Những điều chỉnh trong chính sách thương mại quốc tế của Trung Quốc từ sau khi gia nhập WTO đến nay

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Những điều chỉnh chính sách thương mại quốc tế của Trung Quốc từ sau khi gia nhập WTO đến nay và gợi ý với Việt Nam (Trang 48 - 65)

CHƯƠNG 2 ĐIỀU CHỈNH CHÍNH SÁCH THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ

2.3. Những điều chỉnh trong chính sách thương mại quốc tế của Trung Quốc từ sau khi gia nhập WTO đến nay

Năm 2003, Đại hội Đại biểu toàn quốc khoá 3 lần thứ XVI ĐCS Trung Quốc đã chỉ rõ quan điểm phát triển: “kiên trì lấy dân làm gốc, xây dựng quan điểm phát triển bền vững toàn diện, hài hoà”. Để đáp ứng yêu cầu này, Trung Quốc cần phải chuyển đổi phương thức phát triển kinh tế, lấy tăng trưởng sâu để phát triển bền vững. Thương mại quốc tế của Trung Quốc cũng có nhu cầu cấp thiết trong việc chuyển đổi phương thức tăng trưởng. Từ khi cải cách mở cửa đến nay, thương mại quốc tế của Trung Quốc phát triển rất nhanh, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu đứng vào top những nước dẫn đầu trên thế giới.

Xét về số lượng thương mại và kim ngạch thương mại, Trung Quốc đã trở thành một nước lớn về thương mại. Thế nhưng thương mại quốc tế của Trung Quốc lớn nhưng không ưu, còn tồn tại nhiều vấn đề như: sự mất cân đối nghiêm trọng trong cơ cấu thương mại, cơ cấu sản phẩm cần được ưu hoá hơn, phương thức tăng trưởng tương đối rộng, phương thức thương mại tương đối lạc hậu v.v… Do vậy, cần phải quán triệt thực hiện quan điểm phát triển khoa

học, tăng nhanh chuyển đổi trong phương thức tăng trưởng thương mại quốc tế, đưa tăng trưởng thương mại quốc tế đi từ phương thức cạnh tranh chủ yếu dựa vào giá cả và số lượng sang nâng cao chất lượng, hiệu quả và ưu hoá cơ cấu, không ngừng cải thiện môi trường thương mại, thúc đẩy thương mại quốc tế tăng cường năng lực trong tăng trưởng kinh tế quốc dân và nâng cao toàn diện chất lượng kinh tế quốc dân, thực hiện phát triển bền vững, toàn diện, hài hoà trong thương mại quốc tế.

Từ năm 2004 trở lại đây, những chính sách thương mại quốc tế cũng xoay quanh mục tiêu chuyển đổi phương thức tăng trưởng thương mại quốc tế.

2.3.1. Việc thực thi các cam kết của Trung Quốc khi tham gia WTO Trung Quốc đã thực hiện một khối lượng lớn với gần 700 cam kết WTO. Nhiều tài liệu do Trung Quốc viết đều cho rằng Trung Quốc đã thực hiện mỹ mãn các cam kết WTO của họ. Trên một khía cạnh nào đó, điều này đúng. Trung Quốc đã rất nghiêm túc trong việc thực hiện phần lớn các cam kết WTO của mình. Đó là việc cắt giảm thuế quan theo từng giai đoạn, trong đó xóa bỏ thuế quan đối với hàng hóa trong khuôn khổ Hiệp định Công nghệ Thông tin (ITA), loại bỏ dần các hạn ngạch nhập khẩu, các giấy phép, các rào cản phi thuế quan khác và mở rộng quyền kinh doanh. Luật mậu dịch ngoại thương đã được sửa đổi ban hành trong tháng 4-2004 quy định về việc quyền kinh doanh được cấp tự động thông qua một quá trình đăng ký cho tất cả doanh nghiệp và cá nhân trong và ngoài nước. Quy định này có hiệu lực trong 6 tháng trước khi tự do hóa đầy đủ đã được dự kiến từ trước theo yêu cầu của Nghị định thư gia nhập WTO của Trung Quốc. Sau khi có sức ép từ Mỹ, mức hạn ngạch thuế quan (TRQs) trên sản phẩm nông nghiệp được bảo hộ đã được nới lỏng phù hợp với cam kết WTO. Trung Quốc đã thực hiện việc điều chỉnh sâu rộng các tiêu chuẩn kỹ thuật quốc gia để phù hợp với các tiêu chuẩn quốc tế. Theo báo cáo của Trung Quốc, nưm 2005, đã có 1.416 tiêu chuẩn quốc gia

