƯƠNG 2 ĐIỀU CHỈNH CHÍNH SÁCH THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ
2.5. Kết quả của việc điều chỉnh chính sách thương mại quốc tế của Trung Quốc từ sau khi gia nhập WTO đến nay
2.5.1. Gia nhập WTO tạo động lực mới cho thương mại quốc tế Trung Quốc
Trong giai đoạn này, quốc lực tổng hợp của Trung Quốc tăng lên rõ rệt, nền kinh tế không ngừng “mở cửa”. Trong lĩnh vực thương mại quốc tế, Trung Quốc đã tăng cường sức cạnh tranh, tích cực chuyển dịch phương thức phát triển, tối ưu hoá cơ cấu sản phẩm hàng hoá xuất nhập khẩu, giải quyết tốt
những thách thức trong thời kỳ quá độ gia nhập WTO, dần tạo được vị thế trên trường quốc tế. Nó được thể hiện ở những mặt sau:
1. Gia nhập WTO đã tạo được sức sống mới cho sự phát triển kinh tế và thương mại Trung Quốc. Trung Quốc đã chuyển từ mở cửa có giới hạn, mở cửa trong từng vùng, mở cửa trong từng lĩnh vực sang mở cửa toàn diện, mở cửa đa tầng nấc, mở cửa sâu ở mọi lĩnh vực. Trung Quốc đi từ mở cửa mang tính chính sách (chủ yếu là thí điểm) sang mở cửa mang tính hệ thống trong khuôn khổ pháp luật. Đi từ mở cửa đơn nhất sang mở cửa song phương giữa Trung Quốc và các thành viên trong WTO. Đi từ mở cửa nhưng thụ động tiếp nhận những quy tắc của WTO sang mở cửa mà chủ động tham gia xây dựng những quy tắc của WTO v.v… Trong giai đoạn này, tích cực mở cửa cũng có nghĩa là tích cực thúc đẩy cải cách trong nước, tăng cường sự tương tác giữa thị trường trong và ngoài nước, thúc đẩy tăng trưởng bền vững nền kinh tế quốc dân, tạo cơ sở vững chắc cho thương mại quốc tế bước sang một giai đoạn mới.
2. Trong giai đoạn này, khi thế giới chuyển sang chú trọng các ngành kỹ thuật cao mới (đặc biệt là ngành IT) đã tạo nhiều cơ hội quan trọng cho thương mại quốc tế Trung Quốc phát triển. Từ những năm đầu thế kỷ XXI trở lại đây, sự chuyển dịch ngành nghề trên thế giới chủ yếu phát triển theo chiều sâu. Ở các nước phát triển, các ngành kỹ thuật cao mới và các ngành dịch vụ hiện đại chuyển dịch với tốc độ nhanh. Các công ty xuyên quốc gia không ngừng mở rộng gia công phần mềm trong sản xuất và dịch vụ … Nếu tổng lượng gia công phần mềm dịch vụ IT trên toàn thế giới là 346,5 tỷ USD năm 2008 thì đến năm 2009 là 432,2 tỷ USD [81, tr.55]. Phân công quốc tế dần được tinh lọc, đi từ phân công trong từng ngành sang phân công trong từng sản phẩm, các ngành nghề trên toàn thế giới không ngừng được mở rộng.
Tăng cường toàn cầu hoá trong từng khâu của doanh nghiệp như tiền vốn, sản
xuất, tiêu thụ, dịch vụ, nghiên cứu phát triển v.v… Đến nay, có thể nói Trung Quốc có đủ ưu thế và điều kiện để bước vào quy đạo chuyển dịch ngành nghề mang tính quốc tế hoá mới của thế giới.
3. Nền kinh tế mở cửa của Trung Quốc không ngừng nâng cao về chất sẽ giúp Trung Quốc chuyển từ nước lớn trong thương mại sang thành cường quốc thương mại. Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XVII ĐCS Trung Quốc năm 2007 đã chỉ ra chiến lược và mục tiêu phát triển mới của thương mại quốc tế Trung Quốc là phải “mở rộng phát triển thương mại quốc tế cả chiều rộng lẫn chiều sâu, nâng cao trình độ nền kinh tế mở” [95]. Để nền kinh tế mở của Trung Quốc có thể bước vào một giai đoạn phát triển mới trong lịch sử, cần phải tăng cường từng bước chuyển từ nước lớn về thương mại sang cường quốc thương mại.
