Nguyên nhân của những hạn chế

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị rủi ro tín dụng tín chấp tại ngân hàng TMCP việt nam thịnh vượng chi nhánh bắc ninh (Trang 117 - 124)

CHƯƠNG 2: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.4. Đánh giá thực trạng quản trị rủi ro tín dụng tín chấp tại Ngân hàng TMCP Việt

3.4.3. Nguyên nhân của những hạn chế

*Nguyên nhân từ phía khách hàng

Đối với khách hàng doanh nghiệp, một thực trạng chung hiện nay ở Việt Nam là rất nhiều doanh nghiệp không tuân thủ nghiêm chế độ báo cáo tài chính hoặc bản thân họ chƣa nhận thấy tầm quan trọng và ý nghĩa của việc lập báo cáo tài chính một cách bài bản. Do vậy hầu hết các báo cáo tài chính gửi ngân hàng đều có chất lƣợng kém, không phản ánh đúng thức trạng tài chính và hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Điều này gây khó khăn cho ngân hàng trong việc phân tích, đánh giá thực trạng khách hàng và mất thời gian để tìm hiểu và xác định lại các nội dung trong báo cáo tài chính của doanh nghiệp. Thêm nữa, hiện nay rất ít doanh nghiệp thực hiện kiểm toán báo cáo tài chính. Thông thường chỉ các doanh nghiệp nhà nước bị bắt buộc kiểm toán thì mới thuê kiểm toán tài chính độc lập, còn lại phần lớn doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp vừa và nhỏ không thực hiện kiểm toán báo cáo tài chính. Do vậy, ngân hàng khó phát hiện các sai sót trong việc chấp hành chế độ kế toán của những doanh nghiệp này, dẫn đến thông tin sử dụng phân tích khách hàng không chính xác.

Đối với khách hàng cá nhân, tâm lý người Việt Nam là không muốn công

khai thông tin về cá nhân, do vậy việc thu thập thông tin cá nhân cũng rất khó khăn cho ngân hàng. Ngoài ra tình trạng khách hàng không trung thực, cố tình gian lận thông tin và hồ sơ vay vốn giả để lừa tiền từ phía ngân hàng, khiến cho Chi nhánh khó khăn trong quá trình thẩm định, cấp tín chấp.

*Môi trường kinh tế không ổn định

Sự biến động quá nhanh và không dự đoán được của thị trường thế giới: Nền kinh tế VN vẫn còn lệ thuộc quá nhiều vào sản xuất nông nghiệp và công nghiệp phục vụ nông nghiệp (nuôi trồng, chế biến thực phẩm và nguyên liệu), dầu thô, may gia công,... vốn rất nhạy cảm với rủi ro thời tiết và giá cả thế giới, nên dễ bị tổn thương khi thị trường thế giới biến động xấu. Ngành dệt may trong một số năm gần đây đã gặp không ít khó khăn vì bị khống chế hạn ngạch làm ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp nói riêng và của các ngân hàng cho vay nói chung. Ngành thủy sản cũng gặp nhiều lao đao vì các vụ kiện bán phá giá vừa qua. Không chỉ xuất khẩu, các mặt hàng nhập khẩu cũng dễ bị tổn thương không kém. Mặt hàng sắt thép cũng bị ảnh hưởng lớn của giá thép thế giới. Việc tăng giá phôi thép làm cho một số doanh nghiệp sản xuất thép trong nước phải ngƣng sản xuất do chi phí giá thành rất cao trong khi không tiêu thụ đƣợc sản phẩm.

Nhƣ vậy, nhìn chung, các ngành nghề trong nền kinh tế Việt Nam đều có sự biến động, làm ảnh hưởng đến kết quả sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp, do đó ảnh hưởng đến chất lượng tín chấp của Chi nhánh, đặc biệt là chi nhánh Bắc Ninh với đặc thù Doanh nghiệp cũng nhƣ khách hàng cá nhân đại bộ phận tham gia hoạt động nông nghiệp, kinh doanh hộ cá thể các sản phẩm nông nghiệp, phụ trợ nông nghiệp.

* Môi trường pháp lý chưa thuận lợi

Nguyên nhân từ phía môi trường, chính sách kinh tế và công tác giám sát từ xa của NHNN: các định hướng phát triển của Nhà nước thường xuyên thay đổi, điều chỉnh cơ chế chính sách làm ảnh hưởng đến toàn bộ nền kinh tế. Cơ chế chính sách của Chính phủ, của NHNN về cho vay, bảo đảm tiền vay, xử lý nợ xấu ... còn

nhiều vấn đề chƣa phù hợp với thực tế, đổi mới và chỉnh sửa bổ sung còn chậm.

Quy chế cho vay của NHNN và hướng dẫn của Ngân hàng có điểm quy định thiếu cụ thể, nên khi triển khai thực hiện còn vướng mắc, còn nhiều cách hiểu khác nhau dễ dẫn đến rủi ro.

