Phương pháp thu thập dữ liệu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị rủi ro tín dụng tín chấp tại ngân hàng TMCP việt nam thịnh vượng chi nhánh bắc ninh (Trang 52 - 56)

CHƯƠNG 2: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.2. Phương pháp thu thập dữ liệu

Để thu thập thông tin phục vụ cho nghiên cứu đề tài, tác giả sử dụng cả dữ liệu sơ cấp và dữ liệu thứ cấp, cụ thể:

2.2.1. Dữ liệu thứ cấp

Việc xác định các tiêu thức dùng để nghiên cứu về “Quản trị rủi ro tín dụng tín chấp tại Ngân hàng TMCP Việt Nam thịnh vƣợng - Chi nhánh Bắc Ninh” dựa trên cơ sở tham khảo các báo cáo tài chính, báo cáo kinh doanh hàng năm của VPBank - Chi nhánh Bắc Ninh; Các báo cáo, nghiên cứu của Ngân hàng nhà nước;

Nguồn số liệu thông tin đăng trên tạp chí chuyên ngành, sách báo, các công trình nghiên cứu của các chuyên gia, thông tin trên Website, các bài viết về quản trị rủi ro tín dụng tại các NHTM Việt Nam và thế giới; Các công trình nghiên cứu của các tác giả đã từng nghiên cứu về Quản trị RRTC… Trong nghiên cứu này, phương pháp tổng hợp, kế thừa đƣợc sử dụng để thu thập các tài liệu và dữ liệu thứ cấp.

2.2.1.1. Các bư c thu thập dữ liệu

Quá trình thu thập dữ liệu được thực hiện thông qua các bước cụ thể mô tả theo hình 2.1 nhƣ sau:

Hình 2.1: Quy trình thu thập dữ liệu thứ cấp Bước 1: Xác định dữ liệu cần có cho quá trình nghiên cứu.

Bước 2: Xác định dữ liệu thứ cấp có thể thu thập từ nguồn bên trong (xác định loại dữ liệu và nơi cung cấp).

Bước 3: Xác định dữ liệu thứ cấp có thể thu thập từ nguồn bên ngoài (loại dữ liệu và nguồn) có thể từ: Thư viện, sách báo, tổ chức thương mại...

Bước 4: Tiến hành thu thập dữ liệu thứ cấp

Bước 5: Tiến hành nghiên cứu chi tiết giá trị dữ liệu thu thập được, gồm có:

Xác định giá trị của dữ liệu, xem lại mục tiêu nghiên cứu và xem xét lại phương pháp đã thực hiện, đánh giá mức độ tin cậy của thông tin thu thập đƣợc.

3. Xác định dữ liệu thứ cấp có thể thu thập từ

nguồn bên ngoài 1. Xác định dữ liệu

cần có cho quá trình nghiên cứu

2. Xác định dữ liệu thứ cấp có thể thu thập từ nguồn bên

trong

4.Tiến hành thu thập dữ liệu thứ cấp

DỮ LIỆU THỨ CẤP

6. Phân loại, thống kê, tổng hợp lại các dữ liệu thứ cấp cần thu

thập từ dữ liệu gốc.

5.Tiến hành nghiên cứu chi tiết giá trị dữ liệu

thu thập đƣợc

Bước 6: Phân loại, thống kê, tổng hợp lại các dữ liệu thứ cấp cần thu thập từ dữ liệu gốc.

2.2.1.2. Tiến hành thu thập dữ liệu thực tế

Thu thập dữ liệu về hoạt động hoạt động cho vay tín chấp của các NHTM thông qua sách báo, tạp chí, mạng Internet.

Thu thập về các hình thức, đặc điểm các hoạt động hoạt động cho vay tín chấp của Chi nhánh thông qua website, tờ rơi tại các điểm giao dịch.

Thu thập dữ liệu về kết quả các hoạt động cho vay tín chấp tại ngân hàng VPBank chi nhánh Bắc Ninh thông qua các báo cáo hoạt động kinh doanh của chi nhánh từ năm 2015 đến năm 2017.

2.2.2. Dữ liệu sơ cấp

Để đánh giá thực trạng Công tác quản trị rủi ro tín chấp của Chi nhánh, bên cạnh dữ liệu thứ cấp đƣợc thu thập và tổng hợp nêu trên, Tác giả đã tiến hành ghi chép các cuộc phỏng vấn, các nhận định, đánh giá cũng như định hướng của các chuyên gia, lãnh đạo chi nhánh. Các dữ liệu đƣợc so sánh, đối chiếu với lý thuyết, với chỉ số ngành nhằm làm rõ Công tác quản trị rủi ro tín chấp hiện nay tại cơ sở.

Tác giả đã thực hiện phỏng vấn ngẫu nhiên 8 chuyên viên, lãnh đạo trực tiếp làm việc tại các phòng, ban của chi nhánh (câu hỏi phỏng vấn đƣợc trình bày trong phụ lục số 01). Từ cuộc phỏng vấn có thể rút ra những nhận định khách quan về công tác quản trị rủi ro tín chấp tại Chi nhánh. Qua đó, đề xuất những biện pháp nhằm định hướng, hoàn thiện cũng như nâng cao hơn công tác quản tín chấp tại chi nhánh.

Địa điểm diễn ra các cuộc phỏng vấn tại các phòng ban của đối tƣợng tham gia phỏng vấn. Hình thức phỏng vấn là trao đổi trực tiếp. Thời gian các cuộc phỏng vấn từ 30 phút đến 40 phút.

2.3. Phương pháp phân tích dữ liệu

Đề tài luận văn sử dụng các phương pháp nghiên cứu định tính kết hợp với định lượng, tổng hợp so sánh như: phương pháp hệ thống hóa lý luận, phương pháp phân tích và tổng hợp dữ liệu để làm rõ tầm quan trọng, mục tiêu, nội dung quản trị

RRTD; phương pháp so sánh, thống kê, phân tích tổng hợp, phương pháp lôgic...

Bên cạnh đó, đề tài còn sử dụng bảng biểu, hình vẽ, sơ đồ để mô phỏng xu hướng biến đổi của các đối tượng và hiện tượng, so sánh đối chứng với các địa phương khác hoặc với các giai đoạn trước để làm rõ vấn đề quản trị RRTD trong tín dụng tín chấp của NHTM trong bối cảnh mới của kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế của Việt Nam hiện nay. Tiến hành so sánh sự phát triển hoạt động quản trị rủi ro tín chấp từ năm 2015 đến năm 2017, để từ đó rút ra đâu là thế mạnh và điểm yếu của Chi nhánh, từ đó đƣa ra các giải pháp phù hợp để phát triển hoạt động quản trị rủi ro tín chấp tại Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vƣợng - CN Bắc Ninh.

CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TÍN CHẤP TẠI NGÂN HÀNG TMCP VIỆT NAM THỊNH VƢỢNG -

VPBANK CHI NHÁNH BẮC NINH

Sau khi đã làm rõ cơ sở lý luận cũng như phương pháp nghiên cứu thì ở chương này tác giả sẽ đi sâu và phân tích bằng số liệu thực tế tại ngân hàng VPBank Chi nhánh Bắc Ninh. Từ đó sẽ có những đánh giá chuẩn xác và chi tiết về Công tác Quản trị rủi ro của VPBank Chi nhánh Bắc Ninh trong hoạt động cho vay tín chấp.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị rủi ro tín dụng tín chấp tại ngân hàng TMCP việt nam thịnh vượng chi nhánh bắc ninh (Trang 52 - 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(165 trang)