Những bài học kinh nghiệm

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Những điều chỉnh chính sách thương mại quốc tế của Trung Quốc từ sau khi gia nhập WTO đến nay và gợi ý với Việt Nam (Trang 89 - 93)

CHƯƠNG 3 BÀI HỌC KINH NGHIỆM RÚT RA CHO VIỆT NAM

3.2. Những bài học kinh nghiệm

Từ những nghiên cứu về Trung Quốc, tôi xin đưa ra một số kiến nghị cho chính sách của Việt Nam như sau:

3.3.1. Chuyển hướng sang chiến lược hội nhập

Kinh nghiệm của Trung Quốc cho thấy việc tập trung chiến lược hướng vào xuất khẩu đã làm tăng tính hiệu quả của nền kinh tế và tạo nên tăng trưởng kinh tế trong suốt thời gian cải cách đến nay. Thế nhưng trong trào lưu của thế kỷ XXI, tất cả các nước đều hướng vào chiến lược hội nhập. Việt Nam cũng không nên thoát khỏi quy luật này.

Việt Nam trong thời gian vừa qua cũng đã dành một khối lượng đầu tư nhà nước cũng như tín dụng ưu đãi rất lớn vào các ngành thay thế nhập khẩu như mía đường, xi măng v.v… Ngoài ra, chính phủ cũng dựng nên một hàng rào bảo hộ, tuy nhiên chính phủ vẫn còn duy trì một mức độ bảo hộ nhất định.

Chẳng hạn, ngành ô tô. Đây thực sự không phải là “cái được” của ta trong cam kết gia nhập (theo nghĩa vẫn giữ được một mức độ bảo hộ) mà phải coi đây như một trở ngại trong việc nâng cao khả năng cạnh tranh của các ngành thay thế nhập khẩu. Do vậy trong thời gian tới, chính phủ nên nghĩ tới khả năng đẩy nhanh hơn nữa tiến trình dỡ bỏ hàng rào bảo hộ so với cam kết WTO.

Đối với một số ngành nhất định, thực sự cần thiết phải phát triển trong nước (chứ không dựa vào nhập khẩu xét về mặt dài hạn) thì có thể cần phải bảo hộ, nhưng thời gian bảo hộ phải được xác định và đi kèm với việc giám sát sự phát triển của ngành được bảo hộ xem có đáp ứng được kỳ vọng của chính phủ hay không.

3.3.2. Chuyển hướng cơ cấu xuất khẩu sang các ngành sử dụng công nghệ hiện đại, giá trị gia tăng cao

Trong thời gian qua, nhờ thực hiện một loạt biện pháp như bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ, bảo vệ các sản phẩm có thương hiệu, thúc đẩy các doanh nghiệp trong và ngoài nước tăng cường đổi mới công nghệ và các hoạt động R&D, Trung Quốc đã thành công trong việc cải thiện cơ cấu hàng xuất khẩu theo hướng gia tăng tỷ trọng các sản phẩm có giá trị gia tăng cao như sản phẩm cơ điện, sản phẩm sử dụng kỹ thuật cao mới.

Hiện nay, cơ cấu xuất khẩu của Việt Nam vẫn chưa được cải thiện nhiều, chủ yếu là tài nguyên, nông sản và các sản phẩm chế tạo thâm dụng lao động có giá trị gia tăng thấp. Từ kinh nghiệm của Trung Quốc, Chính phủ Việt Nam cũng cần đẩy mạnh phát triển các ngành xuất khẩu có giá trị gia tăng cao thông qua các biện pháp đổi mới công nghệ. Một mặt, cần phải thu hút các TNCs vào các ngành hướng về xuất khẩu vì họ có bề dày công nghệ và có thể giúp Việt Nam tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu. Tuy nhiên, để có thể nâng cao nấc thang giá trị trong chuỗi giá trị toàn cầu này, Việt Nam cần phải đáp ứng yêu cầu về hạ tâng cơ sở và nguồn nhân lực chất lượng cao. Nếu không, các TNCs cũng chỉ dừng lại ở khâu gia công, lắp ráp có giá trị gia tăng thấp.