Luật doanh nghiệp nhà nước chỉ mới quy định doanh nghiệp được dùng tài sản nhà nước để thế chấp nhưng việc xử lý tài sản để thu hồi nợ khi doanh nghiệp không trả đƣợc nợ vay thì không quy định.

Pháp lệnh thống kê đến nay đã bộc lộ nhiều thiếu sót, do chƣa thực sự xử lý nghiêm minh các doanh nghiệp vi phạm pháp lệnh. Thủ tục khởi kiện của ngân hàng còn rườm rà, NHNN chưa khắc phục được công tác giám sát từ xa và thanh tra tại chỗ (tức là duy trì hoạt động phân tích và giám sát liên tục qua mạng máy tính đối với tất cả các TCTD trong hệ thống ngân hàng). Mặt khác, cũng giống các NHTM khác ngân hàng chƣa quen trao đổi thông tin về tình hình khách hàng cho các ngân hàng bạn bởi lý do cạnh tranh nên đến nay hệ thống thông tin tại trung tâm tín dụng NHNN (CIC) chƣa đáp ứng đƣợc nhu cầu của ngân hàng.

* Hoạt động thanh tra, kiểm tra, giám sát chưa hiệu quả của NHNN còn thiếu sót

Năng lực cán bộ thanh tra, giám sát chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu. Nội dung và phương pháp thanh tra, giám sát còn lạc hậu, chậm được đổi mới. Thanh tra tại chỗ vẫn là phương pháp chủ yếu, thanh tra ngân hàng còn hoạt động một cách thụ động theo kiểu xử lý vụ việc đã phát sinh, ít có khả năng ngăn chặn và phòng ngừa rủi ro và vi phạm. Do vậy mà có những sai phạm của NHTM không đƣợc thanh tra NHNN cảnh báo để đến khi hậu quả nặng nề đã xảy ra sau đó mới can thiệp. Mặt khác, cũng giống các NHTM khác, ngân hàng chƣa quen trao đổi thông tin về tình hình khách hàng cho các ngân hàng bạn bởi lý do cạnh tranh nên đến nay hệ thống thông tin tại trung tâm tín dụng NHNN (CIC) vẫn còn chƣa thật sự đáp ứng đƣợc nhu cầu của ngân hàng.

2.4.3.2. Nguyên nhân chủ quan

* Trình độ nhân lực còn hạn chế

Đội ngũ cán bộ nhân viên ngân hàng còn chƣa đồng đều về trình độ, chƣa kịp thời cập nhật thông tin về những thay đổi trong nền kinh tế thị trường, còn thiếu kinh nghiệm hoạt động trong nền kinh tế hàng hóa vận hành theo cơ chế thị trường với nhiều đặc điểm và biến động lớn lao, không ngừng. Nhiều vấn đề mới về lý luận của nền kinh tế thị trường như: kỹ thuật, chiến lược marketing ngân hàng, các vấn đề kinh tế vĩ mô; khả năng phân tích dự đoán thị trường tương lai của cán bộ còn yếu và thiếu. Hơn nữa, việc ngân hàng chƣa thể mạnh dạn phát triển các sản phẩm mới do cán bộ nhân viên chƣa đủ trình độ để phát triển các sản phẩm đó, quảng bá nó tới doanh nghiệp và người tiêu dùng.

Ngoài ra, nghiệp vụ tín chấp là một trong những nghiệp vụ quan trọng nhất của hoạt động ngân hàng và lợi nhuận đem lại từ nghiệp vụ này chiếm một phần không so với nghiệp vụ khách nhƣng nguy cơ rủi ro tín chấp cũng rất cao, vì vậy đòi hỏi cán bộ làm công tác tín dụng phải có đầy đủ năng lực, trình độ chuyên môn cao, có nhiều kinh nghiệm... Thực tế tại VPBank chi nhánh Bắc Ninh, còn một số cán bộ tín dụng chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu của công tác tín dụng nhƣ chƣa có nhiều kinh nghiệm nhiều trong thẩm định hồ sơ tín dụng, trình độ chuyên môn còn hạn chế, chƣa nghiên cứu kỹ các quy trình, quy chế cho vay hiện hành nên đã giải quyết hồ sơ khi chƣa có đủ các điều kiện cho vay theo quy định, sai quy định cho vay hiện hành, chƣa thực hiện hết trách nhiệm trong công tác thẩm định, thu thập hồ sơ, tài liệu, thông tin đối với khách hàng.

Sự tha hóa về đạo đức của một bộ phận nhân viên ngân hàng hiện nay, nhiều khoản vay không đủ điều kiện cho vay nhƣng vì khách hàng có những hành vi đút lót để cán bộ tín đồng ý cho vay, kết quả dẫn đến tại Chi nhánh có những khoản tín dụng không đảm bảo chất lƣợng tín dụng.