được bãi bỏ. Trung Quốc cũng đã sử đổi luật pháp để thực hiện tốt hơn quyền sở hữu trí thuệ phù hợp với cam kết về quyền sở hữu trí tuệ liên quan đến Trung Quốc của WTO (TRIPS).

2.3.2. Hoàn thiện chính sách thuế quan

Chính sách thuế quan trong thời gian này, chủ yếu xoay quanh 3 lĩnh vực:

Thứ nhất, dần từng bước giảm thuế nhập khẩu theo đúng những cam kết với WTO. Theo “Nghị định thư Trung Quốc gia nhập Tổ chức thương mại thế giới”, Trung Quốc lần lượt giảm thuế, mức thuế đến năm 2004 giảm xuống còn 10,4%. Trên thực tế, mức thuế bình quân của Trung Quốc giảm từ 15,3% (năm 2001 – khi bắt đầu nhập WTO) xuống còn 9,9% năm 2005 [88].

Trong đó mức thuế quan bình quân ngành công nghiệp sẽ giảm từ 14,8%

(năm 2001) xuống còn 9% (năm 2005), ngành nông nghiệp từ 23,2% (năm 2001) xuống còn 15,2% (năm 2005). Từ lúc này, Trung Quốc đã hoàn thành lộ trình giảm thuế khi gia nhập WTO.

Thứ hai, chuyển đổi phù hợp với nhu cầu của phương thức tăng trưởng thương mại, trưng thu hoặc tăng thuế xuất khẩu các sản phẩm tài nguyên sử dụng năng lượng cao và có độ ô nhiễm cao. Về lĩnh vực trưng thu hoặc tăng cường thuế xuất khẩu, năm 2003, Trung Quốc đánh thuế xuất khẩu vào 36 mặt hàng chủ yếu là các sản phẩm phi kim loại sắt, khoáng sản tinh luyện, trong đó có 23 mặt hàng đã tiến hành đánh thuế giá bán lẻ hoặc giảm thuế thông qua hình thức thu thuế tạm thời v.v…16 mặt hàng xoá bỏ thuế quan và 6 mặt hàng thuế quan dưới 10%. Từ năm 2005 trở lại đây, Trung Quốc đã xoá bỏ phần lớn việc trợ cấp xuất khẩu với phần lớn những sản phẩm tài nguyên sử dụng nguồn năng lượng cao và ô nhiễm cao. Để tăng cường hơn nữa việc áp chế xuất khẩu, Trung Quốc còn nhiều lần trưng thu và tăng thuế xuất khẩu đối với một số sản phẩm.

Thứ ba, để bảo đảm nguồn cung thị trường nội địa, mở rộng nhập khẩu, Trung Quốc chủ động giảm thuế nhập khẩu đối với các sản phẩm tài nguyên, các sản phẩm kỹ thuật quan trọng và các sản phẩm thiết bị kỹ thuật tiên tiến.