Mặt khác, đối với các doanh nghiệp trong nước còn yếu về tiềm lực tài chính, Chính phủ cần có các chính sách hỗ trợ tăng cường đổi mới công nghệ. Một khuôn khổ pháp lý bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ là không thể thiếu được nhằm đảm bảo lợi ích cho các doanh nghiệp đầu tư vào các hoạt động nghiên cứu và phát triển sản phẩm mới.

3.3.3. Hạn chế xuất khẩu tài nguyên, các mặt hàng sử dụng nhiều năng lượng, ô nhiễm môi trường

Trước tình hình tài nguyên trên thế giới đang ngày càng cạn kiệt và để đáp ứng tăng trưởng cao của nền kinh tế, Trung Quốc đang thi hành chính

sách hạn chế xuất khẩu tài nguyên (đất hiếm, than đá, dầu thô v.v…) và các mặt hàng sử dụng nhiều năng lượng, ô nhiễm môi trường như tăng thế xuất khẩu, xóa bỏ trợ cấp xuất khẩu.

Trong khi đó, Việt Nam dường như lại đang làm ngược lại. Nhưng năm gần đây, sản lượng xuất khẩu than đá, dầu thô và các tài nguyên vẫn chưa có dấu hiệu dừng lại, trong khi các nhà khoa học dự báo là nguồn tài nguyên sẽ cạn kiệt trong một thời gian ngắn. Nhiều nhà khoa học và đại biểu Quốc hội đã lên tiếng cảnh báo nhưng những nỗ lực cải thiện tình hình là rất hạn chế, Đã đến lúc Chính phủ cần phải quyết liệt ngăn chặn tình trạng chảy máu tài nguyên như vậy trước khi quá muộn. Ngoài ra, các cơ quan chức năng cũng cần phải rà soát các ngành xuất khẩu đang sử dụng công nghệ tiêu dùng quá mức năng lượng và các ngành xuất khẩu gây ô nhiễm môi trường để đưa ra các biện pháp hạn chế phát triển các ngành này như hiện nay Trung Quốc đang làm vì Việt Nam cũng đang bị mất cân đối nghiêm trọng giữa nhu cầu và sản xuất năng lượng và tình trạng ô nhiễm môi trường do rác thải công nghiệp đang ngày càng gia tăng.

3.3.4. Nhập khẩu công nghệ tiên tiến

Trung Quốc đã từng thực hiện chính sách tự cường về công nghệ. Theo đó hạn chế dòng đầu tư FDI và nhập khẩu công nghệ nước ngoài nhằm kích thích công nghệ trong nước phát triển. Tuy nhiên, chính sách này tỏ ra sai lầm và hệ quả là nhiều ngành công nghiệp được bảo hộ ở Trung Quốc có trình độ công nghệ lạc hậu và hiệu quả kinh tế thấp so với công nghệ tiên tiến của các nước phát triển. Trong gia đoạn cải cách theo hướng tự do hóa đầu tư và thương mại, Trung Quốc đã thành công trong việc nâng cao năng lực công nghệ trong nước thông qua việc thu hút các TNCs và có các biện pháp hỗ trợ

các doanh nghiệp trong nước nhập khẩu công nghệ tiên tiến từ các nước phát triển hàng đầu như Mỹ, Anh, Pháp, Đức và Nhật Bản.

Hiện nay, Việt Nam nhập khẩu công nghệ chủ yếu từ Trung Quốc do giá thành rẻ, phù hợp với tiềm lực tài chính hạn chế của các doanh nghiệp trong nước. Hệ quả là các sản phẩm có sức cạnh tranh thấp, tiêu tốn nhiều năng lượng và gây ô nhiễm môi trường. Chính phủ cần có chính sách hỗ trợ các doanh nghiệp về tín dụng, thuế để nhập khẩu công nghệ nguồn từ các quốc gia phát triển có thế mạnh công nghệ trên. Điều này sẽ nâng cao năng lực cạnh tranh về mặt dài hạn cho nền kinh tế.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Những điều chỉnh chính sách thương mại quốc tế của Trung Quốc từ sau khi gia nhập WTO đến nay và gợi ý với Việt Nam (Trang 89 - 93)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)