4. Trung Quốc tích cực thực hiện những cam kết trong WTO, đưa thể chế quản lý thương mại hoà cùng quỹ đạo quy tắc thế giới. Sau khi gia nhập WTO, Trung Quốc đã thực hiện tốt những cam kết và nghĩa vụ trên tất cả các lĩnh vực như gia nhập thị trường, những biện pháp trong nước, những đãi ngộ quốc dân, thương mại dịch vụ v.v… được các nước trên thế giới và các tổ chức quốc tế ủng hộ. Trong giai đoạn này, đặc điểm nổi bật nhất trong thể chế thương mại quốc tế của Trung Quốc là cải cách hệ thống chính sách thương mại quốc tế hoà cùng với thể chế thương mại quốc tế. Điều đó có nghĩa là, tuân thủ quy phạm thương mại quốc tế và những yêu cầu kinh tế thị trường nhưng cũng phù hợp với tình hình và đặc điểm của Trung Quốc, tạo môi trường thuận lợi cho thương mại quốc tế của Trung Quốc phát triển. Thứ nhất, thông qua việc xây dựng, sửa đổi và chỉnh lý, từng bước hình thành hệ thống pháp luật thương mại quốc tế phù với với quy tắc quốc tế và phù hợp với tình hình trong nước. Thứ hai, tăng cường từng bước mở cửa thị trường. Mức thuế quan trung bình giảm từ 15,3% từ trước khi gia nhập WTO xuống còn 9,8% năm
2007. Mở cửa toàn diện quyền kinh doanh thương mại, tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà kinh doanh thương mại quốc tế, mở cửa 104 ngành thương mại dịch vụ. Thứ ba, chính sách thương mại quốc tế được thống nhất, minh bạch và quy phạm.
2.5.2. Cố gắng chuyển đổi phương thức tăng trưởng, thương mại quốc tế của Trung Quốc phát triển theo hướng xuyên quốc gia.
Sau khi gia nhập WTO, Trung Quốc tích cực chuyển đổi phương thức tăng trưởng thương mại, ưu hoá cơ cấu sản phẩm xuất nhập khẩu, thương mại quốc tế thực hiện phát triển vừa tốt lại vừa nhanh, bảo đảm phát triển một cách vững mạnh. Địa vị nước lớn thương mại quốc tế không ngừng được củng cố.
Quy mô thương mại quốc tế của Trung Quốc vươn lên đứng thứ 3 trên thế giới.
Tổng lượng xuất nhập khẩu tăng từ 509,65 tỷ USD năm 2001 lên 2173,8 tỷ USD năm 2007, bình quân mỗi năm tăng 27,3%. Riêng 2 năm (năm 2008 và năm 2009) chịu ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu, nhưng tổng lượng xuất nhập khẩu cả năm 2008 vẫn giữ được mức tăng trưởng nhanh và ổn định, đạt 2561,6 tỷ USD, tăng 17,8% so với cùng kỳ năm trước [90]. Còn năm 2009, tổng lượng xuất nhập khẩu cả năm giảm mạnh, xuống còn 2207,27 tỷ USD.
Nhưng đến năm 2010, tổng lượng xuất nhập khẩu lại đi vào quỹ đạo tăng nhanh, đạt 2927,76 tỷ USD. Điều này cho thấy, đây là thời kỳ tăng trưởng dài nhất, với tốc độ nhanh nhất và tương đối ổn định kể từ khi cải cách mở cửa đến nay.
Trong đó, xuất khẩu, năm 2001 đạt 266,15 tỷ USD, năm 2007 đạt 1218,01 tỷ USD. Trong 6 năm liên tiếp, quy mô xuất khẩu tăng gấp 4,6 lần, bình quân mỗi năm tăng 28,9%. Đến năm 2008, xuất khẩu đạt 1428,5 tỷ USD, tăng trưởng 17,2% so với cùng kỳ năm 2007. Năm 2010, xuất khẩu đạt 1577,93 tỷ USD. Quy mô nhập khẩu cũng tăng từ 243,55 tỷ USD năm 2001 lên 955,85 tỷ USD năm
2007. Trong 6 năm liên tiếp, quy mô nhập khẩu tăng gấp 3,9 lần, bình quân mỗi năm tăng 25,6%. Năm 2008 đạt 1133,1 tỷ USD, tăng18.5%. Năm 2010 đạt 1394,83 tỷ USD.
Nguồn: Tổng cục Hải quan Trung Quốc
Hình 2.2: Tình hình xuất nhập khẩu của Trung Quốctừ năm 2001 đến năm 2010 (tỷ USD)
Vị trí tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của Trung Quốc đã đứng từ thứ 6 năm 2001 lên thứ 3 năm 2008, trong đó xuất khẩu đứng thứ 2 thế giới. Tỷ trọng tổng lượng xuất nhập khẩu của Trung Quốc so với thế giới đi từ 4%
năm 2001 lên đến 8,2% năm 2008.
Bảng 2.1: Tỷ trọng tổng kim ngạch thương mại của Trung Quốc so với thế giới
Đơn vị: Tỷ USD, %
Năm Tổng kim ngạch
xuất nhập khẩu Tỷ trọng Sếp thứ Tổng kim ngạch
xuất khẩu Tỷ trọng Sếp thứ
2001 509,65 4 6 266,10 4,3 6
2002 620,77 4,7 6 325,60 5 5
2003 850,99 5,6 4 438,23 5,9 4
2004 1154,55 6,2 3 593,33 6,5 3
2005 1421,91 6,7 3 761,95 7,3 3
2006 1760,40 7,2 3 968,94 8 3
2007 2173,78 7,7 3 1217,94 8,8 2
2008 2561,6 8,2 3 1428,5 8,2 2
Nguồn: Tổng Cục thống kê Trung Quốc năm 2009
0 500 1000 1500 2000 2500 3000
2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010
xuất nhập khẩu xuất khẩu nhập khẩu