Bối cảnh Việt Nam và thế giới khi Việt Nam gia nhập WTO

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Những điều chỉnh chính sách thương mại quốc tế của Trung Quốc từ sau khi gia nhập WTO đến nay và gợi ý với Việt Nam (Trang 81 - 85)

CHƯƠNG 3 BÀI HỌC KINH NGHIỆM RÚT RA CHO VIỆT NAM

3.1. Bối cảnh Việt Nam và thế giới khi Việt Nam gia nhập WTO

Xác định được tầm quan trọng của việc hội nhập, tháng 12-1994 Việt Nam đã chính thức nộp đơn xin gia nhập WTO...và tính đến năn 1996, Việt Nam đã ký kết 87 Hiệp định thương mại song phương, 48 Hiệp định khuyến khích và bảo hộ đầu tư, 42 Hiệp định tránh đánh thuế hai lần. Hàng Việt Nam đã thâm nhập vào nhiều thị trường nước ngoài, trong đó lớn nhất là các thị trường Mỹ, EU, Nhật Bản và Trung Quốc.

Khi gia nhập WTO Việt Nam sẽ có những khó khăn, cơ hội, lợi ích gì? : 3.1.1. Những khó khăn

Thứ nhất, khả năng cạnh tranh thấp kém của các ngành kinh tế là thách thức lớn nhất với Việt Nam khi tham gia vào WTO. Nông nghiệp là ngành nhạy cảm và dễ bị tổn thương khi gia nhập WTO. Việt Nam là một nước nông nghiệp, nông sản vẫn là một trong những mặt hàng xuất khẩu chủ yếu. Tuy vòng đàm phán Urugoay đã có những nhượng bộ nhất định về nông nghiệp nhưng vấn đề chính vẫn là những yếu kém nội tại làm cho khả năng cạnh tranh của nông nghiệp Việt Nam chưa cao.

Nông nghiệp còn lạc hậu cả về cơ sở, vật chất kỹ thuật lẫn cơ chế quản lý, chất lượng sản phẩm chưa cao (cả về tiêu chuẩn kỹ thuật, vệ sinh an tòan thực phẩm,...).

Mặc dù Việt Nam là nước đang phát triển được miễn trừ cắt giảm trợ giá xuất khẩu

nông sản và mức hổ trợ cho nông dân trong nước, nhưng đổi lại Việt Nam sẽ phải cam kết nhượng bộ các đối tác nước ngoài như cắt giảm thuế quan và hàng rào phi thuế quan trong nhiều lĩnh vực nông nghiệp. Điều đó có nghĩa là, không những trên thị trường quốc tế, mà ngay trên thị trường trong nước, nông sản Việt Nam sẽ phải cạnh tranh thực sự với nông sản nước ngoài. Hội Nghị Thủy sản Quốc tế tổ chức tại An Giang, "An toàn chất lượng sản phẩm cá Tra, Basa Việt Nam đáp ứng yêu cầu thị trường thực phẩm Thế giới".

Công nghiệp, những ngành hàng được đánh giá là có khả năng cạnh tranh và bước đầu xác lập được vị trí trên thị trường quốc tế như may mặc, giầy dép, hàng điện tử lắp ráp,...lại là những ngành hàng chủ yếu làm gia công cho nước ngoài . Khả năng cạnh tranh của phần lớn các sản phẩm công nghiệp Việt Nam còn thấp kém: kiểu dáng, mẫu mã đã đơn điệu, lại chậm được đổi mới, chất lượng chưa hoàn toàn phù hợp với yêu cầu của các thị trường, giá cả còn cao. Trình độ công nghệ lạc hậu và khó khăn trong đổi mới công nghệ, năng lực marketing quốc tế thấp kém, là những nguyên nhân chủ yếu của tình trạng này. Cũng như các sản phẩm nông nghiệp, gia nhập WTO, các doanh nghiệp công nghiệp Việt Nam phải đương đầu với sự cạnh tranh ngày càng gay gắt với các doanh nghiệp nước ngoài không những trên thị trường quốc tế, mà ngay cả trên thị trường trong nước. Dịch vụ, các thành viên phải tuân thủ đầy đủ các nguyên tắc cơ bản của WTO như: Nguyên tắc tối huệ quốc (MFN), đãi ngộ quốc gia (NT), cam kết mở cửa thị trường. Hiện tại Việt Nam vẫn còn nhiều khó khăn trong việc thực hiện những cam kết trong khuôn khổ WTO về mở cửa thị trường dịch vụ do khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp Việt Nam trong lĩnh vực Viễn thông, tài chính, bảo hiểm, ...còn thấp kém.