* Chưa trú trọng công tác kiểm soát nội bộ

Công tác kiểm tra, kiểm soát nội bộ giữ một vai trò quan trọng trong quản lý kinh doanh ngân hàng nhƣng lại chƣa đƣợc coi trọng. Việc kiểm soát nội bộ có tác

dụng kiểm tra lại các hoạt động của ngân hàng nói chung và hoạt động tín dụng của ngân hàng nói riêng (kiểm tra quá trình ghi chép sổ sách, lập các biểu, báo cáo…) giúp kịp thời phát hiện những sai phạm của bản thân ngân hàng, của cán bộ tín dụng, từ đó có biện pháp ngăn ngừa, xử lý kịp thời, ngân hàng nên chú trọng công tác này.

* Thiếu giám sát và quản lý sau khi cấp tín chấp

Đây cũng là đặc điểm chung của các NHTM trong nước, thường có thói quen tập trung nhiều công sức cho việc thẩm định trước cho vay mà lơi lỏng quá trình kiểm tra, kiểm soát đồng vốn sau khi cho vay. Khi Ngân hàng cho vay thì khoản cho vay cần phải đƣợc quản lý một cách chủ động để đảm bảo đƣợc hoàn trả. Theo dõi nợ là một trong những trách nhiệm quan trọng nhất của cán bộ tín dụng tín chấp và của Ngân hàng nói chung để nhằm đảm bảo Khách hàng tuân thủ những điều khoản đề ra trong hợp đồng tín dụng, tìm ra những cơ hội kinh doanh mới và mở rộng co hội kinh doanh. Tuy nhiên trong thời gian qua Chi nhánh chƣa thực hiện tốt công tác này. Điều này một phần do yếu tố tâm lý ngại gây phiền hà cho khách hàng của các bộ tín chấp, một phần do hệ thống thông tin quản lý phục vụ kinh doanh tại các doanh nghiệp quá lạc hậu, không cung cấp đƣợc kịp thời, đầy đủ thông tin yêu cầu.

* Công tác tư vấn- cảnh bảo hoạt động kinh doanh chưa hiệu quả

Tuy ngân hàng không có chức năng tƣ vấn kinh doanh cho đối tƣợng Khách hàng doanh nghiệp cũng nhƣ tƣ vấn tài chính cho KH cá nhân, tuy nhiên trên cơ sở đánh giá chủ quan về tiền năng cũng nhƣ chỉ số tín chấp trong quá trình thẩm định, bộ phận quản lý rủi ro cần bám sát tƣ vấn và cảnh báo rủi ro cho khách hàng, bởi lẽ, rủi ro của Khách hàng là nguyên nhân mang đến tổn thất cho khoản tín chấp đã cấp.

Tại chi nhánh Bắc Ninh chƣa chú trọng đến công tác tƣ vấn- cảnh bảo hoạt động kinh doanh cho khách hàng. Một khách hàng nếu hoạt động SXKD hay việc làm ăn có hiệu quả, thu đƣợc lợi nhuận cao thì tất nhiên thực hiện các nghĩa vụ đã cam kết đƣợc thực hiện tốt, và điều này giảm nguy cơ gây ra nợ quá hạn cho chi nhánh.

Trên thực tế hiện nay, tại Chi nhánh có rất nhiều trường hợp khách hàng nợ

quá hạn, nợ xấu mà nguyên nhân là do hoạt động kinh doanh của khách hàng không tốt, dẫn đến việc họ không có tiền để trả nợ đúng hạn cho Chi nhánh, thậm chí, nhiều trường hợp phá sản thua lỗ, không trả được nợ và buộc Chi nhánh phải tìm cách truy thu khoản nợ tín chấp bằng hình thức quy đổi sang các tài sản đảm bảo, điều này là điểm rất bất cập cho hình thức vay tín chấp (không sử dụng tài sản đảm bảo).

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3

Chương 3 đã nghiên cứu thực trạng quản trị rủi ro tín chấp tại VPBank – Chi nhánh Bắc Ninh trong giai đoạn 2015 - 2017, từ đó đã chỉ ra đƣợc một số kết quả đạt đƣợc cũng nhƣ những hạn chế còn tồn tại trong hoạt động phòng ngừa rủi ro tín chấp tại Ngân hàng và nguyên nhân dẫn đến rủi ro tín chấp tại Chi nhánh, tạo tiền đề cho việc đƣa ra các giải pháp, kiến nghị để Chi nhánh có thể kiểm soát tốt hơn nữa trong công tác quản trị rủi ro hoạt động tín dụng tín chấp của mình trong giai đoạn nền kinh tế khó khăn nhƣ hiện nay.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị rủi ro tín dụng tín chấp tại ngân hàng TMCP việt nam thịnh vượng chi nhánh bắc ninh (Trang 117 - 124)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(165 trang)