CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU, CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TÍN CHẤP CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
1.2. Cơ sở lý luận về rủi ro tín dụng tín chấp của Ngân hàng thương mại
1.2.2. Rủi ro tín dụng tín chấp
Thuật ngữ "rủi ro" đã đƣợc nhiều nhà kinh tế học định nghĩa theo nhiều cách thức khác nhau. Knight, Frank H (1921), định nghĩa "Rủi ro là sự bất trắc có thể đo lường được" (trích bởi Lê Thùy Linh, 2015). Nguyễn Văn Tiến (2015) “rủi ro phát sinh trong tương lai gắn liền v i các hoạt động và/hoặc phi hoạt động, dự tính trư c được hoặc không dự tính trư c được”.
Cùng với sự phát triển đa dạng và mang tính hội nhập toàn cầu của các hoạt động kinh tế, hoạt động ngân hàng ngày nay không chỉ đơn thuần là các hoạt động huy động vốn và cung cấp tín dụng. Các ngân hàng thương mại ngày càng trở thành một bộ phận không thể thiếu trong mọi hoạt động kinh tế xã hội khi các dịch vụ ngân hàng phát triển với sự hỗ trợ mạnh của giao dịch điện tử và công nghệ thông tin. Tuy nhiên, sự phát triển đan xen của các hoạt động ngân hàng càng làm tăng nguy cơ xảy ra rủi ro cho các ngân hàng. Rủi ro ngân hàng hiện nay không chỉ là rủi ro tín dụng và rủi ro thanh khoản mà các rủi ro thị trường, rủi ro hoạt động, rủi ro lãi
suất, rủi ro tỷ giá, rủi ro hoạt động ngoại bảng... của ngân hàng cũng có thể gây ra những tác động nghiêm trọng đến hoạt động của ngân hàng và của nền kinh tế.
Hoạt động tín dụng nói chung và tín chấp nói riêng là nghiệp vụ kinh doanh chủ yếu của NHTM, đem lại lợi nhuận lớn nhất nhƣng cũng là loại rủi ro lớn nhất của NHTM. Rủi ro tín dụng tín chấp hay gọi tắt là rủi ro tín chấp (RRTC) đƣợc đề cập ở đây là rủi ro trong hoạt động cho vay, cấp tín chấp của NHTM. Theo quan niệm của Ủy ban Basel (2000) thì “Rủi ro tín dụng là khả năng khách hàng vay hoặc bên đối tác của ngân hàng không thực hiện đúng cam kết đã thỏa thuận”.
Theo khái niệm này thì rủi ro tín dụng tín chấp có phạm vi khá rộng, không chỉ trong quan hệ tín chấp giữa ngân hàng với khách hàng mà trong cả các hoạt động khác nhƣ đầu tƣ, phái sinh mà ngân hàng thực hiện.
Tại Điều 3, Thông tƣ số 02/2013/TT-NHNN ngày 21/1/2013 của Ngân hàng Nhà nước nêu rõ: “Rủi ro tín dụng tín chấp trong hoạt động ngân hàng (sau đây gọi tắt là rủi ro tín chấp) là tổn thất có khả năng xảy ra đối với nợ của Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài do khách hàng không thực hiện, hoặc không có khả năng thực hiện một phần hay toàn bộ nghĩa vụ của mình theo cam kết”.
RRTC là một trong những loại rủi ro lâu đời nhất, quản lý và phòng ngừa khó khăn nhất, đòi hỏi ngân hàng phải có những giải pháp đồng bộ, hữu hiệu để ngăn ngừa và giảm thiểu tối đa những thiệt hại có thể xảy ra. Rủi ro tín dụng tín chấp không chỉ hiểu là rủi ro trong khi từng khách hàng không trả đƣợc nợ, mà còn đƣợc nhìn nhận đối với toàn bộ danh mục tín dụng tín chấp của ngân hàng.
Rủi ro danh mục tín dụng tín chấp là khả năng toàn bộ danh mục tín chấp gây tổn thất lớn hơn mức cho phép. Nếu ngân hàng quản lý rủi ro tốt, các món cho vay tín chấp đều thu hồi đƣợc đầy đủ hoặc tổn thất nằm trong ngƣỡng cho phép, tổn thất của toàn danh mục sẽ không làm giảm lợi nhuận của cả ngân hàng. Rủi ro tín chấp gắn liền với hoạt động rất quan trọng, có quy mô không nhỏ của NHTM – hoạt động tín chấp. Rủi ro tín chấp là “bạn đường trong kinh doanh”, có thể phòng ngừa, hạn chế chứ không thể loại trừ. Chính vì vậy, rủi ro dự kiến luôn đƣợc xác định
trong chiến lƣợc hoạt động chung của NHTM.