Thứ hai, những yêu cầu cao với cải cách hệ thống pháp luật. Gia nhập WTO có thể là cuộc trắc nghiệm khó khăn nhất đối với hệ thống luật pháp của Việt Nam.

Việt Nam phải cam kết thực hiện những tiêu chuẩn quốc tế về sự minh bạch, tính đồng bộ, tính công bằng và tính hợp lý. Các đạo luật, quy định và các quyết định của tòa án liên quan đến thương mại phải được công bố công khai để cho công chúng và thế giới biết trước khi chúng có hiệu lực. Mọi yêu cầu về thông tin, thắc

mắc và bình luận đều cần được giải đáp. Luật pháp, chính sách phải đảm bảo tính đồng bộ, tính công bằng. Để tuân thủ yêu cầu nầy, các đạo luật phải mang tính chất hợp lý, phù hợp. So với những chuẩn mực quốc tế đó, thì hệ thống luật pháp của Việt Nam còn nhiều yếu kém, nhiều đạo luật hiện có cần được tiếp tục hòan thiện và bổ sung, nhiều đạo luật cần tiếp tục được xây dựng. Điều đó sẽ gây khó khăn đáng kể cho Việt Nam trong quá trình hội nhập quốc tế.

Thứ ba, phải thực hiện những yêu cầu về bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ. Đây là vấn đề quan trọng, thường có sự bất đồng về lợi ích giữa các nước đang phát triển và phát triển. Về lâu dài, việc bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ sẽ khuyến khích sự sáng tạo ngay tại các nước đang phát triển và có lợi đối với các nước đang phát triển.

Nhưng hiện nay TRIPS đang có xu hướng bất lợi cho các nước đang phát triển và kém phát triển, bởi vì các phát minh sáng chế hiện nay chủ yếu là của các nước phát triển, TRIPS bảo vệ quyền của người tạo ra phát minh sáng chế và qui định người sử dụng phát sinh sáng chế phải trả tiền. Trong khi đó, các nước đang phát triển lại hầu như có rất ít phát minh sáng chế, họ muốn sử dụng thành tựu phát minh của các nước phát triển mà không phải trả tiền

Việt Nam còn gặp rất nhiều khó khăn trong việc thực hiện TRIPS. Các công ty và người dân Việt Nam chưa có thói quen tuân thủ quyền sở hữu trí tuệ. Trong khi đó, các thành viên WTO lại rất quan tâm đến vấn đề này và coi đó là nội dung quan trọng trong các cuộc đàm phán gia nhập WTO của Việt Nam. Bên cạnh đó, mặc dù các nước đang phát triển và Việt Nam có thời kỳ thực hiện TRIPS dài hơn, nhưng quá trình thực hiện sẽ rất khó khăn. Người ta có thể áp dụng những biện pháp trừng phạt ngặt nghèo đối với những sai lầm trong quá trình thực hiện, thậm chí đối với cả những nước không có khả năng về mặt thể chế để thực hiện những yêu cầu này của WTO.

3.1.2. Cơ hội, lợi ích từ việc gia nhập WTO

Thứ nhất, tạo cơ hội mở rộng thị trường hàng hóa và dịch vụ. Cơ hội nầy biểu hiện trên những khía cạnh chủ yếu sau đây:

- Được đối xử tối huệ quốc (MFN) vô điều kiện;

- Thuế nhập khẩu vào các nước WTO giảm đáng kể;

- Được hưởng cơ chế giải quyết tranh chấp thương mại khi có tranh chấp thương mại với các nước khác.

- Được hưởng chế độ ưu đãi thuế quan phổ cập (GSP) với vị thế của nước đang phát triển.