Về phương diện thuế nhập khẩu, để khích lệ hơn nữa việc nhập khẩu các thiết bị kỹ thuật tiên tiến, năng lượng, nguyên vật liệu và các sản phẩm tiêu dung có nhu cầu cao trong thị trường trong nước, đồng thời với việc cắt giảm thuế quan theo đúng lộ trình cam kết với WTO, Trung Quốc còn giảm thuế nhập khẩu đối với rất nhiều sản phẩm bằng hình thức thu thuế tạm thời. Hiện nay, Trung Quốc tiến hành thu thuế tạm thời với hơn 600 mặt hàng chủ yếu bao gồm các sản phẩm tài nguyên năng lượng như than, dầu, nhiên liệu v.v… các sản phẩm quan trọng hoặc các linh phụ kiện quan trọng như động cơ diesel v.v…

2.3.3. Hoàn thiện chính sách giảm thuế đầu vào cho các mặt hàng xuất khẩu

Cùng với việc mở rộng thương mại quốc tế, đặc biệt là mở rộng quy mô xuất khẩu, cơ chế giảm thuế đầu vào cho các mặt hàng xuất khẩu của Trung Quốc cũng bộ lộ nhiều điểm yếu. Chủ yếu là, cơ chế giảm thuế đầu vào cho các mặt hàng xuất khẩu không có lợi cho việc tăng cường cải cải thế chế thương mại, kết cấu giảm thuế đầu vào cho các mặt hàng xuất khẩu không thể phù hợp với nhu cầu của kết cấu ưu hoá ngành nghề, cơ chế chịu trách nhiệm trong quá trình giảm thuế đầu vào cho các mặt hàng xuất khẩu còn nhiều chỗ bất hợp lý v.v… Chính những vấn đề này đã khiến cho nguồn trợ cấp xuất khẩu không được bảo đảm, vấn đề trợ cấp trở nên nghiêm trọng. Theo thống kê, tính đến cuối năm 2003, tổng số tiền trợ cấp của các doanh nghiệp xuất khẩu là hơn 200 tỷ NDT, điều này ảnh hưởng lớn đến việc kinh doanh của các doanh nghiệp và sự phát triển của thương mại quốc tế, cũng tổn hại đến hình tượng và lòng tin vào nhà nước. Năm 2004, Quốc vụ viện Trung Quốc quyết

định tiến hành cải cách cơ chế giảm thuế đầu vào cho các mặt hàng xuất khẩu, đưa ra nguyên tắc cải cách mới là “không nợ mới, hoàn nợ cũ, hoàn thiện cơ chế, cùng nhau gánh vác trách nhiệm, phát triển cải cách, thúc đẩy phát triển” [86]. Đến năm 2005, tiến hành điều chỉnh tỷ lệ trợ cấp xuất khẩu. Từ đó đến nay đã nhiều lần điều chỉnh lớn tỷ lệ trợ cấp các sản phẩm xuất khẩu.

a. Cải cách cơ chế chia sẻ trách nhiệm của Trung ương và địa phương trong trợ cấp xuất khẩu

Tính theo số liệu trợ cấp xuất khẩu thực tế của Trung Quốc năm 2003, từ năm 2004 trở đi Trung ương và địa phương cùng nhau gánh vác trách nhiệm trợ cấp với tỷ lệ 75:25. Sau khi biện pháp này được đưa ra, mặc dù có giảm áp lực tài chính của Trung ương, nhưng ở một trình độ nhất định, việc điều động các cơ quan địa phương tham gia vào việc quản lý trợ cấp tuy có mang tính tích cực nhưng lại nảy sinh nhiều vấn đề mới: chủ yếu là sự gánh vác trách nhiệm trợ cấp ở các vùng không giống nhau đặc biệt là những vùng mua lại nguồn hàng của nước ngoài xuất khẩu thì trách nhiệm trợ cấp tương đối lớn, các vùng khác nhau thậm chí còn hạn chế xuất khẩu các sản phẩm thu mua của nước ngoài, hạn chế những hạng mục thu hút đầu tư nước ngoài xuát khẩu v.v… Để giải quyết vấn đề này, Quốc vụ viện quyết định từ năm 2005 trở đi, tỷ lệ chịu trách nhiệm trợ cấp giữa Trung ương và địa phương được điều chỉnh là 92,5:7,5; đồng thời đưa ra những biện pháp quy phạm những vùng và khu vực gánh vác trách nhiệm trợ cấp xuất khẩu, cải tiến phương thức giảm trợ cấp xuất khẩu. Các tỉnh (thành, khu) căn cứ vào tình hình thực tế, tự động chế định biện pháp gách vác trợ cấp từ cấp tỉnh trở xuống, nhưng tuyệt đối cấm không được phân chia trách nhiệm gánh vác việc trợ cấp xuất khẩu xuống các hương trấn và các doanh nghiệp; tuyệt đối không được dùng các biện pháp can thiệp vào sự phát triển thương mại quốc tế như hạn chế xuất khẩu các sản phẩm thu mua của nước ngoài v.v… Ngân sách tài chính