1.2.2.2. Đặc điểm của rủi ro tín dụng tín chấp
Nghiên cứu những đặc điểm cơ bản của RRTC có ý nghĩa rất quan trọng đối với việc xác định, đo lường, quản lý và kiểm soát nó. RRTC có những đặc điểm sau:
RRTC mang tính chất gián tiếp
Đặc điểm này xuất phát từ nguyên nhân là trong quan hệ tín dụng, ngân hàng chuyển giao quyền sử dụng vốn cho KH trong một thời gian nhất định nên những thiệt hại, thất thoát về vốn xảy ra trước hết là trong quá trình sử dụng vốn của KH.
Biểu hiện rõ ràng của đặc điểm này là trong thực tế, ngân hàng thường là biết sau cũng nhƣ không đầy đủ và chính xác những khó khăn, thất bại trong hoạt động kinh doanh của khách hàng có thể gây RRTC.
Xuất phát từ đặc điểm này, biện pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín chấp hiệu quả là cần tập trung nghiên cứu thông tin về KH, thiết lập hệ thống thông tin theo dõi dấu hiệu rủi ro, xây dựng và đảm bảo mối quan hệ minh bạch giữa cán bộ tín dụng (CBTD) và KH vay vốn.
RRTC có tính chất đa dạng và phức tạp
Đặc điểm này biểu hiện ở sự đa dạng, phức tạp của nguyên nhân, hình thức, hậu quả của RRTC. Đây là đặc điểm tất yếu do đặc trƣng ngân hàng là trung gian tài chính kinh doanh tiền tệ, đây cũng là hệ quả của đặc điểm thứ nhất vì mối liên hệ gián tiếp với RRTC khiến sự đa dạng và phức tạp của RRTC đối với ngân hàng càng thể hiện rõ ràng.
Nhận thức và vận dụng đặc điểm này, khi thực hiện phòng ngừa và hạn chế rủi ro cần áp dụng đồng bộ nhiều biện pháp, không chủ quan với bất cứ một dấu hiệu rủi ro nào. Bên cạnh đó, trong quá trình xử lý hậu quả, cần xuất phát từ nguyên nhân bản chất và hậu quả của rủi ro để đƣa ra biện pháp phù hợp.
Rủi ro tín chấp có tính tất yếu vì nó luôn luôn gắn liền với sự vận động của nền kinh tế thị trường
Trong nền kinh tế thị trường, người sản xuất kinh doanh không thể biết trước
được thị trường sẽ tiêu thụ sản phẩm của họ với số lượng bao nhiêu và giá cả như thế nào, vì vậy chỉ khi họ sản xuất xong và đưa sản phẩm vào thị trường tiêu thụ họ mới biết họ thành công hay thất bại. Nếu thành công họ sẽ trả nợ cho ngân hàng đúng hạn, nếu thất bại việc trả nợ sẽ khó khăn và gây rủi ro cho ngân hàng cho vay.
Hơn nữa còn nhiều yếu tố khác tác động như: thiên tai, dịch hoạ, chiến tranh, người ký hợp đồng gặp khó khăn…. đều có thể gây tai họa cho nhà sản xuất. Do đó ngân hàng cần chủ động có các biện pháp thích hợp xử lý vấn đề thông tin không cân xứng để đối phó với rủi ro, đo lường rủi ro cũng như để xác định giá khoản vay cho phù hợp.
1.2.2.3. Nguyên nhân rủi ro tín dụng tín chấp
Do những yếu kém của cán bộ tín dụng
Rủi ro do cán bộ tín dụng tính toán không chính uy tín của Khách hàng xin vay tín chấp. Cán bộ tín dụng không nắm rõ đặc điểm của ngành mà mình đang cho vay, hoặc do chính cán bộ tín dụng cố ý cho vay, dù đã tính toán được phương án xin vay không có hiệu quả, tính khả thi thấp, điều này sẽ gây ra rủi ro lớn cho ngân hàng.
Đạo đức của cán bộ là một trong các yếu tố tối quan trọng để giải quyết vấn đề hạn chế rủi ro tín chấp. Một cán bộ kém về năng lực có thể bồi dƣỡng thêm, nhƣng một cán bộ tha hóa về đạo đức mà lại giỏi về mặt nghiệp vụ thì thật vô cùng nguy hiểm khi đƣợc bố trí trong công tác tín chấp, hoạt động vốn tiềm ẩn nhiều rủi ro.
Thiếu giám sát và quản lý sau khi cho vay tín chấp
Các ngân hàng thường có thói quen tập trung nhiều công sức cho việc thẩm định trước khi cho vay mà nới lỏng quá trình kiểm tra, kiểm soát đồng vốn sau khi cho vay. Khi ngân hàng cho vay thì khoản cho vay cần phải đƣợc quản lý một cách chủ động để đảm bảo sẽ đƣợc hoàn trả. Theo dõi nợ là một trong những trách nhiệm quan trọng nhất của cán bộ tín dụng nói riêng và của ngân hàng nói chung. Việc theo dõi hoạt động của khách hàng vay nhằm tuân thủ các điều khoản đề ra trong hợp đồng tín chấp giữa khách hàng và ngân hàng nhằm tìm ra những cơ hội kinh doanh mới và mở rộng cơ hội kinh doanh. Tuy nhiên trong thời gian qua các NHTM chƣa thực hiện tốt công tác này.