Đây là những yếu tố quan trọng để Việt Nam phát huy những lợi thế về tài nguyên và lao động, thâm nhập vào thị trường quốc tế và nhập khẩu những yếu tố cần thiết phục vụ quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

Thứ hai, tăng cường thu hút đầu tư nước ngoài. Khi chưa phải là thành viên của WTO, với những lợi thế về tài nguyên, nhân lực, vị trí địa lý và sự ổn định chính trị - xã hội. Việt Nam đã thu hút được một lượng đầu tư nước ngoài vào phát triển kinh tế của đất nước. Song trong điều kiện cạnh tranh ngày càng trở nên gay gắt, việc trở thành thành viên của WTO sẽ tạo ra những điều kiện thuận lợi hơn trong việc thu hút đầu tư nước ngoài. Trở thành thành viên của WTO sẽ thúc đẩy quá trình cải thiện môi trường đầu tư nhằm tăng cường thu hút các nguồn đầu tư trong và ngoài nước vào phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.

Hội nhập kinh tế quốc tế thông qua việc tham gia vào WTO làm cho hệ thống pháp luật của Việt Nam phù hợp hơn với thông lệ quốc tế. Những chính sách minh bạch rõ ràng và việc thực hiện các cam kết thương mại quốc tế trong khuôn khổ WTO là những cơ sở quan trọng để thu hút đầu tư nước ngoài. Mặt khác, Việt Nam còn có cơ hội thu hút sự hỗ trợ tài chính và tín dụng cho phát triển kinh tế. Với vị thế của nước đang phát triển, sự hấp dẫn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam không phải chỉ nhờ có nguồn tài nguyên đa dạng, nhân lực dồi dào, giá nhân công rẻ và nhân công có khả năng tiêp thu những kỹ thuất mới, thị trường có tiềm năng lớn, mà còn tận dụng vị thế xuất xứ hàng hóa ưu đãi cho nước đang phát triển trong WTO.

Thứ ba, cải thiện cơ chế giải quyết tranh chấp. Các giống lúa chất lượng cao ngày càng được sản xuất nhiều hơn tại An Giang. Một trong những thiết chế quan trọng của WTO là định ước giải quyết tranh chấp. Định ước này xác định rõ quy trình và thủ tục giải quyết tranh chấp thương mại giữa các nước thành viên. Điều

đáng chú ý là quy trình và thủ tục này bảo đảm bình đẳng về nguyên tắc cho các nước nghèo trong giải quyết tranh chấp thương mại với các nước lớn.

Trong thời gian qua, Việt Nam đã phải đương đầu với các tranh chấp thương mại với một số nước lớn (vụ kiện thương hiệu cá da trơn và vụ kiện bán phá giá tôm ở Mỹ, vụ kiện bán phá giá xe đạp và giầy ở EU; vụ kiện bán phá giá bật lửa ga ở Hàn Quốc,...). Việt Nam đã gặp nhiều khó khăn trong việc giải quyết các tranh chấp đó và phải chịu sự áp đặt bất bình đẳng của phía nước ngoài. Khi có đủ vị thế là nước thành viên WTO, Việt Nam sẽ được quyền tham gia vào các cuộc thảo luận, đàm phán quốc tế để bảo vệ quyền lợi của mình.

Thứ tư, thúc đẩy cải cách kinh tế trong nước. Hai mươi năm thực hiện công cuộc đổi mới đã đem lại cho Việt Nam nhiều thành tựu to lớn. Tuy nhiên, để nhanh chóng thóat khỏi tình trạng nước nghèo và kém phát triển, công cuộc đổi mới ở Việt Nam cần tiếp tục được thực hiện sâu rộng hơn nữa . Việc gia nhập WTO sẽ là động lực bên ngoài thúc đẩy mạnh mẽ cải cách trong nước. Bởi vì, việc thực hiện những cam kết và luật lệ của WTO sẽ củng cố mạnh mẽ và tăng tốc độ cải cách trong nước. Nhân tố WTO sẽ đưa công cuộc cải cách trong nước phát triển mạnh mẽ đến mức mà những tác động trong nước khó đạt được. Gia nhập WTO, Việt Nam phải cam kết áp dụng và giám sát hệ thống luật của mình theo những nguyên tắc quốc tế:

minh bạch, hợp lý, công bằng và đồng bộ. Gia nhập WTO, Việt Nam phải tăng cường thực hiện cải cách kinh tế vĩ mô để vừa đáp ứng được những yêu cầu của quá trình tự do hóa thương mại, vừa tranh thủ được những lợi ích mà nó mang lại.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Những điều chỉnh chính sách thương mại quốc tế của Trung Quốc từ sau khi gia nhập WTO đến nay và gợi ý với Việt Nam (Trang 81 - 85)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)