cấp tỉnh sẽ giải quyết vấn đề mất cân bằng trong việc gánh vác trách nhiệm trợ cấp xuất khẩu ở các thành phố trực thuộc cấp huyện. Những biện pháp này phần nào cũng giảm nhẹ những gánh nặng của địa phương trong việc trợ cấp xuất khẩu, đồng thời cũng góp phần xây dựng và phát triển một thị trường lớn thống nhất trong cả nước.

b. Trung Quốc nhiều lần điều chỉnh tỷ lệ trợ cấp xuất khẩu

Quyết định về việc cải cách cơ chế giảm thuế đầu vào cho các mặt hàng xuất khẩu năm 2004 đã chỉ rõ, cơ cấu trợ cấp của các mặt hàng xuất khẩu hiện nay không phù hợp với nhu cầu ưu hoá cơ cấu ngành nghề. Chủ yếu là không có sự khác biệt trong tỷ lệ trợ cấp đối với các mặt hàng xuất khẩu khác nhau.

Do đó, Quốc vụ viện quyết định điều chỉnh tỷ lệ trợ cấp đối với các mặt hàng xuất khẩu. Đối với những mặt hàng khác nhau có tỷ lệ trợ cấp khác nhau. Xoá bỏ việc trợ cấp xuất khẩu đối với những mặt hàng mà Trung Quốc không khích lệ xuất khẩu như dầu thô, gỗ, bột giấy, cashmere,graphite tự nhiên v.v… Điều chỉnh tỷ lệ trợ cấp xuất khẩu từ 5% đến 13% đối với các mặt hàng như bột mì, bột ngô, các loại vịt, thỏ v.v… Điều chỉnh tỷ lệ trợ cấp xuất khẩu từ 5% đến 13% đối với các mặt hàng nông sản phẩm v.v… Từ năm 2006, để tăng cường khống chế xuất khẩu các sản phẩm tài nguyên có độ ô nhiễm cao và tiêu dùng năng lượng cao, tăng cường ưu hoá cơ cấu xuất khẩu, đồng thời khích lệ xuất khẩu các sản phẩm kỹ thuật cao và các sản phẩm có giá trị gia tăng, Trung Quốc phân kỳ và phân lô điều chỉnh và xoá bỏ tỷ lệ trợ cấp xuất khẩu đối với một số sản phẩm tài nguyên có độ ô nhiễm cao và tiêu dùng năng lượng cao; giảm tỷ lệ trợ cấp xuất khẩu đối với những sản phẩm dệt may, nhưng cũng nâng cao tỷ lệ trợ cấp xuất khẩu đối với các sản phẩm thiết bị kỹ thuật quan trọng, sản phẩm IT v.v… Năm 2006 và năm 2007, dựa vào nhu cầu “điều chỉnh đầu tư, thúc đẩy tiêu dùng, giảm thặng dư” của Trung ương [92], Trung Quốc đã ba lần giảm tỷ lệ trợ cấp xuất khẩu trên quy mô lớn.