Lỏng lẻo trong công tác kiểm tra nội bộ các ngân hàng
Kiểm tra nội bộ có điểm mạnh hơn thanh tra NHNN ở tính thời gian vì nó nhanh chóng, kịp thời ngay khi vừa phát sinh vấn đề và tính sâu sát của người kiểm tra viên, do việc kiểm tra được thực hiện thường xuyên cùng với công việc kinh doanh. Nhưng thời gian trước đây, công việc kiểm tra nội bộ của các ngân hàng hầu nhƣ chỉ tồn tại trên hình thức. Kiểm tra nội bộ cần phải đƣợc xem nhƣ hệ thống
“thắng” của cỗ xe tín dụng nói chung và tín chấp nói riêng. Cỗ xe càng lao đi với vận tốc lớn thì hệ thống này càng phải an toàn, hiệu quả thì mới tránh cho cỗ xe khỏi đi vào những ngã rẽ rủi ro vốn luôn luôn tồn tại thường trực trên con đường đi tới.
Tình hình tài chính khách hàng yếu kém, thiếu minh bạch
Năng lực tài chính là nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến hoạt động tín chấp ngân hàng bởi nếu khách hàng có tiềm lực tài chính mạnh, hoạt động kinh doanh ổn định, có uy tín thì khi có biến cố xảy ra, khách hàng có khả năng chống đỡ rủi ro bằng vốn chủ sở hữu và hạn chế ảnh hưởng đến quá trình thực hiện nghĩa vụ với ngân hàng.
Sử dụng vốn sai mục đích, không có thiện chí trong việc trả nợ vay Đa số các doanh nghiệp khi vay vốn ngân hàng đều có các phương án tra nợ cụ thể, khả thi. Số lƣợng các doanh nghiệp sử dụng vốn sai mục đích, cố ý lừa đảo ngân hàng để chiếm đoạt tài sản không nhiều. Tuy nhiên những vụ việc phát sinh lại hết sức nặng nề, liên quan đến uy tín của các cán bộ, làm ảnh hưởng xấu đến các doanh nghiệp khác.
Điều kiện tự nhiên là yếu tố khó dự báo, nó thường xảy ra bất ngờ với thiệt hại lớn nằm ngoài tầm kiểm soát của con người. Vì vậy, khi có thiên tai, dịch họa xảy ra, khách hàng của ngân hàng sẽ có nguy cơ tổn thất lớn, nguồn thu bị ảnh hưởng … Điều đó đồng nghĩa với việc ngân hàng cùng gánh chịu rủi ro với khách hàng của mình. Rủi ro do những diễn biến bất lợi của môi trường tự nhiên là loại rủi ro bất khả kháng và khi nó xảy ra thường đem lại thiệt hại lớn cho các đơn vị kinh doanh
và cho các ngân hàng tài trợ.
Môi trường pháp lý
Pháp luật có nhiệm vụ tạo lập một môi trường pháp lý cho mọi hoạt động sản xuất kinh doanh tiến hành thuận lợi và đạt hiệu quả kinh tế cao. Bất cứ sự không tương xứng của pháp luật nói riêng và môi trường pháp lý nói chung đều có thể đẩy các đơn vị kinh doanh gặp rủi ro trong khi tham gia các quan hệ tài chính … Và quan hệ tín chấp của ngân hàng cũng không thể tránh khỏi các rủi ro mà có thể dẫn tới tổn hại nghiêm trọng.
Môi trường kinh tế
Chính sách kinh tế của Chính phủ thông qua những quy định nhƣ về thuế, tỷ lệ dự trữ, phòng trừ rủi ro… sẽ gián tiếp gây ảnh hưởng đến hoạt động tín chấp bởi các chính sách này tác động trực tiếp đến hoạt động kinh doanh của các khách hàng của ngân hàng. Khi chính phủ có chính sách ƣu đãi nhƣ giảm thuế, bảo hộ hàng sản xuất trong nước của một ngành nào đó bằng cách đề ra hạn ngạch xuất khẩu, hoặc cấm nhập hay tăng thuế nhập khẩu và ngƣợc lại, đƣa ra chính sách giữ giá hay phá giá đồng nội tệ thì cũng gián tiếp gây ảnh hưởng đến hoạt động tín dụng. Một đất nước mà các chính sách kinh tế thường xuyên thay đổi, khó dự đoán sẽ gây tác động xấu đến hoạt động kinh doanh của các khách hàng và ảnh hưởng đến khả năng trả nợ của khách hàng đối với ngân hàng.