Trong năm 2008, để đối phó với những biến động trong cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu, giải quyết những khó khăn trong việc xuất khẩu những sản phẩm tập trung lao động cao như quần áo, đồ chơi v.v… ngày 1-8-2008 và ngày 1-11-2008, Trung Quốc lại nâng cao tỷ lệ trợ cấp xuất khẩu đối với một số mặt hàng. Hiện nay, cơ bản xoá bỏ toàn bộ việc trợ cấp xuất khẩu đối vói những sản phẩm tài nguyên có độ ô nhiễm cao và tiêu hao năng lượng cao, tỷ lệ trợ cấp xuất khẩu đối với những mặt hàng tập trung lao động tuỳ chủng loại mà giảm xuống còn 14%, 13%, 11%, 9% (tỷ lệ trợ cấp xuất khẩu bình quân không đến 11%). Trong đó các sản phẩm xoá bỏ việc trợ cấp xuất khẩu chiếm 10% tổng kim ngạch xuất khẩu.

Sau khi cải cách cơ chế trợ cấp xuất khẩu, mỗi năm quy mô trợ cấp xuất khẩu tăng trưởng cùng với sự tăng trưởng của quy mô xuất khẩu.

2.3.4. Giảm hạn ngạch nhập khẩu

Cùng với việc giảm thuế, Trung Quốc tiến hành bãi bỏ mọi biện pháp phi thuế quan như: giảm mạnh phạm vi và chủng loại hàng hoá chịu sự quản lý giấy phép nhập khẩu, hạn ngạch nhập khẩu… do đó đã tạo nhiều cơ hội cho các nước thâm nhập thị trường Trung Quốc. Năm 2002, Trung Quốc có 54 hàng hoá chịu sự quản lý hạn ngạch. Năm 2004, xoá bỏ hạn ngạch nhập khẩu cao su tự nhiên. Năm 2005, xoá bỏ quy định kinh doanh nhập khẩu cao su tự nhiên, lông cừu; chủ động giảm xuống còn 35 mặt hàng chịu sự quản lý hạn ngạch. Đến năm 2006, theo đúng cam kết với WTO, đúng hạn xoá bỏ hạn ngạch thuế nhập khẩu dầu thực vật, chủ động giảm xuống còn 34 sản phẩm chịu quản lý hạn ngạch, và quản lý thương mại quốc doanh đối với 16 mặt hàng như lương thực, bông, dầu thô, ăng – ti – moan (nguyên tố hoá học, ký hiệu Sb). Trong nông nghiệp, ngoài việc quản lý hạn ngạch thuế đối với 6 loại nông sản phẩm, các phương thức quản lý hạn ngạch nhập khẩu khác đều bị xoá bỏ. Tiến hành quản lý thương mại quốc doanh đối với 8 mặt hàng như

tiểu mạch, bông v.v… Chỉ tiến hành quản lý hồ sơ đối với những doanh nghiệp kinh doanh thương mại phi quốc doanh, quản lý giấy phép nhập khẩu đối với 26 mặt hàng như rượu, thuốc, cao su tự nhiên, vật liệu thép v.v… Đến năm 2010, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của Trung Quốc với Mỹ và EU vượt 400 tỷ USD, với Nhật Bản và Hàn Quốc vượt 500 tỷ USD, với ASEAN vượt 250 tỷ USD. Nhưng, một số mặt hàng của Trung Quốc bị hạn chế, đặc biệt là hàng dệt may sẽ chịu áp lực rất lớn, sức cạnh tranh của hàng nông nghiệp và một số ngành chế tạo tăng không đáng kể, nhiều khả năng phải đối phó với sức ép từ các mặt hàng nhập khẩu.

2.3.5. Không ngừng cải thiện cơ cấu sản phẩm xuất nhập khẩu

Thứ nhất, tối ưu hoá cơ cấu sản phẩm xuất khẩu. Nâng cao chất lượng sản phẩm xuất khẩu, trọng điểm là các lĩnh vực kỹ thuật thông tin, dược sinh học, nguồn nguyên vật liệu mới v.v…, phát triển xuất khẩu các sản phẩm có quyền sở hữu trí tuệ và các sản phẩm có thương hiệu. Sử dụng mọi biện pháp khống chế xuất khẩu những sản phẩm sử dụng nhiều nhiều tài nguyên có độ ô nhiễm cao và tiêu dùng năng lượng cao. Khích lệ các doanh nghiệp trong và ngoài nước tăng cường nghiên cứu, ứng dụng và tiêu thụ rộng rãi sản phẩm, khích lệ xuất khẩu những sản phẩm tự nghiên cứu sáng tạo trong các ngành nghề, xây dựng 18 khu vực có nền tảng, sáng tạo để xuất khẩu, sắp xếp nguồn vốn ủng hộ hơn 500 hạng mục trong các ngành kỹ thuật cao. Tăng cường triển khai các công trình nhằm phát triển thương mại quốc tế nhờ khoa học công nghệ.

Ở 25 tỉnh, khu tự trị và thành phố trực thuộc trung ương xây dựng 38 cơ sở sáng tạo để phát triển thương mại quốc tế nhờ khoa học công nghệ. Tạo động lực để cải tạo và nghiên cứu khoa học kỹ thuật sâu hơn nữa. Những điều này đem lại điều kiện thuận lợi để thúc đẩy xuất khẩu các sản phẩm kỹ thuật cao và các sản phẩm cơ điện. Từ năm 2001 đến năm 2007, xuất khẩu các sản

phẩm cơ điện tăng từ 44,6% lên đến 57,6%, xuất khẩu các sản phẩm kỹ thuật cao mới tăng từ 17,5% lên 28,6%.

Nguồn: Tổng cục Thống kê Trung Quốc (2008)

Hình 2.1: Tình hình cơ cấu các sản phẩm xuất khẩu của Trung Quốc từ năm 2001-2007 (%)

Việc xuất khẩu các sản phẩm gây hại cho môi trường và tài nguyên giảm mạnh. Dưới sự đồng lòng nỗ lực của các ban ngành, Trung Quốc đã bỏ được 1.115 mục hoàn (miễn) thuế xuất khẩu cho các sản phẩm tài nguyên có độ ô nhiễm cao, sử dụng nhiều năng lượ4ng, bắt đầu trưng thu thuế xuất khẩu với hơn 300 mặt hàng. Đến năm 2007, lượng xuất khẩu mặt hàng có nguyên tố đất hiếm (như lantan, xori…) giảm 12% so với năm 2002; lượng xuất khẩu mặt hàng có Flo giảm 49%, lượng xuất khẩu mặt hàng than đá giảm 37% và lượng xuất khẩu các mặt hàng dầu thô giảm 46%.

Hai là, tích cực mở rộng nhập khẩu. Khích lệ các doanh nghiệp nhập khẩu các sản phẩm thiết bị kỹ thuật tiên tiến, thiết bị bảo vệ môi trường, những linh phụ kiện quan trọng, các sản phẩm năng lượng quan trọng, các nguyên vật liệu mới; mở rộng tiêu thụ trong thị trường trong nước, hạn chế sự leo thang của vật giá. Cơ cấu nhập khẩu không ngừng được ưu hoá. Bằng việc hạ thấp hoặc phá bỏ thuế nhập khẩu cho 354 loại hàng hoá, xoá bỏ việc quản

0 20 40 60 80 100

2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007

Sản phẩm sơ cấp Thành phẩm công nghiệp chế tạo

Sản phẩm cơ điện Sản phẩm kỹ thuật cao mới

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Những điều chỉnh chính sách thương mại quốc tế của Trung Quốc từ sau khi gia nhập WTO đến nay và gợi ý với Việt Nam (Trang 48 - 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)